Các công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải và biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực khác đến môi trường

Một phần của tài liệu Báo cáo dtm dự Án “Đầu tư xây dựng công trình khai thác quặng laterit làm phụ gia xi măng” tại xã cự nẫm và xã sơn lộc, huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 112 - 118)

3.1 Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong

3.1.2 Các công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải và biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực khác đến môi trường

3.1.2.1 Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động bởi nguồn ô nhiễm liên quan đến chất thải

a. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí

- Các phương tiện vận chuyển vật liệu san nền sẽ có các tấm bạt che phủ vật liệu bên trên nhằm hạn chế tối đa các tác động do bụi khuếch tán.

Ưu điểm của biện pháp: các phương tiện vận chuyển khi được phủ bạt che kín thùng xe sẽ hạn chế được lượng đất đá, vật liệu rơi vãi xuống tuyến đường vận chuyển, gây bẩn các tuyến đường, từ đó hạn chế được lượng bụi cuốn khi các xe chạy qua.

Mức độ khả thi: Biện pháp đơn giản, hoàn toàn có thể thực hiện dễ dàng, chủ dự án sẽ đầu tư ngay từ ban đầu những tấm bạt phủ kèm theo xe.

- Tiến hành san ủi vật liệu, đầm nén ngay khi được tập kết xuống mặt bằng cần thi công.

Ưu điểm của biện pháp: biện pháp này sẽ giảm tối đa sự khuếch tán vật liệu san nền do tác dụng của gió.

Mức độ khả thi: Biện pháp đơn giản, dễ thực hiện và đem lại hiệu quả, chủ Dự án sẽ có bộ phận giám sát thi công, đôn đốc và nhắc nhở công nhân làm việc theo đúng kế hoạch và quy định.

- Áp dụng biện pháp phun ẩm trong quá trình san ủi mặt bằng. Vào những thời điểm có nắng to và gió cần phun ẩm mỗi ngày ít nhất là 2 lần. Tiến hành phun nước trên các đoạn đường gần khu công trường, nơi có các xe vận chuyển vật liệu đi qua. Nguồn nước được cung cấp bao gồm: Sông Đáy, các ao hồ, suối nước chảy trong khu vực.

Ưu điểm của biện pháp: Phun ẩm là biện pháp tối ưu đem lại hiệu quả cao trong việc giảm thiểu bụi phát tán ngay tại nguồn.

Báo cáo ĐTM Dự án: “Đầu tư XDCT khai thác quặng laterit làm phụ gia xi măng tại xã Cự Nẫm và xã Sơn Lộc, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình”

Mức độ khả thi: Hoàn toàn có thể thực hiện được. Chủ Dự án sẽ đầu tư xe tec phun nước tưới đường, vào những ngày nắng nóng, hanh khô, hay có gió to sẽ tăng số lần phun đảm bảo độ ẩm cho các khu vực hoạt động để hạn chế bụi do gió cuốn.

- Giữ nguyên hiện trạng tự nhiên những nơi chưa mở mỏ. Trồng cây phòng hộ dọc hai bên các tuyến đường chính, quanh khu phụ trợ và chu vi mỏ, hành lang phòng hộ rộng 30m để phục vụ an toàn cho khai thác và bảo vệ môi trường… Cụ thể có thể trồng cây keo lá tràm, với mật độ trồng 2 cây/m2, khoảng cách giữa các cây là 3m.

Ưu điểm của biện pháp: đơn giản, dễ thực hiện, vành đai cây xanh được trồng sẽ ngăn cản bụi bay về khu dân cư, tạo cảnh quan hai bên đường, ngăn cách khu khai thác và các khu xung quanh nhằm chống bụi, gió, tiếng ồn. Tuy nhiên cây xanh chỉ giảm được phần nào bụi phát tán ra xa, không hạn chế được bụi phát sinh tại nguồn.

Mức độ khả thi: mức độ thực hiện cao, chủ đầu tư sẽ hợp đồng với cơ quan có chức năng trồng và chăm sóc cây xanh thực hiện.

- Thiết bị máy móc cơ khí sẽ được bảo trì thường xuyên để giảm thiểu khí thải do các phương tiện này thải ra.

Ưu điểm: Đơn giản dễ thực hiện, giảm thiểu được nồng độ bụi và khí độc tăng cao khi tập trung nhiều thiết bị vào cùng một thời điểm.

Mức độ khả thi: Mức độ thực hiện cao, chủ đầu tư sẽ lập lịch bảo trì, bão dưỡng thiết bị, không cho các thiết bị hết hạn sử dụng đưa vào sản xuất.

- Để giảm thiểu ảnh hưởng của bụi tới sức khỏe của công nhân làm việc trong khu mỏ, công ty sẽ trang bị các thiết bị bảo hộ lao động như quần áo bảo hộ lao động, kính. khẩu trang chống bụi vv… theo đúng quy định của nhà nước.

Ưu điểm: Bảo vệ sức khỏe của cán bộ công nhân thi công trực tiếp tại công trường, giảm thiểu được lượng hấp thu bụi và khí qua đường hô hấp của công nhân.

Mức độ khả thi: Đơn giản, dễ thực hiện, chủ đầu tư và nhà thầu bỏ ra một khoản kinh phí để mua sắm các thiết bị bảo hộ lao động cho công nhân.

b. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm đối với nước thải

* Nước thải sinh hoạt:

- Dự án sử dụng nhà vệ sinh di động nên toàn bộ nước thải được lưu trữ trong bồn chứa của nhà vệ sinh di động và được Công ty thuê đơn vị chức năng thu gom định kỳ.

- Trong quá trình thi công xây dựng, Công ty thuê công nhân tại địa phương không ăn, ở lại công trường, mặt khác thời gian XDCB ngắn 0,6 năm. Vì vậy, bố trí nhà vệ sinh di động trên khu vực thi công xây dựng thuận tiện cho CBCNV đi vệ sinh. Công ty sẽ thuê Công ty Dịch vụ Môi trường đô thị đến hút và mang đi xử lý theo quy định.

Đảm bảo nước thải sinh hoạt không phát sinh ra bên ngoài.

* Đối với nước mưa chảy tràn

- Khi tiến hành thi công các hạng mục công trình phục vụ dự án, đồng thời tiến hành song song thi công hệ thống thoát nước mặt.

- Ưu tiên thi công các rãnh thu nước và hố ga lắng cặn trước để thu gom nước mưa chảy tràn có chứa các chất gây ô nhiễm để xử lý trước khi thoát ra ngoài theo mương.

- Xây dựng các hồ lắng.

- Tiến hành nạo vét định kì hố ga thu nước, mương thoát nước.

- Vào mùa mưa, việc đào đắp làm nền, bãi bốc xúc sẽ làm dứt điểm từng bãi.

- Quá trình thi công xây dựng cơ bản chỉ diễn ra trong khoảng 6 tháng, do đó chủ đầu tư nên có kế hoạch lựa chọn thi công vào những tháng mùa khô.

Ưu điểm: Toàn bộ nước nước mưa chảy tràn sẽ được thu gom theo rãnh thu nước đổ về hố ga lắng cặn trước khi xả ra môi trường, giảm thiểu được hàm lượng ô nhiễm do nước mưa chảy tràn kéo theo các chất cặn rắn ra môi trường tiếp nhận. Hơn nữa, việc thi công nếu được thực hiện trong mùa khô thì tác động của nước mưa chảy tràn là hầu như không đáng kể.

Mức độ khả thi: Các biện pháp nêu trên đơn giản, hoàn toàn có thể thực hiện dễ dàng mà vẫn đem lại hiệu quả. Chủ đầu tư chủ động áp dụng.

* Nước xịt rửa bánh xe:

- Lắp đặt hệ thống cầu rửa xe để xịt rửa bánh xe và gầm xe tại điểm đấu nối với tuyến đường vận chuyển ngoài mỏ trước khi ra khỏi công trường vận chuyển từ mỏ về đến các công ty thu mua quặng khoảng 35km để hạn chế đất cát bám vào bánh xe.

Do lượng nước thải này không quá lớn khoảng 3m3/ngày sẽ được dẫn vào hồ lắng để lắng cặn rồi tái sử dụng rửa xe.

c. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm đối với chất thải rắn và CTNH

* Đối với chất thải rắn phát sinh từ hoạt động đào đắp, san lấp nền

- Đối với nguồn thải là chất rắn rơi vãi từ quá trình vận chuyển vật liệu san lấp, biện pháp xử lý hiệu quả nhất là thu gom và cho quay lại làm vật liệu san lấp. Phương án thu gom cụ thể như sau:

+ Thành lập 1 đội vệ sinh thu gom chất thải trong khu vực thi công.

+ Tần suất thu gom là 1 lần/ngày và kéo dài trong thời gian trong suốt tháng thời gian thực hiện công tác san lấp mặt bằng. Thời điểm thu gom là vào buổi chiều, cuối ca làm việc.

+ Chất thải rắn thu gom và tập kết về bãi chứa vật liệu san lấp hoặc đổ thải luôn tại mặt bằng khu vực đang san lấp dở.

+ Quá trình thu gom thực hiện dọc theo tuyến đường vận chuyển vật liệu san lấp và khu vực đang san lấp dở.

Ưu điểm: Với biện pháp đề xuất trên, các vật liệu rơi vãi phát sinh sẽ được thu

Báo cáo ĐTM Dự án: “Đầu tư XDCT khai thác quặng laterit làm phụ gia xi măng tại xã Cự Nẫm và xã Sơn Lộc, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình”

gom toàn bộ và xử lý bằng phương pháp tái sử dụng nên không gây tác động đáng kể tới môi trường xung quanh.

Mức độ khả thi:Các biện pháp nêu trên đơn giản, hoàn toàn có thể thực hiện dễ dàng mà vẫn đem lại hiệu quả. Chủ đầu tư chủ động áp dụng.

* Đối với chất thải rắn phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của công nhân

Với nguồn thải này, khối lượng phát sinh là không lớn, chủ đầu tư thực hiện các biện pháp thu gom xử lý cơ bản: Theo điều 75 Luật bảo vệ môi trường năm 2020, chất thải rắn sinh hoạt (rác thải) phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân được phân loại theo nguyên tắc như sau: chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế; chất thải thực phẩm; chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) khác.

- Lưu giữ rác trong các thùng chưa có nắp đậy, sử dụng 04 thùng chứa loại 60 lít, 02 thùng bố trí tại nhà điều hành (để phân rác tại nguồn) và 01 thùng trên công trường khu 1 và 01 thùng trên công trường khu 2.

- Tiến hành phân loại nguồn thải thành 2 loại ngay tại các vị trí thu gom bằng cách đặt tại tại nhà điều hành 2 thùng đựng rác:

+ Thùng chứa chất thải tái chế: Dùng để đổ thải các chất thải như lon đồ hộp, túi ni long,…

+ Thùng chứa chất thải không tái chế: Dùng để đổ các chất thải còn lại.

Nguồn thải này được Công ty vệ sinh môi trường địa phương thu gom và đem đi xử lý.

Ưu điểm: Khống chế được chất thải rắn ngay tại nguồn phát sinh.

Mức độ khả thi: Có mức độ khả thi cao.

- Chất thải nguy hại:

Nguồn phát sinh chủ yếu là từ quá trình hoạt động sửa chữa máy móc thiết bị. Do mỏ không có phân xưởng sửa chữa, xưởng cơ khí. Khi sửa chữa lớn Công ty sẽ phối hợp với các đơn vị chuyên ngành đóng trên địa bàn tỉnh hoặc phối hợp với các trung tâm bảo hành của các hãng để tiến hành kiểm tra, sửa chữa và thay thế các bộ phận khi hỏng hóc, hư hại.

Tại khu vực dự án chỉ phát sinh lượng nhỏ tấm vải lọc dầu cầu rửa xe ước tính khoảng 2 kg/năm. Bố trí 01 thùng phuy 200 lít tại kho chứa CTNH diện tích khoảng 4m2, nền láng xi măng, tường quây tôn, mái tôn.

d. Giải pháp hạn chế ô nhiễm tiếng ồn, độ rung

Khi thi công khu vực mỏ sử dụng các loại phương tiện như máy xúc, máy ủi và các phương tiện chuyên chở vật tư sẽ hoạt động tạo nên ô nhiễm tiếng ồn trong khu vực khu mỏ. Vì vậy, chủ đầu tư sẽ:

- Trang bị dụng cụ chống ồn cho những công nhân làm việc tại khu vực có độ ồn cao; kiểm tra mức độ ồn trong khu vực thi công để bố trí lịch lịch hoạt động của các

phương tiện thi công hợp lý. Hạn chế tối đa sự hoạt động cùng một lúc của các thiết bị, máy móc, phương tiện có phát sinh tiếng ồn cao vào cùng một thời điểm.

- Thường xuyên bảo dưỡng, bảo trì, tra dầu bôi trơn cho các hoặc thay thế các chi tiết hư hỏng của thiết bị máy móc, phương tiện vận chuyển đồng thời không sử dụng những loại xe chuyên dụng đã cũ:

+ Bảo dưỡng xe: 2 lần/năm;

+ Thay thế xe đã hỏng và hết hạn sử dụng bằng xe mới.

- Tắt những máy móc hoạt động gián đoạn nếu thấy không cần thiết để giảm mức ồn tích luỹ ở mức thấp nhất;

- Bố trí lao động thích hợp, hạn chế tối đa số lượng công nhân có mặt tại khu vực phát sinh tiếng ồn cao.

Ưu điểm: Biện pháp trên dễ thực hiện. Các biện pháp này giảm thiểu được một phần tác động do tiếng ồn..

Mức độ khả thi: Mức độ thực hiện cao, chủ đầu tư cần lập lịch trình bảo dưỡng thiết bị, không cho các thiết bị hết hạn sử dụng đưa vào sản xuất.

e. Đối với tác động xói mòn, ô nhiễm môi trường đất

Với việc thi công xây dựng dự án, tác động thay đổi tính chất bề mặt trên phần diện tích xây dựng các công trình mỏ thì việc xói mòn và ô nhiễm môi trường đất là không thể tránh khỏi. Biện pháp hạn chế tác động này được áp dụng như sau:

- Mặt bằng thi công phải được đầm nén đúng theo thông số thiết kế.

- Quản lý tốt nguồn nước thải, chất thải sinh hoạt và dầu nhớt rơi vãi để tránh gây ô nhiễm môi trường đất từ nguồn nước mưa chảy tràn.

- Quy định nghiêm cấm một số hành vi như: chặt phá cây cối làm chất đốt hay các mục đích khác.

Ưu điểm: Dễ thực hiện

Mức độ khả thi: Chủ đầu tư chủ động thực hiện trong quá trình xây dựng thiết kế cơ sở, thẩm định dự án và khi dự án bắt đầu triển khai.

f. Đối với các tác động xã hội khác

Ngoài những biện pháp giảm thiểu đã nêu trên, chủ đầu tư cũng đề xuất các biện pháp khác phối hợp để hạn chế các tác động mang tính xã hội lên các công nhân lao động tại công trường và cộng đồng dân cư tại địa phương. Cụ thể:

- Trong giai đoạn thi công, các hoạt động sinh hoạt, đi lại và làm việc trên công trường phải được quản lý chặt chẽ, đảm bảo an toàn cho công nhân, hạn chế các tai nạn xảy ra.

- Tất cả các công nhân trên công trường đều được học tập về quy định an toàn lao động, được cung cấp, phổ biến các địa chỉ liên hệ trong trường hợp tai nạn khẩn cấp như bệnh viện, công an, PCCC,…

Báo cáo ĐTM Dự án: “Đầu tư XDCT khai thác quặng laterit làm phụ gia xi măng tại xã Cự Nẫm và xã Sơn Lộc, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình”

- Cung cấp đầy đủ trang thiết bị phòng hộ cá nhân như mũ bảo hộ, găng tay, khẩu trang, nút tai,… và phải có những quy định nghiêm ngặt về sử dụng.

- Phải bố trí biển báo nguy hiểm tại những nơi có khả năng rơi, ngã hoặc điện giật.

- Trong công trường cần có người bảo vệ thường xuyên, hạn chế trộm cắp và giải quyết các vấn đề về trộm cắp tài sản, tai nạn giao thông.

- Tiến hành tuần tra thường xuyên, có quy định nghiêm cấm các tệ nạn xã hội tại khu vực lán trại.

g. Giảm thiểu tác động đến hoạt động giao thông

- Bố trí lịch vận chuyển nguyên vật liệu hợp lý, không tập trung nhiều phương tiện vận chuyển cùng 1 lúc, nhất là trong giờ cao điểm.

- Quy định tốc độ xe ra vào khu vực mỏ là ≤ 20km/h.

- Xe phục vụ Dự án có đăng kiểm rõ ràng.

- Người lái và điều khiển ô tô, máy thi công phải qua đào tạo có giấy phép lái xe và chứng chỉ quy định.

- Lắp đèn, biển báo tại các vị trí cần thiết để cảnh báo khu vực thi công.

- Tính khả thi: Các biện pháp đề xuất dễ áp dụng, hiệu quả trong giảm thiểu trung bình.

h. Biện pháp giảm thiểu tác động đến địa hình, cảnh quan Biện pháp giảm thiểu tác động đến địa hình

- Thi công đúng kế hoạch, vị trí, diện tích đã được quy hoạch, thiết kế.

- Thực hiện mở vỉa, xây dựng tuyến đường mỏ mở, bãi xúc, bạt đỉnh tạo diện khai thác tại các cốt theo đúng thiết kế.

- Bố trí cán bộ giám sát thi công, thường xuyên theo dõi, kiểm tra tiến độ và thực tế thi công có tuân thủ bản vẽ, thiết kế cơ sở đã được phê duyệt. Kịp thời thông báo với Chủ dự án và đề xuất biện pháp điều chỉnh phù hợp với tình hình triển khai thực tế nếu trong quá trình thi công phát sinh sự cố.

i. Biện pháp phòng ngừa, ứng phó các rủi ro, sự cố

- Tuân thủ nghiêm ngặt quy định phòng cháy, chữa cháy trong khu vực.

- Xây dựng quy định PCCC để CBCNV áp dụng và học tập.

- Trang bị đầy đủ các thiết bị chữa cháy (bao cát, bình bọt CO2,...) tại khu vực làm việc, kho nhiên liệu và được công an PCCC tỉnh kiểm tra thường xuyên.

- Lắp đặt các biển bảo cháy, nổ, nguy hiểm.

- Thường xuyên phát quang cây cỏ xung quanh khu vực dễ xảy ra cháy nổ (kho nhiên liệu, trạm điện).

- Tăng cường ý thức phòng cháy chữa cháy cho công nhân viên làm việc trong mỏ. Công tác này sẽ được Cảnh sát PCCC kiểm tra định kì.

- Báo động toàn mỏ khi có cháy xảy ra, di tản công nhân và thiết bị nơi xảy ra cháy.

- Đội PCCC của mỏ tổ chức ngay việc ứng cứu, chữa cháy bằng các phương tiện tại chỗ như bình cứu hỏa di động, máy bơm nước, cát…Các thiết bị này được bố trí tại các nơi dễ xảy ra cháy, dễ tìm tại KCB và văn phòng, kho, xưởng. Phương án PCCC, tổ chức PCCC thực hiện theo hướng dẫn và quy định của Cơ quan PCCC địa phương.

Trong điều kiện sự cố vượt tâm kiểm soát và khả năng ứng phó của đơn vị, chủ dự án thông báo ngay cho cơ quan PCCC của địa phương để xin hỗ trợ kịp thời.

- Công nhân tham gia Dự án được trang bị đầy đủ các thiết bị bảo hộ lao động nhằm hạn chế mức thấp nhất những rủi ro trong quá trình xây dựng.

- Trong quá trình thi công xây dựng, hạn chế tối đa những người không liên quan được đi lại hay sinh hoạt khu vực Dự án.

- Lập kế hoạch sắp xếp nhân lực không chồng chéo giữa các công việc trong từng hạng mục với nhau.

- Lắp đặt biển báo trên khu vực thi công.

- Có trình tự thi công các công trình ngầm và sắp xếp tuyến thi công hợp lý.

- Thiết kế hệ thống đèn chiếu sáng cho các khu vực làm việc vào ban đêm.

- Khi thi công, lắp ráp ở một giàn dáo hoặc thiết bị trên cao có dây đeo an toàn.

- Thực hiện phát quan phần diện tích tiến hành XDCB, không phát quang đồng loạt trên toàn bộ diện tích Dự án.

- Tạo rãnh thu thoát nước tạm thời trong khu vực thi công để thu gom nước mưa chảy tràn trên bề mặt.

- Áp dụng các biện pháp thi công xây dựng phù hợp với nền địa chất khu vực Dự án, đặc biệt các khu vực có nền địa chất yếu, cần thực hiện các biện pháp gia cố trước khi xây dựng.

- Thu gom, vận chuyển đất đá phát sinh trong quá trình thi công đến đúng nơi quy định, dọn dẹp mặt bằng làm việc vào cuối ngày.

Một phần của tài liệu Báo cáo dtm dự Án “Đầu tư xây dựng công trình khai thác quặng laterit làm phụ gia xi măng” tại xã cự nẫm và xã sơn lộc, huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 112 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(316 trang)