Những tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Phát triển tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội chi nhánh Hoàn Kiếm (Trang 52 - 54)

2.3.2.1. Những tồn tại

Bên cạnh những thành công đã đạt được thì công tác tài trợ XNK của chi nhánh vẫn còn nhiều tồn tại cần khắc phục:

Thứ nhất, về hoạt động trong cho vay tài trợ XK còn ở mức thấp hơn nhiều so với nhập khẩu chỉ chiếm 20% trong tổng doanh số cho vay tài trợ XNK của chi nhánh.

Thứ hai, các hình thức cho vay tài trợ XNK còn mới nên việc sử dụng các

hình thức đó chưa hiệu quả, chưa phát huy hết tác dụng như dịch vụ A-Z, đưa ra các chính sách ưu đãi đối với cho vay tài trợ trong XNK đối với từng nhóm hàng để thu hút nguồn khách..

Thứ ba, quy mô hoạt động tài trợ XNK còn thiếu ổn định, vẫn chưa xứng

tầm và chưa khai thác được hết tiềm năng của các doanh nghiệp XNK cũng nhưng khả năng của các cán bộ trong chi nhánh.

2.3.2.2.Nguyên nhân

Nguyên nhân của những nhược điểm trong hoạt động tài trợ XNK của Ngân hàng Quân Đội chi nhánh Hoàn Kiếm bao gồm nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan.

a) Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, quy mô hoạt động tài trợ XNK còn thiếu ổn định, phần lớn là

kinh tế bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế dẫn đến ảnh hưởng hoạt động của ngân hàng khó khăn hơn.

Thứ hai, các văn bản, chính sách vĩ mô của Nhà nước còn thiếu ổn định,

thường xuyên bị điều chỉnh. Điều này ảnh hưởng đến bên trong hoạt động thanh toán quốc tế bằng thư tín dụng. Các chính sách về thay đổi mặt hàng trong xuất nhập khẩu, thủ tục hành chính rườm rà, tốn nhiều thời gian.

Thứ ba, tỷ giá hối đoái không ổn định, lạm phát, nguồn ngoại tệ khan

hiếm để phục vụ thanh toán thư tín dụng xuất nhập khẩu làm giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh của cả doanh nghiệp và ngân hàng. Lạm phát, tỷ giá bất ổn định làm cho các doanh nghiệp không yên tâm trong hoạt động XNK dẫn đến ảnh hưởng tới các NHTM nói chung và MB Hoàn Kiếm nói riêng.

Thứ tư, môi trường pháp lý trong hoạt động thanh toán quốc tế còn thiếu

và chưa đồng bộ gây ra nhiều hiểu lầm và nhầm lẫn dẫn đến xảy ra tranh chấp.

b) Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, hoạt động tài trợ xuất khẩu của chi nhánh Hoàn Kiếm chưa có

định hướng về đối tượng và ngành trọng tâm.

Thứ hai, các văn bản quy trình thực hiện nghiệp vụ còn bất cập. Hiện tại

mặc dù ngân hàng ngoại thương đã ra văn bản “ Quy trình nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu và chuyển tiền”, song cũng chỉ là sự cụ thể hóa các thông lệ quốc tế đang sử dụng như UCP 500, UR 522, Incoterm 2000…Nhiều quy định chung không cụ thể nên trong nhiều trường hợp cán bộ thanh toán không có cơ sở giải quyết công việc.

Thứ ba, Ngân hàng Quân Đội Hoàn Kiếm vẫn chưa thực sự chú trọng đến

việc hợp tác với các công ty dịch vụ bảo hiểm, tư vấn và logistics trong hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu.

Thứ tư, nhiều nhân viên còn thiếu kinh nghiệm trong nghiệp vụ tài trợ

xuất nhập khẩu. Trong quá trình làm việc hàng ngày thì các cán bộ rút kinh nghiệm từ những trường hợp thực tiễn là rất quan trọng. Chính vì vậy các cán bộ tự học hỏi, tìm hiểu thêm về hoạt động trọng lĩnh vực xuất nhập khẩu

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ XNK TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI CHI

NHÁNH HOÀN KIỂM

Một phần của tài liệu Phát triển tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội chi nhánh Hoàn Kiếm (Trang 52 - 54)