Các hình thức tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Quân Độ

Một phần của tài liệu Phát triển tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội chi nhánh Hoàn Kiếm (Trang 27 - 36)

nhánh Hoàn Kiếm

Trong tài trợ xuất nhập khẩu có 6 hình thức như sau: Cho vay trong khuôn khổ thanh toán bằng L/C, cho vay trong khuôn khổ phương thức nhờ thu kèm chứng từ, cho vay trên cơ sở chiết khấu hối phiếu, cho vay tài trợ xuất nhập khẩu bằng VND lãi suất ưu đãi, dịch vụ xuất nhập khẩu A- Z, dịch vụ bao thanh toán xuất nhập khẩu.

2.1.2.1.Cho vay trong khuôn khổ thanh toán bằng L/C

2.1.2.1.1. Đối với L/C trong thanh toán hàng Nhập khẩu a) Cho vay ký quỹ L/C

Ký quỹ là một quy định của ngân hàng phát sinh trong trường hợp khách hàng xin được bảo lãnh, khách sẽ phải nộp một khoản tiền nhất định vào tài khoản của họ tại ngân hàng mà họ xin được bảo lãnh và khoản tiền đó sẽ được phong toả cho đến khi nghiệp vụ bảo lãnh của ngân hàng chấm dứt. Thông thường khoản tiền này được tính tỷ lệ với giá trị hợp đồng mà khách hàng xin được bảo lãnh. Trong trường hợp thiếu sự tin cậy hoặc thương vụ tiềm ẩn rủi ro cao ngân hàng có thể yêu cầu khách hàng ký quỹ 100% giá trị hợp đồng. Đối với những khách hàng đáng tin cậy hoặc có quan hệ thường xuyên thì ngân hàng có thể chấp nhận mức ký quỹ thấp hơn so với giá trị hợp đồng.

Thông thường mức ký quỹ L/C phụ thuộc vào các yếu tố sau: + Khả năng thanh toán của khách hàng.

+ Loại L/C: L/C trả chậm thì mức ký quỹ thấp, loại L/C trả ngay thì bắt buộc mức ký quỹ cao hơn.

+ Loại hàng hoá nhập khẩu, khả năng tiêu thụ.

Trên cơ sở các yếu tố trên, ngân hàng sẽ quyết định mức ký quỹ, nếu như khách hàng không có đủ số dư trên tài khoản thì phải tiến hành làm đơn xin vay ngoại tệ ký quỹ L/C được thể hiện ở sơ đồ 2.1.

Sơ đồ 2.1: Quy trình cho vay Ký quỹ L/C

(Nguồn : Phòng tín dụng của Ngân hàng Quân Đội chi nhánh Hoàn Kiếm)

Khi khách hàng đến đề nghị cho vay ký quỹ thì bên ngân hàng tiếp nhận giấy đề nghị vay vốn và thẩm định. Sau khi thẩm định hồ sơ xong thì quyết định mức quỹ L/C. Hai bên thỏa thuận xong thì đi đến ký hợp đồng và nhân khế ước nhận nợ.

b) Cho vay thanh toán hàng nhập khẩu hoặc tài trợ thanh toán toàn bộ chứng từ giao hàng.

Theo hình thức này khách hàng phải lập phương án sản xuất kinh doanh mang tính khả thi cho lô hàng nhập về phục vụ sản xuất kinh doanh. Đồng thời khách hàng phải lên kế hoách tài chính nhằm xác định khả năng thanh toán khi đến thời điểm thanh toán dự kiến, xác định khoản thiếu hụt với ngân hàng tài trợ. Trên cơ sở xem xét và phân tích kế hoạch và phản ánh của khách hàng, ngân hàng sẽ ra quyết định tài trợ và xác định mức ngân hàng chấp nhận tài trợ.

2.1.2.1.2. Đối với L/C trong thanh toán hàng xuất khẩu

a) Cho vay thực hiện hàng xuất khẩu theo L/C đã mở trên cơ sở L/C đã được chấp nhận do ngân hàng mở L/C phát hành theo yêu cầu của nhà nhập khẩu.

Ngân hàng có thể cấp tín dụng cho nhà nhập khẩu để tiêu thụ sản phẩm và có thể thực hiện nghĩa vụ hợp đồng.

b) Cho vay chiết khấu hoặc ứng trước tiền hàng xuất khẩu:

Chi nhánh Hoàn Kiếm cho vay chiết khấu bộ chứng từ thanh toán hàng xuất khẩu bằng phương thức L/C dưới hình thức ứng trước vốn cho khách hàng, trên cơ sổ bộ chứng từ và thu hồi nợ từ số tiền thanh toán của Ngân hàng nước ngoài. Nếu

1. Tiếp nhận giấy đề nghị vay vốn và thẩm định 2. Quyết định mức ký quỹ L/C 3. Ký kết hợp đồng và nhận khế ước nhận nợ

ngân hàng nước ngoài từ chối thanh toán bộ chứng từ thì chi nhánh Hoàn Kiếm có quyền truy đòi khách hàng toàn bộ số tiền.

Điều kiện tài trợ dưới hình thức cho vay chiết khấu bộ chứng từ thanh toán hàng xuât khẩu bằng thư tín dụng: Thứ nhất, ngân hàng mở L/C , thanh toán L/C phải là ngân hàng có uy tín trên thị trường quốc tế. Thứ hai, chứng từ xuất trình phù hợp với điều kiện và điều khoản của L/C hoặc nếu trong trường hợp nào đó mà chứng từ bất hợp lệ thì phải được ngân hàng nước ngoài chấp nhận thanh toán. Thứ

ba, khách hàng có tình hình tài chính tốt và có kinh nghiệm uy tín trong hoạt động

xuất nhập khẩu, có thị trường quen thuộc và có quan hệ trong thanh toán giao dịch thường xuyên với chi nhánh Hoàn Kiếm.

Mức tiền và loại tiền, lãi suất và thời hạn cho vay chiết khấu. Mức tiền cho vay chiết khấu bộ chứng từ thanh toán bằng phương thức thư tín dụng do Tổng giám đốc hoặc giám đốc chi nhánh quyết định nhưng tối đa không quá 90% giá trị bộ chứng từ thanh toán. Loại tiền chi nhánh Hoàn Kiếm cho vay chiết khấu có thể là bằng ngoại tệ hoặc VND. Nếu cho vay chiết khấu bằng ngoại tệ thì khách hàng phải cam kết bán lại ngoại tệ cho chi nhánh Hoàn Kiếm. Lãi suất cho vay chiết

khấu được chi nhánh Hoàn Kiếm xem xét giảm hơn mức lãi suất cho vay thông thường từ 5%-10% theo quy định của Ngân hàng Ngân hàng Quân Đội. Thời hạn cho vay chiết khấu phù hợp với thời hạn thanh toán của bộ chứng từ nhưng tối đa không quá 60 ngày.

Quy trình thực hiện

- Đối với cho vay chiết khấu bộ chứng từ nhờ thu theo hạn mức: việc cho vay chiết khấu bộ chứng từ nhờ thu được thực hiện theo quy trình sau:

Sơ đồ 2.2: Quy trình cho vay chiết khấu bộ chứng từ nhờ thu theo hạn mức

(Nguồn: Phòng Tín dụng Ngân hàng Quân Đội Chi nhánh Hoàn Kiếm)

Khi khách hàng có yêu cầu chiết khấu bộ chứng từ có hạn mức thì phải được bộ phận thẩm định hồ sơ phê duyệt , hồ sơ có đảm bảo khả năng thanh toán hay tài sản đảm bảo hay không, sau đó thì chấp nhận khoản vay theo yêu cầu của khách

1. Tiếp nhận giấy đề nghị vay vốn và thẩm định 2. Ký kết hợp đồng hạn mức 4. Mỗi lần khách hàng có nhu cầu chiết khấu bộ chứng từ cụ thể, tiếp nhận và thẩm đinh hồ sơ, lập khế ước nhận nợ

3. Giải ngân theo hạn mức

hàng. Tiếp đến là đi đến ký kết hợ đồng hạn mức như khách hàng mong muốn. Sau đó là ngân hàng giải ngân theo hạn mức đã ký kết cho khách hàng.

- Đối với cho vay chiết khấu từng lần : dưới đây là quy trình cho vay chiết khấu từng lần:

Sơ đồ 2.3: Cho vay chiết khẩu từng lần

Nguồn: Phòng Tín dụng Ngân hàng Quân Đội Chi nhánh Hoàn Kiếm

Bên bộ phân thẩm định tiếp nhận hồ sơ và thẩm định hồ sơ có bảo đảm yêu cầu về mặt tài sản và khả năng thanh toán không. Sau khi thẩm định xong thì đi đến ký kết hợp đồng và lập kế ước nhận nợ rồi giải ngân cho khách hàng.

2.1.2.2.Cho vay trong khuôn khổ phương thức nhờ thu kèm chứng từ

Thứ nhất, nhờ thu đi trong thanh toán hàng xuất khẩu: Ngân hàng cho vay

thu mua, sản xuất hàng xuất khẩu, chiết khấu hoặc ứng trước bộ chứng từ hàng xuất khẩu.

Thứ hai, nhờ thu đến trong thanh toán hàng nhập khẩu: ngân hàng tiếp

nhận chứng từ từ ngân hàng nước ngoài, xuất trình hối phiếu đòi tiền nhà nhập khẩu. Nếu nhà nhập khẩu không đủ khả năng thanh toán thì cần có sự tài trợ của ngân hàng cho vay thanh toán hàng nhập khẩu.

2.1.2.3.Cho vay trên cơ sở hối phiếu

a) Điều kiện tài trợ xuất khẩu dưới hình thức cho vay chiết khấu hối phiếu Thứ nhất, khách hàng được cho vay chiết khấu hối phiếu: Là doanh

nghiệp Việt Nam được thành lập hợp pháp, có chức năng kinh doanh xuất nhập khẩu theo quy định của Pháp luật và đã ký hợp đồng xuất khẩu hàng hoá với đối tác ở nước ngoài.

Thứ hai, khách hàng p h ả i có tình hình tài chính tốt; có kinh nghiệm,

uy tín và năng lực trong hoạt động sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu; có quan hệ thanh toán, giao dịch thường xuyên với chi nhánh Hoàn Kiếm. Khách hàng có thị trường xuất khẩu truyền thống, chất lượng hàng hóa và đóng gói bảo quản đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu, dễ tiêu thụ.

1. Tiếp nhận và thẩm định hồ sơ 2. Ký kết hợp đồng và nhận khế ước nhận nợ 3. Giải ngân cho khách hàng

Thứ ba, đối tác nước ngoài đã ký hợp đồng ngoại thương với khách hàng

là đối tác tốt, có uy tín, có quan hệ kinh doanh xuất nhập khẩu lâu dài với khách hàng và có lịch sử thanh toán tốt.

b) Mức tiền chiết khấu, loại tiền, lãi suất, phí và thời hạn cho vay chiết khấu

Mức tiền cho vay chiết khấu Bộ chứng từ thanh toán do Tổng giám đốc hoặc Giám đốc chi nhánh quyết định nhưng mưc tối đa không quá 90% giá trị hối phiếu.

Loại tiền cho vay chiết khấu có thể là tiền đồng Việt Nam hoặc bằng ngoại tệ, tùy theo nhu cầu của khách hàng và khả năng của chi nhánh Hoàn Kiếm. Nếu cho vay chiết khấu bằng ngoại tệ thì phải tuân thủ các quy định của Pháp luật về quản lý ngoại hối và Khách hàng phải cam kết bán lại ngoại tệ cho chi nhánh Hoàn Kiếm .

Lãi suất cho vay chiết khấu áp dụng theo quy định hiện hành của Ngân hàng Quân Độichi nhánh Hoàn Kiếm. Việc áp dụng biểu lãi suất linh hoạt hoặc giảm lãi suất cho vay tùy theo tình hình thực tế tại các đơn vị cho vay.

Thời hạn cho vay chiết khấu phù hợp với thời hạn thanh toán của Bộ chứng từ nhưng tối đa không quá 90 ngày. Trường hợp cho vay chiết khấu dài hơn 90 ngày thì Đơn vị kinh doanh phải trình Ủy ban tín dụng xem xét và phê duyệt.

Có hai hình thức chiết khấu là chiết khấu miến truy đòi và chiết khấu được phép truy đòi

- Chiết khấu miễn truy đòi: Ngân hàng mua lại bộ chứng từ của người xuất khẩu, giá mua sẽ thấp hơn giá trị bộ chứng từ do ngân hàng tính trừ lại chi phí chiết khấu và thời gian cần thiết trung bình để đòi tiền từ nhà nhập khẩu. Chiết khấu miễn truy đòi có nghĩa là người xuất khẩu bán bộ chứng từ cho ngân hàng nhận tiền và không còn trách nhiệm hoàn trả và trách nhiệm thu tiền và quyền sử dụng số tiền thu được thuộc về ngân hàng. Ở Việt Nam hình thức này ít dùng vì nó rất rủi ro.

- Chiết khấu được phép truy đòi: tương tự hình thức trên nhưng trách nhiệm thanh toán hối phiếu vẫn còn đối với người chiết khấu hối phiếu và giá trị chiết khấu cao hơn.

c) Đối với cho vay chiết khấu bộ chứng từ nhờ thu theo hạn mức, việc cho vay chiết khấu bộ chứng từ nhờ thu được thực hiện theo quy trình sau đây:

(Nguồn: Phòng Tín dụng Ngân hàng Quân Đội Chi nhánh Hoàn Kiếm)

Khi khách hàng có yêu cầu chiết khấu bộ chứng từ nhờ thu theo hạn mức thì đem hồ sơ đến ngân hàng qua bộ phận thẩm định hồ sơ, để xem xét hồ sơ có đảm bảo tính an toàn trong việc thanh toán, và hoạt động kinh doanh của khách hàng có tốt hay không. Sau khi chấp nhận hồ sơ thì ngân hàng đi đến ký kết hợp đồng cho vay chiết khấu hối phiếu cho khách hàng. Cuối cùng là giải ngân mức cho vay chiết khấu hối phiếu.

d) Chấp nhận hối phiếu:

Chấp nhận hối phiếu là khoản tín dụng mà ngân hàng ký chấp nhận hối phiếu. Người vay khoản tín dụng này chính là nhà nhập khẩu và khoản vay chỉ là một hình thức, một sự đảm bảo về tài chính. Thực tế ngân hàng chưa phải xuất tiền cho người vay. Tuy nhiên khi đến hạn nếu nhà nhập khẩu không đủ khả năng thanh toán thì người cho vay ( ngân hàng) đứng ra chấp nhận hối phiếu trả nợ thay.

Khoản tín dụng này là hình thức đảm bảo về tài chính. Trong trường hợp này ngân hàng chỉ nhận được một khoản phí chấp nhận, khoản tiền bù đắp cho chi phí gánh chịu rủi ro tín dụng mà thôi.

2.1.2.4.Cho vay tài trợ xuất nhập khẩu bằng VND lãi suất ưu đãi

Hình thức tài trợ xuất nhập khẩu này áp dụng cho khách hàng là doanh nghiệp xuất nhập khẩu có nhu cầu về vốn để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, thu mua nguyên vật liệu để thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu theo hình thức thanh toán L/C, D/P, D/A, CAD, TTR. Đặc biệt nhóm khách hàng ưu tiên được áp dụng hình thức tài trợ xuất nhập khẩu này là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thuộc nhóm ngành hàng chính là ngành dệt may, cà phê, cao su, …

Chi nhánh Hoàn Kiếm chỉ thực hiện tài trợ sau xuất nhập khẩu (chiết khấu bộ chứng từ, chiết khấu hối phiếu) cho lô hàng xuất nhập khẩu đã được tài trợ trước khi giao hàng theo hình thức này nhằm mục đích thu hồi khoản nợ chi nhánh Hoàn Kiếm đã cho vay để tài trợ cho lô hàng trước đó.

a) Điều kiện tài trợ

1. Thẩm định hồ sơ- phê duyệt khoản vay

2. Ký kết hợp đồng cho vay chiết khấu hối phiếu 3. Giải ngân mức cho vay chiết khấu hối phiếu

Thứ nhất, khách hàng phải là nhà xuất nhập khẩu có kinh nghiệm và uy

tín trong hoạt động xuất nhập khẩu và có kinh nghiệm hoạt động XNK ít nhất 2 năm, có tình hình tài chính lành mạnh.

Thứ hai, khách hàng phải có quan hệ tín dụng và tài trợ thương mại với

chi nhánh Hoàn Kiếm ít nhất là 1 năm, có ít nhất 5 giao dịch XNK thành công được đối tác nước ngoài thanh toán đúng hạn qua chi nhánh Hoàn Kiếm và khách hàng phải ký hợp đồng bán kỳ hạn ngoại tệ với chi nhánh Hoàn Kiếm số ngoại tệ thu được từ hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hóa.

Thứ ba, thị trường xuất nhập khẩu phải là thị trường quen thuộc của

khách, hàng xuất nhập khẩu là mặt hàng kinh doanh truyền thống của khách hàng, dễ tiêu thụ và ít có sự biến động về giá cả và chất lượng.

Thứ tư, ngân hàng thanh toán và ngân hàng mở L/C (trong trường hợp

khách hàng đã có L/C xuất) phải là ngân hàng có uy tín trên thị trường quốc tế, ưu tiên các ngân hàng có quan hệ đại lý với chi nhánh Hoàn Kiếm. Trong trường hợp hợp đồng xuất nhập khẩu thanh toán theo phương thức L/C và đã có L/C do Ngân hàng nước ngoài phát hành thì L/C đó phải quy định rõ “cho phép thương lượng tại bất kỳ ngân hàng nào” hoặc “chỉ cho phép thương lượng tại MB Hoàn Kiếm”, trong đó ưu tiên các L/C có quy định chi nhánh Hoàn Kiếm là Ngân hàng thông báo .

b) Thời gian và tỷ lệ tài trợ, lãi suất cho vay

Thứ nhất, về thời gian tài trợ: tối đa là 180 ngày và không quá 30 ngày kể

từ ngày đối tác của khách hàng (nhà nhập khẩu) có trách nhiệm thanh toán cho khách hàng (nhà xuất khẩu).

Thứ hai, về tỷ lệ tài trợ: do Đơn vị kinh doanh đề xuất trên cơ sở uy tín

của khách hàng, uy tín của ngân hàng nước ngoài thanh toán nhưng không vượt quá mức tối đa theo quy định như sau:

- Đối với hợp đồng xuất nhập khẩu theo phương thức thanh toán L/C và tại thời điểm đề nghị vay vốn đã có L/C do Ngân hàng nước ngoài uy tin tín phát hành: tối đa bằng 95% giá trị hợp đồng/hóa đơn.

- Đối với hợp đồng xuất khẩu theo phương thức thanh toán L/C, D/P, CAD: tối đa bằng 90% giá trị hợp đồng/hóa đơn đối với hợp đồng xuất khẩu theo phương thức thanh toán L/C, D/P, CAD.

- Đối với hợp đồng xuất nhập khẩu theo phương thức thanh toán D/A: tối đa bằng 80% giá trị hợp đồng/hóa đơn.

- Đối với hợp đồng xuất nhập khẩu theo phương thức thanh toán TTR: tối đa bằng 70% giá trị hợp đồng/hóa đơn.

Thứ ba, về lãi suất cho vay: Lãi suất tài trợ do Tổng Giám đốc ban hành

Một phần của tài liệu Phát triển tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội chi nhánh Hoàn Kiếm (Trang 27 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)