Bệnh thán thư do nấm Colletotrichum spp

Một phần của tài liệu hiệu quả phòng trị bệnh héo xanh do ralstonia solanacearum và bệnh thán thư do colletotrichum spp gây ra trên ớt của chế phẩm sinh học bacillus spp (Trang 20 - 24)

CHƯƠNG 1: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 1.1 Giới thiệu về cây ớt

1.3 Bệnh thán thư do nấm Colletotrichum spp

1.3.1 Triệu chứng

Bệnh gây hại trên thân, lá, trái, nhưng chủ yếu là giai đoạn trái chín (Vũ Triệu Mân, 2007). Bệnh xuất hiện trên ruộng hay trong quá trình thu hoạch và sau thu hoạch.

Vết bệnh thường nhỏ, nhũng nước sau đó trở nên lỏm và thối có màu nâu đen. Các vết bệnh có thể liên kết với nhau làm trái bị thối, vỏ khô có màu trắng vàng bẩn (Roberts et al., 2004; Vũ Triệu Mân, 2007).

Bào tử nấm được tạo ra nhanh chóng và có thể lẩn khắp ruộng, kết quả là đến 100% ruộng ớt mất mùa. Ngoài ra, vết bệnh cũng có thể xuất hiện ở trên cành và lá, hình dạng là những đốm màu nâu xám không đều với đường mép màu nâu sẫm (AVRDC, 2004).

1.3.2 Tác nhân

Do nấm Colletotrichum spp. gây ra, là nguyên nhân gây hại trên nhiều loại cây trồng như: xoài, cây họ cà, dưa tây, dưa bầu bí, ớt, một số loại hoa kiểng,… (Agrios, 2005).

Nhiều loài nấm Colletotrichum khác nhau được tìm thấy trên ớt. Bốn loài phổ biến là C. capsici, C. gloeosporioides, C. coccodes, C. acutatum (AVRDC, 2003;

Roberts et al., 2004), trong đó, hai loài C. capsiciC. gloeosporioides được báo cáo là hai tác nhân chính gây ra bệnh thán thư trên ớt ở Bắc Mỹ và Châu Á (Roberts et al., 2004).

Theo Vũ Triệu Mân (2007) loại nấm Colletotrichum nigrum Ell et Hals cũng được ghi nhận là tác nhân gây bệnh thán thư trên ớt.

1.3.3 Đặc tính 1.3.3.1 Phân loại Lớp Sordariomycetes Bộ Phyllachorales Họ Phyllachoraceae

Theo Smith and Black (1990) việc xác định đặc tính của loài Colletotrichum dựa trên đặc điểm hình thái như kích thước, hình dạng của bào tử và đĩa áp (appressoria), sự tồn tại của gai cứng hoặc sự hiện diện của hình thái, màu sắc của sợi nấm, sự phát triển bề mặt của sợi nấm. Tuy nhiên việc xác định loại nấm dựa vào cách phân loại này đôi khi không mang lại hiệu quả đáng tin cậy vì giữa các nòi nấm Colletotrichum luôn có sự thay đổi về hình thái khi bị ảnh hưởng bởi môi trường. Để khắc phục những bất cập trên, kỹ thuật phân tử được áp dụng để xác định những đặc tính của nấm. Việc sử dụng kết hợp các công cụ chuẩn đoán phân tử cùng với phân loại truyền thống là cách phù hợp và tốt nhất để nghiên cứu Colletotrichum (Hyde et al., 2009).

1.3.3.2 Đặc điểm hình thái

Colletotrichum capsici: bào tử đơn bào, không màu, có dạng hình lưỡi liềm hơi cong, khuẩn lạc có màu trắng đến xám (trích CABI, 2001). Sợi nấm phân nhánh, có vách ngăn. Đĩa đài có dạng bán cầu với nhiều gai cứng màu nâu đen (Sharma, 2006).

Colletotrichum coccodes: bào tử hình trụ, đĩa áp hình trứng, màu nâu sẫm kích thước khoảng 11-16,5 x 6-9,5 àm, hạch nấm ban đầu nhẵn và màu xỏm nhưng sau đú trở nên sẫm màu và có gai cứng (Sutton, 1980).

Colletotrichum gloeosporioides: bào tử hình trụ với một đầu cùn, một đầu hẹp ở đế, trong suốt, khụng cú vỏch ngăn, kớch thước 9-24 x 3-6 àm. Nang chứa 8 bào tử nang. Gai cứng cú độ dài thay đổi, hiếm khi dài hơn 200 àm, rộng từ 4-8 àm. Khuẩn

lạc trên môi trường PDA có màu hơi xám đến xám xẫm. Đĩa áp có dạng trứng, dạng trứng ngược, ớt khi cú dạng chựy, 6-20 x 4-12 àm, cú màu nõu nhạt (CABI, 2001).

Colletotrichum acutatum: sợi nấm thường có màu trắng, màu xám nhạt hoặc màu cam, không có gai cứng, bào tử đính hình thoi hoặc có ít nhất một đầu nhọn, kích thước bào tử 8-16 x 2,5-4 àm (Mordue, 1979; Sutton, 1980).

Colletotrichum nigrum: Theo Vũ Triệu Mân (2007) thì bào tử hình bầu dục hoặc hỡnh trụ, hai đầu trũn, đơn bào, khụng màu, kớch thước 18-25 x 3 àm.

1.3.3.3 Điều kiện phát sinh phát triển

Bào tử phân sinh của nấm thường nảy mầm trong nước sau 4 giờ, nhiệt độ thích hợp để nấm gây bệnh là 28-300C. Bệnh phát triển trong điều kiện nhiệt độ cao, ẩm độ cao (trên 80%). Bệnh gây hại lớn vào những tháng mưa nhiều, thường vào tháng 5-7 khi cây ớt đang ở thời kỳ thu hoạch trái. Bệnh còn gây hại vào giai đoạn sau thu hoạch trong quá trình bảo quản và vận chuyển (Vũ Triệu Mân, 2007).

1.3.3.4 Lan truyền lưu tồn

Nấm có thể lưu tồn qua mùa đông trên những cây khác thuộc cùng họ cà, lưu tồn trên xác bã thực vật, cỏ dại. Trên rễ các loài cây cùng họ trên đồng ruộng. Nhiều loài Colletotrichum sẽ hình thành hạch nấm trong đất khi gặp thời tiết bất lợi như mùa đông, stress về nhiệt độ nhờ đó có thể lưu tồn nhiều năm (Pring et al., 1995). Theo Manandhar et al. (1995) nấm có thể tồn tại bên trong hay bên ngoài hạt đó là cách xâm nhiễm bằng cách lây lan trong vườn ươm. Quá trình xâm nhiễm của nấm có diễn ra trên vỏ hạt hay qua các lỗ thở trên vỏ hạt.

1.3.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của bệnh thán thư

Nhiệt độ

Theo AVRDC (2004) sự xâm nhiễm có thể xảy ra ở nhiệt độ 10-300C. Nhưng nhiệt độ thích hợp là 20-240C. Nhiệt độ tối hảo cho sự phát triển của nấm khoảng 270C (Roberts et al., 2004).

Ẩm độ

Bệnh thường phát triển và gây thiệt hại lớn khi thời tiết có mưa nhiều và ẩm độ cao (Vũ Triệu Mân, 2007). Ở ĐBCSL bệnh phát triển và lây lan mạnh vào mùa mưa, nhất là các tháng 7, 8 và 9 dương lịch (Trần Thị Ba và ctv., 1999).

pH: pH tối hảo để nấm Colletotrichum phát triển tốt nhất là 7-8 và pH thích hợp cho bào tử mọc mầm là 5-6.

1.3.5 Biện pháp phòng trị

Nấm lưu tồn rất lâu trong đất, trong hạt và trên cây bệnh. Vì vậy rất khó để phòng trị, đặc biệt trong mùa mưa (Trần Thị Ba và ctv., 1999).

Các biện pháp thường được áp dụng để kiểm soát bệnh thán thư:

1.3.5.1 Biện pháp canh tác

Chọn các hạt giống sạch bệnh, không được sử dụng giống ở các ruộng đã xuất hiện bệnh. Nên luân canh 2-3 năm đối với các cây họ cà hay các cây là ký chủ phụ của nấm Colletotrichum. Nếu vụ trước trồng ớt có bệnh thán thư xuất hiện thì phải luân canh ít nhất 2 năm để cắt mầm bệnh. Vào cuối vụ, nên thu gom các cây bệnh ra khỏi ruộng sau đó tiêu hủy (Trần Thị Ba và ctv., 1999).

1.3.5.2 Biện pháp hóa học

Kiểm soát bệnh thán thư bằng phương pháp hóa học được báo cáo lần đầu vào năm 1976. Ngày nay, việc sử dụng thuốc hóa học để phòng ngừa và kiểm soát bệnh thán thư là biện pháp được sử dụng rất phổ biến. Tuy nhiên, thuốc trừ nấm đặc biệt là các loại thuốc có gốc thuốc đơn thường dẫn đến việc kháng thuốc rất nhanh (Lenné and Parbery, 1976; Staub, 1991; trích dẫn bởi Than et al., 2008).

Các hoạt chất có khả năng phòng trị bệnh thán thư như: Benomyl, Mancozeb, Copper oxychloride (CABI, 2001). Theo Gopinath et al. (2006) thì propiconazole có khả năng kiểm soát bệnh hiệu quả nhất so với difenoconazole và carbendazim với hiệu quả kiểm soát bệnh lần lượt là 86%, 63% và 60%.

1.3.5.3 Biện pháp sinh học

Ngày nay, việc quản lý bệnh thán thư bằng biện pháp sinh học nhận được nhiều sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Vi khuẩn vùng rễ được phân lập xung quanh rễ cây ớt như Bacilus subtilis có khả năng kiểm soát được 65% mầm bệnh bằng cách áo hạt (Ashwini and Srividya, 2013). Hay áo hạt với Tricoderma viride với liều lượng 4kg/ha hoặc với Pseudomonas fluorescens liều lượng 10kg/ha trong 24 giờ trước khi gieo sẽ kiểm soát được bệnh.

Vi khuẩn B. amyloliquefaciens IN937a và B. pumilus IN937b chống lại bệnh thán thư trên Capsicum annuum var. acuminatum do nấm Colletotrichum gloeosporioides gây ra (Antoun and Prévost, 2005).

Một phần của tài liệu hiệu quả phòng trị bệnh héo xanh do ralstonia solanacearum và bệnh thán thư do colletotrichum spp gây ra trên ớt của chế phẩm sinh học bacillus spp (Trang 20 - 24)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)