Sự sinh trưởng của cây ớt trong điều kiện nhà lưới

Một phần của tài liệu hiệu quả phòng trị bệnh héo xanh do ralstonia solanacearum và bệnh thán thư do colletotrichum spp gây ra trên ớt của chế phẩm sinh học bacillus spp (Trang 49 - 54)

3.3 Khả năng kích thích tăng trưởng của chế phẩm sinh học

3.3.1 Sự sinh trưởng của cây ớt trong điều kiện nhà lưới

Theo kết quả ở Bảng 3.7 cho thấy, chiều cao cây của các nghiệm thức ở thời điểm 7 ngày sau khi trồng (NSKT) có khác biệt ý nghĩa ở mức 1%. Trong đó, nghiệm thức chế phẩm có chứa 100% nội bào tử (NBT) có chiều cao cây cao nhất (10,3 cm) và khác biệt ý nghĩa so với các nghiệm thức còn lại; nhưng không khác biệt ý nghĩa so với nghiệm thức chứa 50% tỉ lệ nội bào tử.

Ở các thời điểm 14 NSKT, thì nghiệm thức chứa 100% NBT vẫn có chiều cao cây cao nhất và không khác biệt ý nghĩa với nghiệm thức 50% NBT nhưng khác biệt ý nghĩa với các đối chứng và nghiệm thức 5% NBT.

Đến thời điểm 21 NSKT, nghiệm thức 100% NBT có khả năng kích thích tăng trưởng của cây trồng khi chiều cao cây vẫn cao nhất (24,3 cm) và khác biệt với các nghiệm thức còn lại ở mức ý nghĩa 5%. Tuy nhiên, đến thời điểm 28 NSKT thì nghiệm thức 100% NBT vẫn là nghiệm thức có chiều cao cao nhất và khác biệt ý nghĩa so với các nghiệm thức còn lại nhưng không khác biệt so với nghiệm thức 50% NBT. Đến thời điểm 35 và 42 NSKT, tất cả các nghiệm thức chế phẩm đều có chiều cao cây cao hơn so với đối chứng 2. Trong đó, nghiệm thức 100% NBT vẫn là nghiệm thức có chiều cao cây cao nhất và khác biệt ý nghĩa so với các nghiệm thức khác; tuy nhiên không khác biệt ý nghĩa so với nghiệm thức 5% NBT và 50% NBT.

Ở các lần quan sát sau (56, 70 NSKT) chiều cao cây ở các nghiệm thức phát triển chậm lại và không còn khác biệt giữa các nghiệm thức có thể giai đoạn này cây đã phát triển ổn định về chiều cao theo đặc tính của giống.

Như vậy, qua kết quả thí nghiệm từ Bảng 4.1 có thể lý giải theo nhận định của Vessey (2003), vi khuẩn vùng rễ, bao gồm những loài vi khuẩn sống trong, trên hay xung quanh mô cây, có khả năng kích thích tăng trưởng thực vật. Không chỉ có vai trò như phân hữu cơ vi sinh mà chúng cũng kích thích tăng trưởng thực vật bằng cách giúp cây chống lại mầm bệnh.

Bảng 3.7 Diễn biến chiều cao thân của cây ớt (cm) ở các nghiệm thức quan sát Nghiệm thức

Chiều cao cây (cm) qua các thời điểm khảo sát (ngày sau khi trồng)

7 14 21 28 35 42 56 70

5% NBT 6,5 b 10,6 b 19,4 b 25,4 bc 35,84 ab 50,8 ab 60,3 65,7 50% NBT 7,7 ab 11,6 ab 18,6 b 27,8 ab 37,68 a 52,5 ab 60,7 64,6 100% NBT 10,3 a 13,9 a 24,3 a 32,0 a 39,08 a 52,5 a 65,0 71,0 Starner 20WP 6,9 b 11,1 b 17,8 b 26,3 bc 35,90 ab 49,1 bc 58,0 64,7 ĐC1 7,0 b 10,2 b 16,9 b 22,4 c 30,94 c 41,7 c 59,2 65,2 ĐC2 6,9 b 10,2 b 17,5 b 25,1 bc 32,02 bc 46,0 bc 60,3 66,4

CV(%) 22,32 17,61 10,73 10,19 6,70 8,67 7,98 8,00

F ** * ** ** ** * ns ns

Ghi chú: Các trung bình trong cùng một cột được theo sau bởi một hay những chữ cái giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê theo phép kiểm định Duncan.

Chế phẩm 100% NBT có khả năng kích thích sinh trưởng cây trồng cao nhất do đã áo hạt và tưới trực tiếp một lần trước khi trồng. Ngoài ra, do trong chế phẩm có tỉ lệ nội bào tử cao có khả năng chống chịu và sống sót tốt hơn, có thể điều này làm cho chế phẩm có tỉ lệ nội bào tử cao cho hiệu quả cao hơn. Ngoài ra trong quá trình chuyển từ nội bào tử sang dạng hoạt động, còn ghi nhận có sự tổng hợp của nhiều chất có hoạt tính sinh học khác nhau (Setlow, 2003).

3.3.1.2 Khối lượng khô của thân và rễ ở các nghiệm thức

Qua kết quả ở Bảng 3.8 cho thấy, trọng lượng thân của các nghiệm thức có khác biệt ý nghĩa ở mức 1%. Trong đó, nghiệm thức 100% NBT có trọng lượng thân cao nhất (500g) và khác biệt ý nghĩa so với các nghiệm thức còn lại. Kế đến là trọng lượng thân của nghiệm thức 50% (407,1g) khác biệt ý nghĩa so với nghiệm thức đối chứng thuốc Starner và đối chứng chủng vi khuẩn R. solanacearum. Như vậy, chế phẩm với tỉ lệ 100% NBT có khả năng kích thích tăng trưởng thân lá, làm tăng trọng lượng khô của cây.

Bên cạnh đó, kết quả ở Bảng 3.8 cũng cho thấy khối lượng rễ ở các nghiệm thức khác biệt ở mức ý nghĩa 1%. Trong đó, nghiệm thức chế phẩm 100% NBT là nghiệm thức có khối lượng rễ cao nhất (417,1g) khác biệt ý nghĩa so với các nghiệm thức còn lại nhưng không khác biệt so với nghiệm thức 50% NBT (329,2g).

Hình 3.4: Chiều cao cây của các nghiệm thức ở thời điểm 28 ngày sau khi trồng.

Bảng 3.8: Trọng lượng thân và rễ sau khi sấy của các nghiệm thức (g/lặp lại 3 cây) Nghiệm thức

Trọng lượng thân và khối lượng rễ (g/lặp lại)

Trọng lượng thân Khối lượng rễ

5% NBT 330,0 bc 258,7 b

50% NBT 407,1 b 329,2 ab

100% NBT 500,0 a 417,1 a

Starner 20WP 302,5 c 285,0 b

ĐC1 280,2 c 240,2 b

ĐC2 326,3 bc 271,2 b

CV (%) 13,18 16,85

F ** **

Ghi chú: Các trung bình trong cùng một cột được theo sau bởi một hay những chữ cái giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê theo phép kiểm định Duncan.

Dựa vào kết quả của bảng 3.8 cho thấy chế phẩm chứa 100% NBT có khả năng kích thích sự phát triển của cây trồng về trọng lượng thân, rễ khô, giúp cây tăng trưởng bao gồm tăng tỉ lệ nảy mầm, tăng trưởng rễ, lượng diệp lục tố,….Thân cây phát triển lá to giúp cây quang hợp tốt hơn từ đó cây tăng trưởng diện tích bề mặt hay chiều dài của rễ làm cho khả năng hấp thu dinh dưỡng làm cho cây phát triển hơn đối chứng.

Những kết luận trên chứng tỏ vi khuẩn kích thích sự phát triển của rễ dẫn đến tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng tan và khó tan trong đất tốt hơn đồng thời kích thích sự phát triển của thân, lá làm tăng diện tích bề mặt lá, cây quang hợp tốt dẫn đến kết quả làm tăng trọng lượng thân.

3.3.1.3 Khối lượng tươi của trái và số lượng trái

Kết quả phân tích trọng lượng trái của nghiệm thức có xử lý chế phẩm sinh học và thuốc Starner 20WP ở Bảng 3.9 cho thấy chế phẩm chứa 100% NBT có trọng lượng trái cao nhất (490 g) khác biệt ý nghĩa so với nghiệm thức đối chứng 2 (290 g)và các nghiệm thức còn lại.

Bên cạnh đó, số lượng trái ở nghiệm thức 100% NBT cao nhất (48,8) và cũng khác biệt ý nghĩa với nghiệm thức thuốc Starner (26,4 trái) và 2 nghiệm thức ĐC.

Điều này cho thấy rằng các chế phẩm có khả năng kích thích tăng trưởng dẫn đến sự phát triển của rễ làm cây phát triển mạnh thân lá tăng khả năng quang hợp và năng suất.

Bảng 3.9 Trọng lượng trái (gram/lặp lại 3 cây) và số lượng (trái/lặp lại 3 cây) qua các nghiệm thức

Nghiệm thức Trọng lượng trái Số lượng trái

5% NBT 266,0 b 24,8 b

50% NBT 304,0 b 28,4 b

100% NBT 490,0 a 48,8 a

Starner 20WP 284,0 b 26,4 b

ĐC1 226,0 b 22,6 b

ĐC2 290,0 b 28,2 b

CV (%) F

40,36

*

39,55

*

Ghi chú: Các trung bình trong cùng một cột được theo sau bởi một hay những chữ cái giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê theo phép kiểm định Duncan.

Hình 3.5: Năng suất trái ở các nghiệm thức trong lần đầu tiên thu hoạch (80 ngày sau khi trồng).

Một phần của tài liệu hiệu quả phòng trị bệnh héo xanh do ralstonia solanacearum và bệnh thán thư do colletotrichum spp gây ra trên ớt của chế phẩm sinh học bacillus spp (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)