Thí nghiệm 2: Đánh giá hiệu quả của chế phẩm sinh học đối với bệnh héo xanh trên ớt do vi khuẩn R. solanacearum gây ra trong điều kiện ngoài đồng

Một phần của tài liệu hiệu quả phòng trị bệnh héo xanh do ralstonia solanacearum và bệnh thán thư do colletotrichum spp gây ra trên ớt của chế phẩm sinh học bacillus spp (Trang 36 - 39)

Mục tiêu:

Xác định hiệu quả của chế phẩm sinh học (Bacillus spp.) đối với bệnh héo xanh trên ớt do vi khuẩn R. solanacearum gây ra trong điều kiện ngoài đồng.

Nghiệm thức và bố trí thí nghiệm:

- Thí nghiệm được thực hiện trên ruộng nông dân tại huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long.

Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên 1 nhân tố với 3 lần lặp lại. Mỗi lần lặp lại 2 luống, mỗi luống dài 3,5m, rộng 0,5m, trồng 16 cây.

Giống ớt Sừng vàng Châu Phi.

- Các nghiệm thức: NT 1: Chế phẩm 5% NBT NT 2: Chế phẩm 50% NBT NT 3: Chế phẩm 100% NBT NT 4: Đối chứng thuốc Starner NT 5: Đối chứng xử lý theo nông dân

Tiến hành:

- Xử lý đất trước khi trồng bằng cách tưới chế phẩm sinh học với các tỉ lệ nội bào tử khác nhau ở mật 109 cfu/m2 và thuốc hóa học Coc 85WP theo khuyến cáo của nhà sản xuất tại thời điểm tiến hành thí nghiệm.

- Xử lý chế phẩm sinh học với mật số vi khuẩn là 109 cfu/m2 và thuốc hóa học Starner định kỳ 15 ngày/lần. Liều lượng sử dụng 1g/lít/5m2.

Chỉ tiêu theo dõi:

* Đặc tính nông học:

- Chiều cao cây: Định kỳ 7 ngày/lần đo từ mặt đất đến đọt cao nhất (ngẫu nhiên 5 cây trên 2 luống), đến giai đoạn ớt mang trái thì lấy định kỳ 14 ngày/lần.

- Thời gian và tỷ lệ trổ bông, năng suất trái (tấn/ha).

- Đánh giá tình hình bệnh: Định kỳ (1 tháng/lần), đếm số cây bị bệnh/ô thí nghiệm, tính tỷ lệ bệnh và thu mẫu xác định mật số R. solanacearum. Phương pháp xác định mật số tương tự như thí nghiệm 1.

2.2.3 Thí nghiệm 3: Đánh giá hiệu quả của chế phẩm sinh học (Bacillus spp.) đối với bệnh thán thư trên ớt do nấm Colletotrichum spp. gây ra.

Mục tiêu: Tìm ra dạng chế phẩm có tỉ lệ nội bào tử thích hợp và biện pháp xử lý cho hiệu quả kiểm soát tốt bệnh thán thư do nấm Colletotrichum spp. gây ra.

Nghiệm thức và bố trí thí nghiệm:

Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên, 5 lần lặp lại gồm hai nhân tố, nhân tố 1 là các dạng chế phẩm có nguồn gốc từ vi khuẩn Bacillus spp. Được trình bày trong Bảng 3.4; nhân tố 2 là 3 biện pháp xử lý: phun vi khuẩn lên trái trước chủng bệnh (PT), phun vi khuẩn lên trái sau khi chủng bệnh (PS) và phun vi khuẩn lên trái trước và sau khi chủng bệnh (PT+PS)) và nghiệm thức đối chứng chỉ phun nước cất vô trùng.

Bảng 3.3: Các nghiệm thức khảo sát trong thí nghiệm

TT Nghiệm thức

1 Chế phẩm Bacillus spp. (5% nội bào tử) 2 Chế phẩm Bacillus spp. (50% nội bào tử) 3 Chế phẩm Bacillus spp. (100% nội bào tử) 4 Đối chứng

Chuẩn bị:

- Trái ớt: giống Sừng vàng Châu Phi đang chuyển màu 75 ngày tuổi, chọn lựa trái đồng đều và sạch bệnh.

- Chuẩn bị nguồn nấm: Nấm Colletotrichum spp. được nuôi trên đĩa Petri chứa môi trường PDA khoảng 7 ngày, sau đó được đặt ở điều kiện 12 giờ sáng, 12 giờ xen kẽ, nhiệt độ 250C trong khoảng 7 ngày cho nấm tạo bào tử. Sau đó cho nước cất thanh trùng vào đĩa, cạo và thu huyền phù bào tử nấm, dùng lam đếm mật số bào tử nấm để xác định thể tích cần pha loãng nhằm thu được huyền phù với mật số là 105 bào tử/ml.

- Chuẩn bị nguồn vi khuẩn là tác nhân phòng trừ bệnh: chế phẩm được pha vào nước cất để thu huyền phù với mật số 108 cfu/ml.

Cách thực hiện

- Biện pháp chủng bệnh: Theo phương pháp lây bệnh trên trái tách rời (Susheela, 2012). Trái ớt ở giai đoạn chuyển màu sắp chín, sạch bệnh được thu từ ớt được trồng trong nhà lưới, được thanh trùng bằng cồn 700, sau đó dùng bó kim may (10 cây) được thanh trùng châm vào trái, dùng dụng cụ phun huyền phù bào tử nấm (105 cfu/ml) vào chỗ ớt bị kim châm với 5 lần phun (3ml). Trái sau khi chủng bệnh đặt vào đĩa Petri có chứa giấy thấm được bơm 1ml nước giữ ẩm, và đặt trong điều kiện mát (250C).

- Biện pháp phun vi khuẩn: Phun huyền phù vi khuẩn (108 cfu/ml) tại vị trí vết kim châm trên bề mặt trái 5 lần bằng dụng cụ phun vi khuẩn (3ml) vào 1 ngày trước khi chủng bệnh hoặc 1 ngày sau khi chủng bệnh hoặc 1 ngày trước và sau khi chủng bệnh tùy biện pháp xử lý.

Ghi nhận chỉ tiêu: Theo dõi sự phát triển bệnh từng ngày và đánh giá hiệu quả phòng trị bệnh bằng cách đo đường kính vết bệnh trên trái vào các thời điểm 72, 96, 120 giờ sau khi chủng bệnh.

Một phần của tài liệu hiệu quả phòng trị bệnh héo xanh do ralstonia solanacearum và bệnh thán thư do colletotrichum spp gây ra trên ớt của chế phẩm sinh học bacillus spp (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)