Hiệu quả phòng trị sinh học bệnh thán thư trên ớt của chế phẩm sinh học với các tỉ lệ NBT khác nhau

Một phần của tài liệu hiệu quả phòng trị bệnh héo xanh do ralstonia solanacearum và bệnh thán thư do colletotrichum spp gây ra trên ớt của chế phẩm sinh học bacillus spp (Trang 58 - 63)

Ở thời điểm 72 giờ sau khi chủng bệnh

Kết quả trình bày ở Bảng 3.13 cho thấy 3 dạng chế phẩm khảo sát đều có khả năng tương đương nhau trong phòng trị bệnh thán thư trên trái ớt do nấm Colletotrichum gây ra, với đường kính vết bệnh trên trái thấp hơn và khác biệt ý nghĩa thống kê với đối chứng (4,8 mm).

Bảng 3.13 Đường kính vết bệnh thán thư trên ớt của các nghiệm thức tại thời điểm 72 giờ sau khi chủng bệnh.

Biện pháp xử lý (A)

Vi khuẩn đối kháng (B)

Đường kính (mm) vết bệnh trên trái ớt của các nghiệm thức (72 GSKCB).

Phun trước Phun sau Phun trước + Phun sau

Trung bình (B)

5% NBT 0 2,4 0 0,83 B

50% NBT 0,6 1,6 0 0,77 B

100% NBT 0 0 0 0,00 B

ĐC 4,8 4,8 4,8 4,80 A

Trung bình (A) 1,39 B 2,22 A 1,24 B Mức ý nghĩa F(A): ** F(B): * F(A*B): ns

CV (%) 74,26

Ghi chú: Các trung bình trong cùng một cột được theo sau bởi một hay những chữ cái giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê theo phép kiểm định Duncan.

Khi so sánh đường kính vết bệnh trung bình của từng biện pháp xử lý có thể thấy biện pháp phun vi khuẩn trước và sau khi chủng bệnh và biện pháp phun vi khuẩn

trước khi chủng bệnh có hiệu quả cao tương đương nhau và cao hơn so với biện pháp phun vi khuẩn sau khi chủng bệnh. Kết quả này cũng tương tự với nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Đào (2011), sử dụng 3 chủng vi khuẩn (71, 80, 189) đối kháng cao được chọn trong phòng thí nghiệm. Bằng biện pháp phun vi khuẩn vùng rễ lên trái vào 1 ngày trước và sau khi chủng bệnh có thể giảm được bệnh thán thư do nấm Colletotrichum sp. trên ớt.

Ở thời điểm 96 giờ sau khi chủng bệnh

Kết quả ở Bảng 3.14, thời điểm 96 giờ sau khi chủng bệnh (GSCB) cho thấy khi so sánh đường kính vết bệnh trung bình của các dòng vi khuẩn qua các biện pháp xử lý thì cả 3 tỉ lệ NBT đều có hiệu quả và khác biệt ý nghĩa so với ĐC (9,4 mm). Trong đó nghiệm thức 100% NBT có hiệu quả tốt nhất (3,22 mm) kế tiếp là nghiệm thức 50%

NBT (4,02 mm) và 5% NBT (4,8 mm).

Về hiệu quả theo thời điểm xử lý thì cũng như thời điểm 72 GSCB, biện pháp phun vi khuẩn trước và phun kết hợp trước sau cho hiệu quả cao nhất với đường kính vết bệnh thấp hơn và khác biệt ý nghĩa so với biện pháp phun vi khuẩn sau khi chủng bệnh. Khi phun chế phẩm TKCB thì vi khuẩn sẽ xảy ra quá trình chuyển hóa từ dạng nội bào tử sang tế tào vi khuẩn hoạt động, Tiến trình này thường có thể hoàn tất khá nhanh, thường trong 1ẵ giờ (Cowan, 2013). Sau khi được xử lý, vi khuẩn cần thời gian thích nghi với môi trường ngoài, nên phun chế phẩm trước khi chủng bệnh thì có thể ngăn chặn sự phát triển của sợi nấm. Như vậy, khi phun chế phẩm có tỉ lệ nội bào tử cao trước khi chủng bệnh sẽ mang lại hiệu quả cao so với phun chế phẩm sau khi chủng bệnh.

Bảng 3.14: Đường kính vết bệnh thán thư trên ớt của các nghiệm thức tại thời điểm 96 giờ sau khi chủng bệnh.

Biện pháp xử lý (A)

Vi khuẩn đối kháng (B)

Đường kính (mm) vết bệnh trên trái ớt của các nghiệm thức (96 GSKCB).

Phun trước Phun sau Phun trước + Phun sau

Trung bình (B)

5% NBT 4,4 6,6 3.4 4,80 B

50% NBT 3,2 7 1,8 4,02 B

100% NBT 3 4,8 1,8 3,22 B

ĐC 9,4 9,4 9,4 9,40 A

Trung bình (A) 5,01 B 6,95 A 4,12 B

Mức ý nghĩa F(A): ** F(B): * F(A*B): ns

CV (%) 55,57

Ghi chú: Các trung bình trong cùng một cột được theo sau bởi một hay những chữ cái giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê theo phép kiểm định Duncan.

Ở thời điểm 120 giờ sau khi chủng bệnh

Khi so sánh hiệu quả của các tỉ lệ NBT ở Bảng 4.15 ta thấy cả 3 dạng chế phẩm đều có hiệu quả đối kháng bệnh thán thư như nhau và có đường kính vết bệnh trên trái thấp hơn và khác biệt ý nghĩa thống kê so với ĐC.

Tuy nhiên, tại thời điểm này thì các biện pháp xử lý không khác biệt ý nghĩa thống kê.

Bảng 3.15: Đường kính vết bệnh thán thư trên ớt của các nghiệm thức tại thời điểm 120 giờ sau khi chủng bệnh.

Biện pháp xử lý (A)

Vi khuẩn đối kháng (B)

Đường kính (mm) vết bệnh trên trái ớt của các nghiệm thức (120 GSKCB).

Phun trước Phun sau Phun trước + Phun sau

Trung bình (B)

5% NBT 10,4 9,8 8,8 9,67 B

50% NBT 9,4 10,8 7,8 9,33 B

100% NBT 8,2 8,8 7 8,00 B

ĐC 14,2 14,2 14,2 14,20 A

Trung bình (A) 10,55 10,9 9,45

Mức ý nghĩa F(A): ** F(B): ns F(A*B): ns

CV (%) 39,51

Ghi chú: Các trung bình trong cùng một cột được theo sau bởi một hay những chữ cái giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê theo phép kiểm định Duncan.

Như vậy ở các biện pháp xử lý, thì chỉ có thời điểm 72 và 96 GSCB là thể hiện hiệu quả hạn chế bệnh của 3 dạng chế phẩm và 2 dạng chế phẩm có hiệu quả cao nhất là 100% NBT và 50% NBT, thời điểm xử lý có hiệu quả cao nhất là phun vi khuẩn trước và sau khi chủng bệnh và thời điểm phun vi khuẩn trước khi chủng bệnh. Việc sở hữu nhiều cơ chế đối kháng nên Bacillus tỏ ra hiệu quả trong việc phòng trị bệnh thán thư do nấm Colletotrichum gây ra. Tuy nhiên ta thấy đối với bệnh thán thư trên ớt khi mầm bệnh đã xâm nhiễm thì biện pháp phòng trừ sinh học không hiệu quả.

Nhìn chung, từ kết quả các thí nghiệm có thể thấy, chế phẩm sinh học với thành phần tác nhân là vi khuẩn B. amyloliquefaciens có hiệu quả trong kiểm soát cả bệnh héo xanh do vi khuẩn có nguồn gốc từ đất (Bảng 3.1, Bảng 3.2, Bảng 3.3), bệnh thán thư do nấm trên trái ớt (Bảng 3.13, Bảng 3.14, Bảng 3.15) và đồng thời còn giúp kích thích sự tăng trưởng của cây (Bảng 3.7, Bảng 3.8, Bảng 3.9, Bảng 3.10, Bảng 3.12).

Điều này, cũng được ghi nhận qua nhiều nghiên cứu trước đó, do bản thân vi khuẩn này là tác nhân phòng trừ sinh học có cơ chế tác động rất đa dạng và phong phú, có

hiệu quả kiểm soát nhiều bệnh do nấm (Park et al., 2001; Yoshida et al., 2002;

Jetiyanon et al., 2003; Kotan et al., 2009; Cawoy et al., 2011). Hoặc vi khuẩn (Park et al., 2006; Cawoy et al., 2011).

Kết quả thí nghiệm cũng ghi nhận, hiệu quả của chế phẩm có khác nhau tuỳ theo tỉ lệ % nội bào tử trong chế phẩm, trong đó, chế phẩm với 100% nội bào tử có hiệu quả cao hơn so với chỉ có 5% nội bào tử. Nội bào tử là dạng bất hoạt của vi khuẩn và được hình thành vào cuối giai đoạn nuôi nhân (Lolloo et al., 2010), nhờ đó vi khuẩn Bacillus có khả năng sống sót dưới các điều kiện khắc nghiệt của môi trường, như nhiệt độ cao, pH ngoài khoảng thông thường, thiếu dưỡng chất hay nước,... điều này giúp duy trì lâu hơn hiệu quả của chế phẩm (Cawoy et al., 2011). Tuy nhiên, khi áp dụng nội bào tử phải được chuyển trở lại thành dạng tế bào vi khuẩn hoạt động thì chế phẩm mới phát huy được hiệu lực. Tiến trình hoạt hóa, cần có tác động của nhiệt độ từ khoảng 30oC (Keynan et al., 1964), trong thực tế ở Cần Thơ, đây là khoảng nhiệt độ dễ dàng ghi nhận được trong không khí, cũng như xảy ra trong đất. Tiến trình này thường cú thể hoàn tất khỏ nhanh, thường trong 1ẵ giờ (Cowan, 2013). Sau khi được xử lý, vi khuẩn dạng hoạt động trong chế phẩm cần một khoảng thời gian để thích ứng và có thể bị tác động bởi môi trường ngoài làm giảm mật số, trong khi chế phẩm có tỉ lệ nội bào tử cao có khả năng chống chịu và sống sót tốt hơn, có thể điều này làm cho chế phẩm có tỉ lệ nội bào tử cao cho hiệu quả cao hơn. Mặt khác, trong quá trình chuyển sang dạng hoạt động của nội bào tử, còn ghi nhận có sự tổng hợp của nhiều chất có hoạt tính sinh học khác nhau (Setlow, 2003). Ở Brevibacillus brevis, trong quá trình này, nội bào tử tạo kháng sinh gramicidin S ức chế nhiều loại nấm gây bệnh (Murray et al., 1986). Chưa có công trình công bố về khả năng tương tự này đối với loài B.

amyloliquefaciens, nhưng khả năng tương tự cũng có thể xảy ra.

Một phần của tài liệu hiệu quả phòng trị bệnh héo xanh do ralstonia solanacearum và bệnh thán thư do colletotrichum spp gây ra trên ớt của chế phẩm sinh học bacillus spp (Trang 58 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)