Diễn biến mật số của vi khuẩn gây bệnh R. solanacearum trong đất thí nghiệm

Một phần của tài liệu hiệu quả phòng trị bệnh héo xanh do ralstonia solanacearum và bệnh thán thư do colletotrichum spp gây ra trên ớt của chế phẩm sinh học bacillus spp (Trang 44 - 47)

3.1 Khả năng phòng trị bệnh héo xanh cây ớt trong điều kiện nhà lưới

3.1.4 Diễn biến mật số của vi khuẩn gây bệnh R. solanacearum trong đất thí nghiệm

3.1.4.1 Mật số của R. solanacearum trong thí nghiệm ở điều kiện nhà lưới.

Mật số của vi khuẩn R. solanacearum trong đất (Hình 3.2) được trình bày trong Bảng 3.4 cho thấy mật số R. solanacearum trước khi trồng thì các nghiệm thức không có sự khác biệt. Đến lúc trước khi chủng bệnh thì có sự khác biệt ý nghĩa thống kê 1%, do có xử lý chế phẩm và thuốc Starner trước khi trồng nên đến giai đoạn này các nghiệm thức xử lý có mật số R. solanacearum giảm, tuy nhiên không có sự khác biệt lớn.

Sau 7 ngày chủng bệnh thì mật số vi khuẩn R. solanacearum ở nghiệm thức đối chứng 1 là cao nhất (17,38 x 105 cfu/g đất) không khác biệt với nghiệm thức khác, nhưng khác biệt ý nghĩa với nghiệm thức 100% NBT (15,25 x 105 cfu/g đất) và nghiệm thức đối chứng 2 (14,59 x 105 cfu/g đất).

Bảng 4.4 Mật số của R. solanacearum ở các thời điểm khác nhau.

Nghiệm thức

Mật số ( x 105 cfu/g đất) của R. solanacearum qua các thời điểm Trước khi

trồng 7 ngày

Trước khi chủng bệnh 7

ngày

7 NSCB 14 NSCB 21 NSCB

5% NBT 14,5 a 11,65 b 16,37 ab 16,52 b 15,84 b 50% NBT 14,40 a 12,23 b 16,22 ab 15,94 b 15,81 b 100% NBT 13,44 a 11,79 b 15,27 bc 14,58 c 13,48 c Starner 20WP 14,33 a 12,72 b 16,30 ab 15,93 b 16,41 b

ĐC1 14,85 a 12,01 b 17,38 a 17,46 a 18,04 a

ĐC2 13,99 a 13,94 a 14,59 c 14,44 c 14,37 c

CV(%) 5,20 5,67 3,95 2,98 3,32

F ns ** ** ** **

Ghi chú: Các trung bình trong cùng một cột được theo sau bởi một hay những chữ cái giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê theo phép kiểm định Duncan.Số liệu được chuyển sang ln(x) khi phân tích thống kê

Đến giai đoạn 14 và 21 NSCB thì nghiệm thức đối chứng 1 có mật số vi khuẩn cao nhất (18,04 x 105 cfu/g đất), nghiệm thức thấp nhất là nghiệm thức 100% NBT (13,48 x 105 cfu/g) và nghiệm thức đối chứng 2 (14,37 x 105 cfu/g đất) và khác biệt ý nghĩa thống kê với các nghiệm thức còn lại.

Như vậy, các tác nhân xử lý thử nghiệm đều có tác dụng làm giảm mật số của R.

solanacearum trong đất. Kết quả này phù hợp với tỉ lệ bệnh ở các nghiệm thức có xử lý đều thấp hơn so với đối chứng có chủng bệnh và có hiệu quả giảm bệnh tốt (Bảng 3.1 và Bảng 3.3).

Theo kết quả Bảng 3.4 thì mật số R. solanacearum ở các nghiệm thức xử lý sau khi chủng VKVR 7 ngày thì mật số R. solanacearum đã giảm, đến 14 ngày thì mật số R. solanacearum đã giảm rõ, nhưng nghiệm thức xử lý thuốc lại tăng lên.

Thuốc Starner là thuốc có khả năng ức chế mạnh đối với R. solanacearum (Trần Thị Ánh Tuyết, 2010). Có thể do khi xử lý thuốc vào đất, thuốc chỉ có tác dụng tức thời, không thể kéo dài được lâu bởi thuốc bị phân hủy bởi các tác động của môi trường bên ngoài. Nên không hạn chế được lâu sự xâm nhập của vi khuẩn vào rễ cây khi mật số vi khuẩn quá cao.

Hình 4.2: Vi khuẩn R. solanacearum khi chà trên môi trường TZC ở giai đoạn 21 NSCB.

3.1.4.2. Mật số của vi khuẩn gây bệnh trong đất ở thí nghiệm ngoài đồng.

Qua Bảng 3.5 thì mật số ở các nghiệm thức có sự biến động theo thời gian. Tuy không có sự khác biệt ý nghĩa giữa các nghiệm thức, nhưng mật số vi khuẩn giảm theo thời gian, trong đó thì nghiệm thức 100% NBT có mật số vi khuẩn giảm cao nhất (16,96-14,10 x 105 cfu/g đất), thấp nhất là nghiệm thức đối chứng (16,55-16,30 x 105 cfu/g đất).

Bảng 3.5: Mật số ( x 105 cfu/g đất) của R. solanacearum ở các thời điểm khảo sát.

Ghi chú: Các trung bình trong cùng một cột được theo sau bởi một hay những chữ cái giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê theo phép kiểm định Duncan.

Số liệu được chuyển sang ln(x) khi phân tích thống kê.

Mặc dù các nghiệm thức có xử lý chế phẩm và thuốc hóa học định kỳ có mật số vi khuẩn R. solanacearum giảm dần theo thời gian. Tuy nhiên không khác biệt với nghiệm thức đối chứng. Theo Swanepol (1990) thì bệnh phát triển mạnh ở nhiệt độ từ 24-350C và độ ẩm đất cũng ảnh hưởng tới khả năng lưu tồn của vi khuẩn (Neesmith and Jenlins, 1985). Trong thời gian tiến hành thí nghiệm, nhiệt độ và độ ẩm thật sự không thích hợp cho bệnh phát triển. Theo nghiên cứu của Kumar and Samar (2004) thấy rằng nếu mật số R. solanacearum trong đất là 3 x 105 cfu/g thì bắt đầu thấy triệu chứng héo. Nên dù mật số vi khuẩn R. solanacearum ở nghiệm thức đối chứng và các Nghiệm thức

Thời điểm khảo sát

14 ngày 42 ngày 70 ngày

5% NBT 16,49 15,92 15,76

50% NBT 16,96 15,78 15,70

100% NBT 16,81 15,95 14,10

Starner 20WP 16,46 16,21 15,73

ĐC 16,55 16,24 16,30

CV (%) F

4,68 ns

6,08 ns

8,46 Ns

nghiệm thức có xử lí chế phẩm đều cao hơn 3 x 105 cfu/g đất và cao hơn mật số của Kumar and Samar (2004) nghiên cứu cũng không thể biểu hiện bệnh ra bên ngoài.

Một phần của tài liệu hiệu quả phòng trị bệnh héo xanh do ralstonia solanacearum và bệnh thán thư do colletotrichum spp gây ra trên ớt của chế phẩm sinh học bacillus spp (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)