Sự sinh trưởng của cây ớt trong điều kiện ngoài đồng

Một phần của tài liệu hiệu quả phòng trị bệnh héo xanh do ralstonia solanacearum và bệnh thán thư do colletotrichum spp gây ra trên ớt của chế phẩm sinh học bacillus spp (Trang 54 - 58)

3.3 Khả năng kích thích tăng trưởng của chế phẩm sinh học

3.3.2 Sự sinh trưởng của cây ớt trong điều kiện ngoài đồng

Qua Bảng 3.10 cho ta thấy, có sự kích thích tăng trưởng của các dạng chế phẩm có nguồn gốc từ Bacillus spp. tuy nhiên do xử lý chế phẩm tại thời điểm 14 ngày sau khi trồng nên giai đoạn từ 14 đến 28 ngày cây phát triển bình thường không có sự khác biệt giữa các nghiệm thức.

Đến giai đoạn 35 ngày, thì tốc độ tăng trưởng của cây có sự khác biệt do tác động của chế phẩm vi khuẩn vùng rễ. Trong đó nghiệm thức cao nhất là nghiệm thức 100%

NBT (24,1cm) khác biệt ý nghĩa với nghiệm thức đối chứng (18,2cm) và khác biệt ý nghĩa với các nghiệm thức còn lại.

Thời điểm 42 và 49 ngày sau trồng thì tất cả các nghiệm thức đều có chiều cao cây cao hơn và khác biệt ý nghĩa so với đối chứng. Cao nhất vẫn là nghiệm thức 100%

NBT (50,9 cm) khác biệt với các nghiệm thức còn lại.

Từ giai đoạn 56 ngày trở về sau thì các nghiệm thức phát triển chậm lại do đây là giai đoạn ra bông và mang trái, đây cũng là thời điểm cây phát triển ổn định về chiều cao của giống. Tuy nhiên, nghiệm thức 100% NBT vẫn có chiều cao cây cao nhất (79,9 cm) khác biệt ý nghĩa so các nghiệm thức khác và nghiệm thức đối chứng (63,9 cm).

Bảng 3.10: Khả năng kích thích tăng trưởng chiều cao (cm) của các nghiệm thức thí nghiệm.

Nghiệm thức

Thời điểm khảo sát (ngày sau khi trồng)

14 21 28 35 42 49 56 70

5% NBT 5,4 7,5 14,0 20,8 c 35,7 b 43,8 c 52,6 c 67,5 b 50% NBT 5,7 7,5 14,0 23,7 b 32,0 c 45,9 b 55,6 b 65,8 c 100% NBT 7,0 9,4 16,4 24,1 a 36,4 a 50,9 a 60,2 a 71,1 a Starner 20WP 5,7 8,8 17,0 20,4 d 30,5 d 42,1 d 50,8 d 64,5 d ĐC 5,6 7,5 13,2 18,2 e 26,5 e 36,4 e 44,4 e 54,1 e

CV (%) 17,33 12,71 10,78 9,36 6,77 6,12 7,45 7,91

F ns ns ns * ** ** ** *

Ghi chú: Các trung bình trong cùng một cột được theo sau bởi một hay những chữ cái giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê theo phép kiểm định Duncan.

Nhìn chung các nghiệm thức có xử lý chế phẩm vi khuẩn vùng rễ đều có khả năng kích thích tăng trưởng chiều cao cây. Trong đó nghiệm thức có xử lý chế phẩm 100% NBT là cao nhất so với các nghiệm thức còn lại. Tiếp theo là nghiệm thức 50%

và 5% NBT. Các nghiệm thức còn lại có chiều cao cây thấp hơn. Theo Kloepper et al., (2004) đã nghiên cứu chứng tỏ nhóm vi khuẩn vùng rễ tạo ra cơ chế trực tiếp cố định đạm, hòa tan lân khó tan, sản xuất ra auxin hay cytokinin kích thích cây trồng phát triển.

3.3.2.2 Khả năng kích thích tỉ lệ trổ hoa

Qua Bảng 3.11 có thể thấy chế phẩm vi khuẩn vùng rễ 100% NBT có tỉ lệ trổ bông cao hơn các nghiệm thức còn lại, nhưng không có sự khác biệt về ý nghĩa thống kê. Điều này chứng tỏ rằng chế phẩm không có khả năng ảnh hưởng đến tỉ lệ trổ bông hoặc có tác động ít đến tỉ lệ trổ bông của các nghiệm thức ở giai đoạn cây ớt trổ bông lần đầu tiên.

Bảng 3.11: Khả năng kích thích trổ hoa (hoa/lặp lại).

Nghiệm thức

Thời điểm khảo sát (ngày sau khi trồng)

56 ngày 63 ngày

5% NBT 17,67 14,33

50% NBT 17,00 15,33

100% NBT 19,00 29,00

Starner 20WP 15,33 13,33

ĐC 16,33 9,67

CV (%) 53,51

ns

48,16 F ns

Ghi chú: Các trung bình trong cùng một cột được theo sau bởi một hay những chữ cái giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê theo phép kiểm định Duncan.

Các kích thích tăng trưởng cây trồng cây trồng thông qua rễ ở dạng kích thích lưu dẫn và lưu dẫn. Thường là do vi khuẩn tiết ra các kích thích tố tăng trưởng giúp cây hấp thụ được các chất dinh dưỡng tan hay khó tan trong đất. Tuy nhiên, theo Trần Thị Ba và ctv (1999) thì ở nhiệt độ trên 320C thì cây phát triển kém và dễ rụng bông.

Ngoài ra lượng phân bón và quang kỳ cũng ảnh hưởng đến khả năng ra bông của ớt.

3.3.2.3 Khả năng tăng năng suất trái

Năng suất trái là mục tiêu chính của người nông dân quan tâm nhất. Qua Bảng 4.12 cho thấy năng suất trái ở nghiệm thức có xử lý chế phẩm 100% NBT (37,03 tấn/ha) tăng đáng kể khác biệt ý nghĩa với các nghiệm thức khác và cao gấp 1,5 lần so với đối chứng (24,67 tấn/ha). Ngoài ra các nghiệm thức còn lại có năng suất cao hơn đối chứng nhưng không cao dao động từ 1,07 lần (Starner 20WP) đến 1,18 lần (50%

NBT).

Bảng 3.12: Năng suất trái của các nghiệm thức (tấn/ha)

Nghiệm thức Năng suất trái

5% NBT 28,10 b 50% NBT 29,17 b 100% NBT 37,03 a Starner 20WP 26,50 b ĐC 24,67 b

CV (%) 14,62

F *

Ghi chú: Các trung bình trong cùng một cột được theo sau bởi một hay những chữ cái giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê theo phép kiểm định Duncan.

Hình 3.6: Biểu đồ sự kích thích năng suất trái (tấn/ha)

Kết quả này phù hợp với kết quả của thí nghiệm 1 đã thực hiện ở trên, nghiệm thức 100% NBT có khả năng kích thích tăng năng suất trái cao nhất. Qua Hình 3.6 cũng cho thấy rõ khả năng kích thích năng suất trái của các nghiệm thức trong thí nghiệm.

Điều này chứng tỏ rằng chế phẩm vi khuẩn vùng rễ có khả năng kích thích sự phát triển cây trồng do nhiều yếu tố: Cố định nitơ, sản xuất siderophores, sản sinh hormon thực vật như auxin, gibberellins,.v.v... giúp kích thích phát triển bộ rễ, tăng trưởng mạnh về thân lá và năng suất trái.

Một phần của tài liệu hiệu quả phòng trị bệnh héo xanh do ralstonia solanacearum và bệnh thán thư do colletotrichum spp gây ra trên ớt của chế phẩm sinh học bacillus spp (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)