2.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu tập trung vào đối tượng gồm:
- Các biến động đất đai thuộc diện phải thực hiện đăng ký biến động theo quy định của Nhà nước gồm:
Biến động về chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn…, sau khi chủ sử dụng đất được cấp GCN QSDĐ.
- Các biến động đất đai mà chủ sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Địa bàn nghiên cứu được giới hạn bởi 7 phường, xã thuộc không gian hành chính thành phố Việt Trì gồm 3 xã ngoại thành và 4 phường nội thành.
Phạm vi thời gian: nghiên cứu được giới hạn với các biến động đất đai diễn ra từ 01/01/2009 đến 31/12/2013.
2.3. Nội dung nghiên cứu
- Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội thành phố Việt Trì năm 2013 + Điều kiện tự nhiên
+ Điều kiện kinh tế,xã hội + Tình hình quản lý đất đai
- Kết quả quản lý biến động đất đai tại cơ quan nhà nước tại thành phố Việt Trì + Kết quả đăng ký biến động đất đai tại cơ quan nhà nước ở thành phố Việt Trì + Kết quả đăng ký biến động năm 2013 tại khu vực điều tra
- Kết quả điều tra biến động thực tế tại thành phố Việt Trì năm 2013 + Kết quả điều tra cán bộ địa chính và cán bộ VPĐK
+ Kết quả điều tra hộ gia đình, cá nhân
- Đánh giá về quản lý biến động đất đai trên địa bàn thành phố Việt Trì - Đề xuất biện pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý biến động đất đai trên địa bàn trong thời gian tới
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 45 2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp điều tra thu thập thông tin, số liệu, tài liệu
- Nguồn số liệu sơ cấp: nguồn số liệu sơ cấp được thu nhập bằng phương pháp điều tra trực tiếp thông qua 246 phiếu điều tra về số lượng đăng ký biến động đất đai nhận thức của người dân về đăng ký biến động đất đai và cán bộ địa chính xã về biến động đất đai diễn ra trong năm 2013. Trong đó:
+ 200 phiếu điều tra hộ gia đình cá nhân được chọn theo phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên từ 4 phường đại diện cho khu vực đô thị và 3 xã đại diện cho khu vực nông thôn.
+ 46 phiếu điều tra 100% cán bộ địa chính các xã, phường trên toàn thành phố - Số liệu thứ cấp: thu thập tư liệu, số liệu có sẵn từ các cơ quan Nhà nước, các phòng ban trong tỉnh, thành phố như: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tỉnh Phú Thọ, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thành phố Việt Trì, Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Việt Trì,… Một số tài liệu cần thu thập: bản đồ hiện trạng sử dụng đất của thành phố; niên giám thống kê các năm 2010, 2011, 2012, 2013 của thành phố; báo cáo Quy hoạch sử dụng đất của thành phố; tình hình phân bố dân cư, lao động trên địa bàn thành phố; hệ thống các bảng biểu thống kê đất đai năm 2013 và các văn bản pháp luật có liên quan tới quản lý biến động quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.
2.4.2. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Trên cơ sở kết quả đăng ký biến động tại cơ quan nhà nước, tiến hành thực hiện lựa chọn điểm điều tra biến động diễn ra trên thực tế. Điểm điều tra được lựa chọn là địa bàn:
- Có nhiều biến động đất đai được đăng ký tại cơ quan nhà nước;
- Đại diện cho 02 khu vực trong thành phố là đô thị và nông thôn.
Từ đó, tôi lựa chọn 07/23 xã, phường trên địa bàn thành phố có số lượng biến động lớn là: xã Thanh Đình, xã Tân Đức, xã Thụy Vân đại diện cho khu vực nông thôn và các phường phường Gia Cẩm, phường Nông Trang, phường Minh Phương, phường Thanh Miếu đại diện cho khu vực đô thị
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 46 2.4.3. Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi:
Trên cơ sở lựa chọn được điểm nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu, tôi tiến hành lập bảng câu hỏi điều tra hộ gia đình cá nhân có thực hiện đăng ký biến động tại cơ quan nhà nước và các cán bộ địa chính tại các xã, phường trên địa bàn thành phố. Các câu hỏi đảm bảo việc thu thập ý kiến và quan điểm về đăng ký biến động đất đai và quản lý biến động đất đai. Trên cơ sở đó tôi lập hai phiếu điều tra cho hộ gia đình cá nhân và cán bộ địa chính.
2.4.4. Phương pháp phân tích số liệu, tài liệu thu thập được
Sau khi thu thập đầy đủ các tài liệu, số liệu về đặc điểm đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, việc thực hiện đăng ký biến động đất đai của người dân và công tác quản lý biến động quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của thành phố, tiến hành thống kê, phân loại tài liệu, số liệu theo từng nội dung. Sử dụng phần mềm Microsoft office để xử lý, tổng hợp dữ liệu để làm rõ thực trạng biến động và đăng ký biến động tại thành phố Việt Trì.
2.4.5. Phương pháp tổng hợp
Tổng hợp các số liệu sơ cấp, thứ cấp đã thu thập được trong quá trình thực tập theo các chỉ tiêu nhất định để làm rõ kết quả quản lý và thực trạng biến động đất đai tại địa bàn nghiên cứu trong giai đoạn 2009- 2013.
2.4.6 Phương pháp so sánh
Dựa trên số liệu điều tra, thu thập tiến hành so sánh các số liệu theo khu vực và mốc thời gian để đưa ra nhận định, đánh giá, nhận xét phục vụ công tác quản lý biến động và xây dựng giải pháp quản lý tại địa bàn nghiên cứu.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 47