Kết quả điều tra biến động thực tế tại thành phố Việt Trì năm 2013

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng quản lý biến động đất đai tại thành phố việt trì tỉnh phú thọ (Trang 82 - 86)

Thành phố Việt Trì có 13 phường và 10 xã. Trong quá trình nghiên cứu tôi đã tiến hành điều tra phỏng vấn 120 hộ gia đình, cá nhân có biến động đất đai có đăng ký tại cơ quan Nhà nước tại 4 phường nội thành là Gia Cẩm, Nông Trang, Minh Phương, Thanh Miếu và 3 xã ngoại thành là Thụy Vân, Thanh Đình, Tân Đức.

Bảng 3.8: Tổng hợp kết quả điều tra hộ gia đình, cá nhân về biến động đất đai tại khu vực nội thành

Chỉ tiêu Số phiếu Tỷ lệ(%)

Tổng số phiếu điều tra 120

Số phiếu trả lời 110

1.Hiểu biết về đăng ký biến động đất đai

Hiểu rõ về thủ tục đăng ký biến động đất đai 90 81.82 Ít hiểu biết về thủ tục đăng ký đất đai 20 18.18 2.Khó khăn khi thực hiện thủ tục đăng ký biến

động đất đai

Thủ tục hành chính phức tạp 15 13.64

Trả kết quả không đúng hẹn 95 86.36

Không hướng dẫn thủ tục 0

Đi lại nhiều lần

Ý kiến khác 0

3. Cách tiếp cận văn bản quy định đăng ký biến động đất đai

UBND xã, phường 45 40.91

VPĐK QSDĐ thành phố 23 20.91

Tra cứu trên mạng internet 37 33.64

Sở tài nguyên và môi trường 5 4.55

4. Loại biến động

Chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế QSDĐ 61 55.45

Thế chấp, bảo lãnh bằng QSDĐ 49 44.55

Chuyển mục đích SDĐ 0

Từ kết quả điều tra cho thấy tại khu vực nội thành được lựa chọn điều tra người dân có trình độ hiểu biết về thủ tục đăng ký biến động đất đai rất cao, 81,8%

những người trả lời phiếu điều tra cho thấy họ có hiểu biết về trình tự thủ tục đăng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 73 ký biến động đất đai. Việc đăng ký biến động đất đai đối với họ gặp khó khăn chủ yếu là do cơ quan Nhà nước thực hiện thủ tục hành chính và trả kết quả không đúng hẹn khiến cho giao dịch về đất đai của người dân bị gián đoạn. Mặt khác, khu vực nội thành người dân có rất nhiều cách tiếp cận các văn bản quy định về đăng ký biến động đất đai như hỏi tại UBND phường, VPĐK QSDĐ, tra cứu thông tin trên internet và đến cả sở tài nguyên môi trường. Loại biến động đất đai tại nội thành trong số 110 phiếu điều tra thu về chủ yếu là chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế QSDĐ chiếm 55,5% và thế chấp bảo lãnh bằng QSDĐ chiếm 44,5%, không có biến động chuyển mục đích SDĐ

Bảng 3.9: Tổng hợp kết quả điều tra hộ gia đình, cá nhân về biến động đất đai tại khu vực ngoại thành

Chỉ tiêu Số phiếu Tỷ lệ (%)

Tổng số phiếu điều tra 80

Số phiếu trả lời 68

1.Hiểu biết về đăng ký biến động đất đai

Hiểu rõ về thủ tục đăng ký biến động đất đai 23 33.82

Ít hiểu biết về thủ tục đăng ký đất đai 45 66.18

2.Khó khăn khi thực hiện thủ tục đăng ký đất đai

Thủ tục hành chính phức tạp 15 22.06

Trả kết quả không đúng hẹn 32 47.06

Không hướng dẫn thủ tục 21 30.88

Đi lại nhiều lần 0

Ý kiến khác 0

3. Cách tiếp cận văn bản quy định đăng ký biến động đất đai

UBND xã, phường 39 57.35

VPĐK QSDĐ thành phố 29 42.65

Tra cứu trên mạng internet 0

Sở tài nguyên và môi trường 0

4. Loại biến động

Chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế QSDĐ 28 41.18

Thế chấp, bảo lãnh bằng QSDĐ 26 38.24

Chuyển mục đích SDĐ 14 20.59

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 74 Khu vực điều tra ngoại thành đại diện cho khu vực nông thôn của thành phố Việt Trì. Với tổng số phiều điều tra là 80, có 68 phiếu thu về cho thấy các đặc trưng về việc đăng ký biến động đất đai của người dân khu vực nông thôn. Trong đó tỷ lệ người được hỏi có biết về trình tự thủ tục đăng ký đất đai là 33,8% và 66,2% ít hiểu biết về thủ tục đăng ký đất đai. Trong quá trình thực hiện việc đăng ký biến động đất đai người dân tại khu vực nông thôn gặp khó khăn chủ yếu là trả kết quả không đúng hẹn 47,06% phiếu, cán bộ quản lý không hướng dẫn thủ tục 30,88% phiếu và có 22,06% phiếu cho rằng thủ tục hành chính phức tạp. Tuy nhiên việc tiếp cận các quy định về đăng ký biến động lại chủ yếu là hỏi tại UBND xã chiếm 57,4% và VPĐK QSDĐ là 42,6%, người dân không tiếp cận thông tin bằng cách tra cứu trên internet và hỏi tại sở tài nguyên và môi trường. Tại khu vực điều tra nông thôn có đủ các loại biến động là chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế QSDĐ 41,18 phiếu, thế chấp, bảo lãnh bằng QSDĐ 38,24% phiếu và chuyển mục đích SDĐ là 20,59% phiếu.

3.3.2. Kết qu điu tra cán b địa chính

Toàn thành phố có 46 cán bộ địa chính xã, phường. Bài nghiên cứu tôi tiến hành điều tra phỏng vấn tất cả các cán bộ địa chính. Qua điều tra phỏng vấn bằng phiếu điều tra tôi có bảng tổng hợp sau

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 75 Bảng 3.10: Kết quả điều tra cán bộ địa chính về biến động đất đai tại các

phường nội thành

Chỉ tiêu Số phiếu Tỷ lệ (%)

Tổng số phiếu điều tra 26

Số phiếu trả lời 22

1.Nguồn thông tin biến động đất đai

Thông báo chỉnh lý biến động của VPĐK QSDĐ 8 36.36 Người sử dụng đất đến đăng ký biến động tại UBND xã,

phường 22 100

Tự biết 4 18.18

Nguồn khác 0

2.Cập nhật hồ sơ khi có biến động đất đai

Cập nhật ngay khi có hồ sơ biến động 22 100

Cập nhật không thường xuyên hồ sơ địa chính 0 3.Nguyên nhân có biến động đất đai nhưng không được chỉnh lý

Hồ sơ chưa đầy đủ 22 100

Không có thời gian 0

Thấy chưa cần thiết 0

Không biết về trường hợp biến động 0

4.Phương pháp chỉnh lý biến động

Thủ công 14 63.64

Công nghệ thông tin 8 36.36

Qua điều tra cho thấy khu vực nội thành việc cập nhật chỉnh lý biến động được thực hiện thường xuyên và kịp thời. Việc cập nhật hồ sơ dựa trên nguồn thông tin biến động từ VPĐK QSDĐ và người sử dụng đất đến đăng ký biến động tại UBND phường. Mọi biến động đều được cập nhật chỉnh lý tại hồ sơ địa chính và bản đồ. 22 cán bộ địa chính được phỏng vấn điều tra cho biết hộ không thực hiện chỉnh lý biến động đối với các trường hợp hồ sơ không đầy đủ. Trên địa bàn thành phố có 4 phường đã có bản đồ địa chính dạng số, do đó việc chỉnh lý biến động được thực hiện cả 2 phương pháp là thủ công và công nghệ thông tin

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 76 Bảng 3.11: Kết quả điều tra cán bộ địa chính về biến động đất đai tại các xã

ngoại thành

Chỉ tiêu Số phiếu Tỷ lệ (%)

Tổng số phiếu điều tra 20

Số phiếu trả lời 14

1.Nguồn thông tin biến động đất đai

Thông báo chỉnh lý biến động của VPĐK QSDĐ 10 71.43 Người sử dụng đất đến đăng ký biến động tại UBND

xã, phường 4 28.57

Tự biết 0

Nguồn khác 0

2.Cập nhật hồ sơ khi có biến động đất đai

Cập nhật ngay khi có hồ sơ biến động 10 71.43

Cập nhật không thường xuyên hồ sơ địa chính 4 28.57 3.Nguyên nhân có biến động đất đai nhưng không được

chỉnh lý

Hồ sơ chưa đầy đủ 14 100

Không có thời gian 0

Thấy chưa cần thiết 0

Không biết về trường hợp biến động 0

4.Phương pháp chỉnh lý biến động

Thủ công 14 100

Công nghệ thông tin 0

Khu vực ngoại thành các cán bộ địa chính có nguồn thông tin biến động đất đai là từ thông báo chỉnh lý biến động của VPĐK QSDĐ và người sử dụng đất đến đăng ký biến động tại UBND xã. Số phiếu điều tra cho thấy có 10 cán bộ địa chính xã cập nhật ngay khi tiếp nhận hồ sơ biến động và 4 cán bộ cho biết họ không thường xuyên cập nhật hồ sơ biến động. Tất cả các cán bộ địa chính xã được điều tra đều cho rằng họ không chỉnh lý biến động đối với các trường hợp hồ sơ không đầy đủ. Hiện nay tại các xã đều chưa có bản đồ địa chính dạng số do đó phương pháp chỉnh lý biến động 100% là thủ công.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng quản lý biến động đất đai tại thành phố việt trì tỉnh phú thọ (Trang 82 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)