Đánh giá về quản lýbiến động đất đai trên địa bàn thành phố Việt Trì

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng quản lý biến động đất đai tại thành phố việt trì tỉnh phú thọ (Trang 86 - 90)

- Thực trạng các khu dân cư nông thôn.

3.4.Đánh giá về quản lýbiến động đất đai trên địa bàn thành phố Việt Trì

d. Văn hóa – thể dục thể thao

3.4.Đánh giá về quản lýbiến động đất đai trên địa bàn thành phố Việt Trì

Trên cơ sở số liệu điều tra và số liệu thu thập tại cơ quan Nhà nước cho thấy khu vực nội thành và ngoại thành của thành phố có sự khác biệt khá rõ về tình hình

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 77

thức được việc thực hiện các quy định của pháp luật về đất đai. Họ chủ động tìm hiểu các văn bản quy định về các quyền và nghĩa vụ của họ đối với đất đai. Vì vậy khi có bất cứ biến động đất đai nào họ cũng thực hiện đăng ký biến động đất đai tại cơ quan quản lý nhà nước. Mặt khác, người dân tại khu vực nội thành về cơ bản

được tiếp cận với nhiều phương tiện thông tin hơn nên họ dễ dàng tìm được các hướng dẫn thủ tục đăng ký biến động đất đai. Ngược lại đối với người dân khu vực ngoại thành chủ yếu là người làm nông đất đai của họ đa số là đất nông nghiệp mặt khác họ ít quan tâm đến các chính sách pháp luật về đất đai, nên họ thường xuyên chuyển nhượng, cho thuê đất nông nghiệp tự phát, hợp đồng thường là bằng miệng. Do

đó, đa số người dân khu vực ngoại thành không biết hoặc biết cũng ít tiến hành thủ tục

đăng ký biến động đất đai, chỉ trừ trường hợp người dân làm thủ tục đăng ký thế chấp QSDĐ. Các phường thuộc khu vực trung tâm nội thành phố Việt Trì có tỷ lệ biến động

đất đai cao hơn so với các xã thuộc khu vực ngoại thành thành phố. Tỷ lệ số lượng biến

động đất đai so với tổng số GCN QSDĐ đã cấp tại phường Gia Cẩm là cao nhất 40,22%, thấp nhất là xã Thụy Vân 11,63%. Nguyên nhân là do phường Gia Cẩm là phường phát triển mạnh về kinh tế, dân số tập trung cao, việc chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp diễn ra nhiều. Xã Thụy Vân là một xã vùng ven của thành phố Việt Trì, dân số thưa, đất đai chủ yếu là đất nông nghiệp ít có biến động.

Ngoài ra, theo số liệu điều tra các cán bộ địa chính tôi tổng hợp được số

lượng biến động thực tế. Từđó đưa ra hệ số đăng ký biến động tại các xã, phường của thành phố Việt Trì năm 2013.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 78

Bảng 3.12: Kết quảđăng ký biến động tại cơ quan nhà nước so với thực tế trên

địa bàn thành phố Việt Trì năm 2013 STT Tên xã, phường Số lượng biến động đăng ký Số lượng biến động thực tế Hệ sốđăng ký biến động 1 P. Gia Cẩm 28 30 0.93 2 P. Nông Trang 22 22 1.00 3 P. Minh Phương 67 71 0.94 4 P. Thanh Miếu 44 45 0.98 5 P. Tiên Cát 31 35 0.89 6 P. Bến Gót 26 27 0.96 7 P. Vân Cơ 99 104 0.95 8 P. Minh Nông 66 66 1.00 9 P. Dữu Lâu 73 76 0.96 10 P. Thọ Sơn 38 38 1.00 11 P. Bạch Hạc 35 39 0.90 12 P. Vân Phú 16 18 0.89 13 P. Trưng Vương 37 41 0.90 14 X. Thụy Vân 72 83 0.87 15 X. Tân Đức 81 96 0.84 16 X. Thanh Đình 128 151 0.85 17 X. Cao Xá 114 132 0.86 18 X. Vĩnh Lại 82 97 0.85 19 X. Phượng Lâu 90 102 0.88 20 X. Chu Hóa 117 139 0.84 21 X. Vĩnh Mộ 103 122 0.84 22 X. Phù Ninh 128 154 0.83 23 X. Hy Cương 76 95 0.80

Từ kết quả tổng hợp trên cho thấy các phường nội thành có hệ số đăng ký biến động lớn hơn các xã ngoại thành. Thậm chí có phường hệ số đăng ký biến

động bằng 1 như phường Nông Trang, Minh Nông, Thọ Sơn. Xã có hệ số đăng ký biến động thấp nhất là xã Hy Cương hệ số là 0.8. Nguyên nhân là do người dân tại khu vực nội thành có hiểu biết và nhiều cách tiếp cận thông tin về pháp luật đất đai

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 79

nói chung và thủ tục đăng ký biến động đất đai nói riêng hơn người dân của khu vực ngoại thành. Đối với những biến động không đăng ký, người dân cho rằng việc

đăng ký biến động là không cần thiết, mất thời gian và gây tốn kém. Tóm lại, qua

điều tra cho thấy hiểu biết pháp luật của người dân còn rất hạn chế, số lượng biến

động thực tế diễn ra lớn hơn rất nhiều so với số lượng biến động được đăng ký, thậm chí chính quyền địa phương cũng không nắm được chính xác các biến động không đăng kí tại địa phương mình.

Bên cạnh đó những năm qua, kinh tế của thành phố Việt Trì nói riêng và của tỉnh Phú Thọ nói chung có nhiều biến chuyển. Trong thời gian tới, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, thương mại – dịch vụ và du lịch và giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp,

điều này liên quan trực tiếp đến việc chuyển đổi giữa các mục đích sử dụng đất nói riêng, cũng như ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sử dụng đất của thành phố nói chung. Mặt khác, do nhu cầu sử dụng đất ngày càng cao, việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất dẫn đến biến động đất đai ngày càng nhiều. Nhằm lập lại trật tự quản lý đất đai, hạn chế sử dụng đất bất hợp pháp, sai mục đích, đồng thời sử

dụng tài nguyên đất có hiệu quả giúp Nhà nước tăng cường quản lý quỹ đất hiệu quả hơn và hoàn thiện hồ sơđịa chính thì việc cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai càng trở nên cấp thiết cần đẩy nhanh trong thời gian tới.

Thành phố Việt Trì đã thực hiện việc đăng ký với trình tự thủ tục theo cơ chế

một cửa tạo nên sự thuận tiện , nhanh chóng tránh gây sự phức tạp cho cán bộ cũng như cho người dân, điều này giảm được tình trạng biến động đất đai bất hợp pháp. Các quy định pháp luật được ban hành và hoạt động đăng ký biến động chủ yếu tập trung vào đăng ký đối với đất đai, với sự thành lập hệ thống Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất. Việc đăng ký biến động đất đai về cơ bản đã được tiến hành trên phạm vi toàn thành phố với kết quả đạt được một cách tương đối. Hệ thống pháp luật quy định về công tác đăng kí biến động sử dụng đất, lập và quản lý hệ thống hồ

sơđịa chính ngày càng được hoàn thiện nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý, sử dụng đất

đai trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên, chưa thật sự thống nhất, còn nhiều thay đổi và nhiều rườm rà, phức tạp gây khó khăn cho công tác thực hiện. Kết quả đánh giá thực trạng công tác đăng kí biến động sử dụng đất trên địa

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 80

bàn thành phố Việt Trì cho thấy mặc dù các cấp chính quyền và cơ quan quản lý đất

đai có nhiều cố gắng nhưng đăng kí biến động chưa đạt hiệu quả cao do nhiều nguyên nhân, trong đó có hai vấn đề tồn tại lớn: còn nhiều vướng mắc trong thực hiện quy định pháp lý vềđăng ký biến động sử dụng đất, chất lượng bộ máy quản lý nhà nước vềđất đai chưa thật sựđáp ứng nhu cầu thực tế. Qua nghiên cứu, đánh giá trên địa bàn thành phố Việt Trì cho thấy hệ thống hồ sơ địa chính còn chưa được hoàn thiện đầy đủ và chính xác về mặt nội dung, số lượng nên vai trò của hệ thống còn chưa được phát huy đúng với ý nghĩa của nó.Tuy đã có sự thống nhất mẫu GCN QSDĐ và thủ tục đăng ký cho đất đai, nhà ở và tài sản gắn liền với đất, nhưng bộ

máy đăng ký đất đai, do được tổ chức theo sự phân biệt thẩm quyền đăng ký dựa trên loại chủ thểđăng ký, vẫn còn khá cồng kềnh. Công nghệ ứng dụng trong công tác đăng ký biến động và quản lý biến động đất đai được sử dụng ở các xã, phường chưa có sự thống nhất với nhiều phần mềm quản lý khác nhau, thậm chí là bằng phương pháp thủ công. Hồ sơđăng ký biến động được lập còn nhiều sai sót và cần bổ sung thêm một số nội dung, thông tin cần thiết, nhất là bản đồđịa chính và GCN QSDĐ. Hơn nữa, do chưa xây dựng được cơ sở dữ liệu số và kết nối mạng đồng bộ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nên việc cung cấp thông tin đất đai được lưu trữ sau khi đăng ký còn rất hạn chế, chưa đáp ứng kịp thời và đầy đủ nhu cầu thông tin cho hoạt động quản lý của Nhà nước trong các lĩnh vực liên quan, cũng như cho các tổ chức, cá nhân trọng việc khai thác, sử dụng đất.

Việc cấp GCN QSDĐ, cũng chưa hoàn thành do nhiều nguyên nhân. Do đó tính pháp lý của nhiều thửa đất chưa được đảm bảo. Đồng thời với tư cách là một bộ

phận quan trọng trong hồ sơđịa chính, bên cạnh cơ sở dữ liệu địa chính, nó còn là nguyên nhân làm cho hệ thống đăng ký biến động đất đai xây dựng chưa đầy đủ, chưa thể phát huy hiệu quả cung cấp thông tin.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng quản lý biến động đất đai tại thành phố việt trì tỉnh phú thọ (Trang 86 - 90)