9. Cấu trúc của Luận văn
2.2. Thực trạng về quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông
2.2.2. Thực trạng công tác quản lý hoạt động NCKH của giảng viên trường Đại học CNTT&TT
Để nghiên cứu và tìm hiểu thực trạng về công tác quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông, đặc biệt là quản lý các đề tài NCKH chúng tối đã đi sâu nghiên cứu các văn bản pháp quy, các quy định NCKH của nhà trường đồng thời lấy ý kiến của các đồng chí CBGV và cán bộ làm công tác quản lý khoa học. Xem xét dưới góc độ thực tiễn, chúng tôi tập trung tìm hiểu các vấn đề sau:
- CBGV đánh giá về hoạt động NCKH
- Nguồn lực phục vụ cho hoạt động NCKH của nhà trường
- Các quy định về hoạt động NCKH được áp dụng trong nhà trường - Tính ứng dụng của các sản phẩm KHCN
Để có thể đưa ra kết luận chính xác, chúng tôi đã tiến hành điều tra khảo sát đối với 250 CBGV trong nhà trường và thu được một số kết quả như sau:
2.2.2.1. Đánh giá của CBGV về hoạt động NCKH trong nhà trường Bảng 2.3: Đánh giá của giáo viên về vai trò hoạt động NCKH
Stt Vai trò của NCKH đối với GV Ý kiến đánh giá Tỷ lệ Ghi chú
1 Rất quan trọng 50 20%
2 Quan trọng 192 76,8%
3 Không quan trọng 8 3,2%
Thông qua bảng khảo sát về vai trò của hoạt động nghiên cứu khoa học đối với giảng viên trường đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông cho thấy, đại đa số các cán bộ giảng viên đều nhận thức được tầm quan trọng đặc biệt của nghiên cứu khoa học đối với bản thân và đối với nhà trường, tuy nhiên khoảng 3,2% trong tổng số giảng viên được khảo sát đưa ra quan điểm nghiên cứu khoa học không có vai trò quan trọng cho sự phát triển của nhà trường.
46
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Bảng 2.4: Ý kiến của giảng viên về lợi ích của hoạt động NCKH
Stt Lợi ích của hoạt động NCKH Ý kiến
đánh giá Tỷ lệ Ghi chú 1 Phát triển khả năng tư duy, óc sáng tạo,
tinh thần làm việc chủ động, tích cực
202 80,8%
2 Tạo môi trường, cơ hội bồi dưỡng năng lực và kiến thức chuyên môn của bản thân
166 66,4%
3 Phát hiện ra nhiều tri thức mới và áp dụng những tri thức ấy vào thực tiễn giảng dạy
194 77,6%
4 Nghiên cứu khoa học tạo tiền đề và hỗ trợ đắc lực cho công tác giảng dạy
147 58,8%
Trong quá trình điều tra suy nghĩ của các cán bộ giảng viên về lợi ích bản thân mỗi người thu nhận được khi tham gia nghiên cứu khoa học, phần lớn đều nhận thấy nghiên cứu khoa học đem lại rất nhiều lợi ích khác nhau góp phần nâng cao chất lượng học tập và giảng dạy, đặc biệt ý kiến ; Phát triển khả năng tư duy, óc sáng tạo, tinh thần làm việc chủ động, tích cực và Phát hiện ra nhiều tri thức mới và áp dụng những tri thức ấy vào thực tiễn giảng dạy được đánh giá rất cao.
Bảng 2.5: Ý kiến của giảng viên về lý do tham gia NCKH
Stt Lý do tham gia NCKH của GV Ý kiến Tỷ lệ Ghi chú 1 Vì lòng say mê nghiên cứu khoa học 25 10%
2 Để hoàn thành định mức 211 84,4%
3 Tăng thêm thu nhập 9 3,6%
4 Lý do khác (còn nhiều việc khác phải làm..)
5 2%
47
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Khi bắt đầu thực hiện bất kỳ một công việc nào, để đạt được một kết quả tốt đẹp phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau, trong đó niềm đam mê đối với công việc của mỗi người đóng một vai trò hết sức quan trọng đối vớ sự thành công. Hầu hết các cán bộ giảng viên nhà trường đều đưa ra lý do tham gia nghiên cứu khoa học với mục đích hoàn thành định mức nghiên cứu khoa học theo quy định, tỷ lệ chiếm đến 84,4% trong tổng số 250 CBGV trả lời khảo sát. Tham gia nghiên cứu khoa học chỉ mang tính hình thức, thực hiện để thỏa mãn các tiêu chí thi đua năm học, để không phải bù giờ dạy sang nghiên cứu khoa học.
Như vậy có thể nói, giảng viên có thể thành công trong sự nghiệp giáo dục của mình chỉ chiếm số lượng rất ít trong nhà trường. Phần lớn trong số họ đã thiếu đi niềm khát khao, đam mê nghiên cứu khoa học. Chúng ta có thể thấy rõ hơn thông qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ lý do tham gia NCKH
3.6% 2%
84.4%
10%
Say mê NCKH Hoàn thành định mức Tăng thêm thu nhập Lý do khác
Thực trạng trên cho thấy, chúng ta cần đưa ra những biện pháp cụ thể để khuyến khích, động viên, khích lệ tinh thần tham gia nghiên cứu khoa học, sao cho mỗi cán bộ giảng viên có ý thức tự giác, hăng say nghiên cứu khoa học, góp từng viên gạch trong việc tạo dựng một nhà trường vững mạnh.
48
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
2.2.2.2. Nguồn lực phục vụ cho hoạt động NCKH của nhà trường.
Trong suốt quá trình 13 năm xây dựng và phát triển nhà trường, từ việc thiếu thốn cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ thưa thớt, cho đến nay toàn trường đã có khoảng 456 cán bộ, chúng ta có thể thấy cơ cấu đội ngũ cán bộ qua bảng tổng hợp sau:
Bảng 2.6: Số lượng đội ngũ cán bộ của nhà trường tính đến tháng 04/2014
Stt Đơn vị Tổng
số
Chia theo trình độ chuyên môn
PGS TS ThS Cử
nhân
1 Ban giám hiệu 4 1 3
2 Phòng HC-TC 11 3 8
3 Phòng QT-PV 7 4 3
4 Phòng KH-TC 7 1 6
5 Phòng Đào tạo 16 12 4
6 Phòng Công tác HSSV 8 6 2
7 Phòng Thanh tra Khảo thí &
ĐBCLGD
10 6 4
8 Phòng QLKH&QHQT 10 1 5 4
9 Phòng Thực hành triển khai CNTT
20 9 11
10 Phòng CNTT&TV 19 8 11
11 Khoa Công nghệ Thông tin 103 2 68 33
12 Khoa Công nghê Điện tử và Truyền thông
59 1 27 31
13 Khoa Công nghệ Tự động hóa 27 3 11 13
14 Khoa Hệ thống thông tin kinh 36 1 17 18
49
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
tế
15 Khoa Khoa học cơ bản 61 2 40 19
16 Bộ môn Truyền thông đa phương tiện
10 1 9
Tổng số 406 1 13 218 174
Các cán bộ quản lý và cán bộ giảng viên nhà trường đa phần đều là cán bộ trẻ, có năng lực và nhiệt huyết trong công việc. Tham gia tích cực trong các phong trào, hoạt động tập thể, đặc biệt là các hoạt động về khoa học công nghệ.
Ví dụ vào hồi đầu tháng 4 năm 2014, Đại học Thái Nguyên tổ chức Triển lãm thành tựu Đào tạo và KHCN nhân dịp kỷ niệm 20 năm thành lập Đại học Thái Nguyên, tập thể các cán bộ giảng viên nhà trường đã tham gia tích cực trong việc giới thiệu, trưng bày các sản phẩm KHCN có tính ứng dụng cao trong thực tiễn. Tại triển lãm, nhà trường đã dành 12 giải thưởng dành cho sản phẩm sáng tạo, góp phần quảng bá thương hiệu của nhà trường.
Tuy nhiên, việc đào tạo, khuyến khích tham gia bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực nghiên cứu khoa học cho cán bộ giảng viên trẻ vẫn đang là vấn đề quan trọng và cấp thiết.
Bên cạnh việc bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực nghiên cứu cho các cán bộ giảng viên, nhà trường còn tập trung tập huấn, đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý có kỹ năng, kỹ nghệ, tinh thần trách nhiệm cao. Kết quả khảo sát cho thấy đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý khoa học có thái độ tích cực chủ động trong công việc, nhiệt tình hỗ trợ các cán bộ giảng viên hoàn thành hồ sơ đề tài, hồ sơ tham dự hội thảo...và khả năng hoàn thành tốt công việc được giao.
50
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Bảng 2.7: Đánh giá về lực lượng quản lý hoạt động NCKH của nhà trường
Stt Lực lƣợng quản lý hoạt động
NCKH Ý kiến Tỷ lệ Ghi chú
I Về thái độ
1 Tích cực, chủ động 207 82,8%
2 Bình thường, thực hiện cho xong việc
37 14,8%
3 Chưa tích cực, chủ động 6 2,4%
II Về năng lực
1 Tốt 214 85,6%
2 Khá 36 14,4%
3 Trung bình 0 0
Trong công tác nâng cao chất lượng của hoạt động nghiên cứu khoa học, ngoài nguồn lực về con người, lãnh đạo nhà trường cũng thường xuyên tập trung đầu tư trang thiết bị cơ sở vật chất, kỹ thuật, phòng thực hành thí nghiệm, hệ thống mạng interet tốc độ cao phục vụ cho hoạt động học tập, giảng dạy và nghiên cứu. Hiện nay, hệ thống cơ sở vật chất của nhà trường đang được phát triển ngày càng mạnh với 45 phòng học lý thuyết, 8 phòng thực hành công nghệ thông tin, 9 phòng thí nghiệm với đầy đủ các trang thiết bị hiện đại phục vụ hiệu quả cho cán bộ giảng viên và sinh viên tham gia học tập và nghiên cứu.
Ngoài ra, nhà trường cũng tích cực hỗ trợ kinh phí thực hiện đề tài KHCN cấp cơ sở cho các cán bộ giảng viên, góp phần nâng cao chất lượng các đề tài nghiên cứu. Ví dụ, năm 2014 tổng số kinh phí nhà trường hỗ trợ cho các đề tài KHCN cấp cơ sở của giảng viên lên tới 266.110.000 đồng.
Đa số các cán bộ giảng viên, các nhà nghiên cứu đều có ý kiến cho rằng hệ thống cơ sở hạ tầng, tài liệu tham khảo của nhà trường về cơ bản đã đáp ứng đủ nhu cầu học tập, nghiên cứu. Tuy nhiên, một số ít cho rằng nhà trường cần
51
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
đầu tư hơn nữa kinh phí cho hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên, đặc biệt là kinh phí thực hiện các đề tài nghiên cứu. Hiện nay, đội ngũ cán bộ trẻ với tinh thần tích cực thiết kế và chế tạo ra các sản phẩm KHCN có tính ứng dụng cao như xe lăn điều khiển bằng cử chỉ tay, robot dò đường....điều đó cũng cho thấy cần một nguồn kinh phí tương xứng để tạo ra sản phẩm đáp ứng yêu cầu.
Với xu thế hiện đại hóa giáo dục, nhà trường cần có biện pháp tiếp tục đẩy mạnh đầu tư các nguồn lực phục vụ hoạt động nghiên cứu khoa học để đáp ứng yêu cầu của thời đại.
2.2.2.3. Các văn bản, quy định về hoạt động NCKH được áp dụng trong nhà trường
Hiện nay, hoạt động nghiên cứu khoa học của các cán bộ giảng viên nhà trường được thực hiện theo một số quy định của nhà nước như Thông tư số 12/2010/TT-BGDĐT về việc Ban hành Quy định về quản lý đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Quyết định số 924/QĐ-ĐHTN ngày 30 tháng 7 năm 2009 của Giám đốc Đại học Thái Nguyên về việc Quy định chế độ làm việc của nhà giáo trong Đại học Thái Nguyên…
Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông đã triển khai và thực hiện theo đúng quy định của nhà nước, của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đồng thời đã cụ thể hóa các bước thực hiện, các quy trình thực hiện bằng văn bản được lãnh đạo nhà trường xem xét phê duyệt, cụ thể như sau:
Xác định danh mục đề tài, giao đề tài và triển khai thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở
Bước 1: Xác định danh mục đề tài NCKH cấp cơ sở
- Đề xuất đề tài nghiên cứu khoa học: Cán bộ giảng viên đề xuất đề tài nghiên cứu khoa học với khoa chuyên môn.
52
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Hội đồng khoa học và đào tạo của khoa xác định danh mục đề tài NCKH cấp cơ sở và tổng hợp những đề tài được đánh giá là đạt.
- Thời gian hoàn thành việc xác định danh mục đề tài NCKH cấp cơ sở và gửi về phòng QLKH&QHQT trước ngày 30 tháng 9 hàng năm.
- Hiệu trưởng phê duyệt danh mục đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở.
Bước 2: Trường tổ chức xét duyệt đề cương đề tài nghiên cứu khoa học của cán bộ giảng viên, giao đề tài cho cán bộ giảng viên
- Chủ nhiệm của những đề tài có trong danh mục được duyệt ở Bước 1, viết thuyết minh và gửi về khoa. Khoa tổng hợp thông tin sau đó gửi các bản thuyết minh đề tài, bản tổng hợp thông tin và gửi về phòng QLKH&QHQT trước ngày 31 tháng 10 hàng năm.
- Nhà trường thành lập hội đồng chuyên gia xét duyệt đề cương đề tài NCKH cấp cơ sở, đánh giá và lập danh sách sắp thứ tự ưu tiên.
- Thời gian hoàn thành việc xét duyệt thuyết minh đề tài nghiên cứu khoa học của cán bộ giảng viên trước ngày 30 tháng 11 hàng năm.
- Nhà trường tổ chức họp Hội đồng về việc phân bổ kinh phí, giao đề tài cho cán bộ giảng viên.
Bước 3. Triển khai thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở
- Cán bộ giảng viên triển khai thực hiện đề tài theo đề cương đã được duyệt. Số cán bộ giảng viên tham gia thực hiện một đề tài không quá ba người, trong đó phải xác định một cán bộ giảng viên chịu trách nhiệm chính.
- Kết quả thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học của cán bộ giảng viên được trình bày trong báo cáo tổng kết đề tài
Tổ chức kiểm tra tiến độ thực hiện đề tài
- Việc kiểm tra tiến độ thực hiện đề tài sẽ được thực hiện 02 lần, lần 1 vào tháng 6 và lần 2 vào tháng 9 hàng năm.
53
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Việc tổ chức kiểm tra tiến độ đề tài do Hội đồng khoa học của khoa tổ chức dưới sự giám sát của phòng QLKH&QHQT.
- Chủ nhiệm đề tài sẽ chuẩn bị báo cáo. Sau khi báo cáo xong nộp lại bản báo cáo cho Hội đồng khoa học của khoa. Hội đồng khoa học khoa tổng hợp và gửi về phòng QLKH&QHQT khi kết thức đợt kiểm tra.
- Khoa tổng hợp mọi kiến nghị của chủ nhiệm đề tài và gửi về phòng QLKH&QHQT để tìm hướng giải quyết, tránh trường hợp khi nghiệm thu, chủ nhiệm đề tài không hoàn thành được sản phẩm như đã đăng ký.
Tổ chức đánh giá đề tài NCKH của cán bộ giảng viên - Xây dựng kế hoạch, thành lập hội đồng.
- Tiến hành nghiệm thu, đánh giá.
- Công khai kết quả.
Nội dung đánh giá đề tài
- Tổng quan tình hình nghiên cứu, lý do chọn đề tài.
- Mục tiêu đề tài.
- Phương pháp nghiên cứu.
- Nội dung khoa học.
- Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc phòng.
- Hình thức trình bày báo cáo tổng kết đề tài.
- Điểm thưởng (có công bố khoa học từ kết quả nghiên cứu của đề tài trên các tạp chí chuyên ngành trong và ngoài nước).
Sau khi tiến hành khảo sát về tình hình thực hiện các quy định về hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên, phần lớn đều cho rằng các quy định được áp dụng là hợp lý với tình hình và điều kiện thực tế của nhà trường. Việc đánh giá chất lượng các đề tài được cho là khá chặt chẽ.
54
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Bảng 2.8: Đánh giá mức độ thực hiện các nội dung quản lý hoạt động NCKH
Stt Mức độ Các nội dung
Rất tốt Tốt Trung
bình Chƣa tốt SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ 1 Xây dựng kế hoạch và
báo cáo kết quả hoạt động KHCN định kỳ
208 83,2% 27 10,8% 11 4,4% 4 1,6%
2 Xây dựng các quy định về hoạt động NCKH
125 50% 86 34,4% 27 10,8% 12 4,8%
3 Tổ chức thực hiện các hoạt động KHCN trong nhà trường (hội nghị, hội thảo, triển lãm, seminar..)
109 43,6% 131 52,4% 14 5,6% 6 2,4%
4 Tổ chức xét duyệt, đánh giá, nghiệm thu các kết quả NCKH
112 44,8% 95 38% 34 13,6% 9 3,6%
5 Thu thập và lưu trữ các sản phẩm KHCN của CBGV trong trường
78 31,2% 62 24.8% 73 29,2% 67 26,8%
Các nội dung quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học cũng được đánh giá cao về mức độ thực hiện, chỉ có nội dung lưu trữ các sản phẩm khoa học được đanh giá là thực hiện ở mức độ bình thường, có nhiều ý kiến nội dung này thực hiện vẫn còn chưa tốt. Do đó cần nâng cao trách nhiệm trong công tác quản lý các sản phẩm khoa học để có thể được tham khảo, sử dụng tốt hơn nữa
2.2.2.4. Tính ứng dụng của các sản phẩm KHCN
Trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu chất lượng các đề tài KHCN của giảng viên nhà trường, đồng thời phân tích tính ứng dựng trong thực tiễn học tập, giảng dạy và thực tiễn đời sống con người, chúng tôi đã thu được một số kết quả sau:
55
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Bảng 2.9: Mức độ ứng dụng các sản phẩm KHCN của nhà trường
Stt
Mức độ Loại sản phẩm
Rất tốt Tốt Trung bình Chƣa tốt SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ 1 Giải pháp, sáng
kiến 56 22,4% 77 30,8% 83 33,2% 34 13,6%
2 Sản phẩm phần
cứng 62 24,8% 74 29,6% 59 23,6% 45 18%
3 Chương trình,
phần mềm 46 18,4% 66 26,4% 85 34% 53 21,2%
4 Bài giảng, giáo
trình điện tử 34 13,6% 42 16,8% 91 36,4% 83 33,2%
5 Bài báo khoa học 63 25,2% 78 31,2% 57 22,8% 52 20,8%
6 Sách, tài liệu tham
khảo 51 20,4% 69 27,6% 76 30,4% 54 21,6%
Bảng tổng hợp số liệu cho thấy, các sản phẩm KHCN của trường đại học Công nghệ thông tin và Truyền thống rất đa dạng, phong phú, thiết thực và phù hợp với các chương trình giáo dục đào tạo của nhà trường.
Tuy nhiên kết quả khảo sát tính ứng dụng các kết quả nghiên cứu đề tài KHCN của giảng viên vẫn còn chưa cao, đặc biệt là các giải pháp, sáng kiến, bài giảng điện tử có tính ứng dụng rất thấp. Các cán bộ giảng viên nghiên cứu tìm tòi ra những tri thức mới, những sản phẩm mới với số lượng khá tương đối nhưng thực tế chỉ dừng lại ở đó, không phát triển thêm được, một phần là do công tác quản lý các sản phẩm KHCN vẫn còn chưa chặt chẽ, xác thực.