9. Cấu trúc của Luận văn
2.3. Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông
2.3.1. Những kết quả đạt được trong quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên
Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình xây dựng và phát triển nhà trường, đặc biệt là trước xu thế hội nhập toàn cầu hóa, nhưng tập thể nhà trường vẫn luôn luôn không ngừng phấn đấu, đoàn kết và vươn lên xây dựng nhà trường.
Với đội ngũ giảng viên trẻ nhiều nhiệt huyết, hăng say phấn đấu đã trở thành nguồn lực chính thúc đẩy sự phát triển đi lên của nhà trường. Cùng với chặng đường 12 năm phát triển, nhà trường đã tạo dựng được hệ thống cơ sở
60
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
vật chất, hạ tầng kỹ thuật đáp ứng đủ nhu cầu học tập và nghiên cứu của các cán bộ giảng viên và sinh viên nhà trường.
Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý có ý thức trách nhiệm, có năng lực giải quyết vấn đề nhanh chóng hiệu quả.
Hoạt động nghiên cứu khoa học dành được nhiều sự quan tâm, đầu tư và về cơ bản đã thực hiện tốt các nội dung quản lý góp phần phát triển mạnh mẽ hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên cũng như của toàn trường.
Các sản phẩm được tạo ra từ sự chăm chỉ học tập, nghiên cứu tìm tòi được đánh giá là đa dạng về hình thức và chất lượng về nội dung.
2.3.2. Những hạn chế còn tồn tại trong quản lý hoạt động nghiên cứu khoa hoc của giảng viên.
Ý thức, thái độ của cán bộ giảng viên tham gia nghiên cứu khoa học chưa cao, chưa thực sự khơi dậy được niềm đam mê trong nghiên cứu.
Phương thức đánh giá kết quả của các đề tài theo từng loại sản phẩm chưa đạt được sự thống nhất.
Sản phẩm KHCN được sáng tạo ra với số lượng tương đối lớn nhưng việc quản lý và lưu trữ thực hiện chưa đạt hiệu quả, chưa tận dụng được tối đa lợi ích của các sản phẩm KHCN đem lại.
Bộ máy quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của nhà trường còn mang nặng tính hình thức, sự phối hợp giữa các đơn vị trong việc giải quyết những công việc chung liên quan đến hoạt động nghiên cứu khoa học vẫn chưa cao. Kinh phí đầu tư cho hoạt động nghiên cứu khoa học còn thấp, mặc dù nhà trường đã nỗ lực bổ sung thêm kinh phí.
Để tìm hiểu những nguyên nhân gây ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên, chúng tôi đã tiến hành khảo sát thu thập ý kiến đánh giá về các nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan, kết quả cụ thể như sau:
61
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Bảng 2.11: Đánh giá nguyên nhân gây ảnh hưởng tới quản lý hoạt động NCKH của giảng viên
Stt
Mức độ Nguyên nhân
Rất ảnh hưởng
Ảnh hưởng
Ít ảnh hưởng
Không ảnh hưởng
SL % SL % SL % SL %
1 Cơ chế, chính sách
quản lý NCKH 63 25,2% 96 38,4% 52 20,8% 39 15,6%
2 Thời gian, kinh phí,
điều kiện làm việc 74 29,6% 92 36,8% 48 19,2% 36 14,4%
3 Môi trường KT-XH
địa phương 23 9,2% 42 16,8% 106 42,2% 79 31,6%
4 Động lực tham gia
quản lý NCKH 115 46% 86 34,4% 31 12,4% 18 7,2%
5 Trình độ, năng lực
chuyên môn 40 16% 88 35,2% 97 38,8% 45 18%
6 Giới tính, độ tuổi 42 16,8% 57 22,8% 102 40,8% 79 31,6%
7 Cuộc sống mưu sinh 61 24,4% 78 31,2% 75 30% 56 22,4%
Kết quả điều tra cho thấy, hầu hết các nguyên nhân đều gây ảnh hưởng ít nhiều đến công tác quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên, đặc biệt cơ chế, chính sách quản lý NCKH; thời gian, kinh phí điều kiện làm việc và động cơ tham gia quản lý NCKH được đánh giá là có ảnh hưởng nhiều nhất đến chất lượng và hiệu quả quản lý. Trong khi đó, nhiều ý kiến cho rằng môi trường kinh tế xã hội địa phương; giới tính độ tuổi lại có ít ảnh hưởng hơn.
Hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên là hoạt động có vai trò và vị trí chiến lược quan trọng đối với sự phát triển chung của nhà trường. Chính vì lẽ đó, để hoạt động quản lý được tiến hành có chất lượng và hiệu quả nhà trường cần quan tâm xem xét thực trạng và nguyên nhân đang tồn tại và tìm ra những phương hướng khắc phục nhanh chóng và kịp thời.
62
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Tiểu kết chương 2
Thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa học và công tác quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trường đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông trong những năm qua đã thu được nhiều kết quả tốt đẹp, song vẫn còn tồn tại một số những hạn chế nhất định.
Lãnh đạo nhà trường và tập thể cán bộ giảng viên đã luôn sát cánh cùng nhau, nỗ lực vươn lên xây dựng và phát triển nhà trường trong suốt hơn 12 năm qua. Nhà trường đã xây dựng hệ thống cơ sở vật chất vững chắc và quy mô, đội ngũ CBGV với năng lực và chuyên môn cao, đào tạo được nhiều thế hệ sinh viên có thành tích xuất sắc trong học tập khẳng định năng lực của bản thân trong công việc. Hoạt động nghiên cứu khoa học được quan tâm và đầu tư với nhiều thành tích nghiên cứu khoa học đáng khen ngợi. Tuy nhiên, trong công tác quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học còn gặp nhiều vướng mắc khiến cho hoạt động nghiên cứu khoa học chưa tương xứng với tầm vóc của nhà trường.
Từ kết quả nghiên cứu lý thuyết và khảo sát thực trạng quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên tạo cơ sở và điều kiện để xây dựng các biện pháp quản lý phù hợp đem lại hiệu quả cho trường đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông.
63
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Chương 3
CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG