Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trường đại học công nghệ thông tin và truyền thông (Trang 76 - 82)

9. Cấu trúc của Luận văn

3.3. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý

Mục đích khảo nghiệm để kiểm tra, đánh giá xem các biện pháp mà chúng tôi đề xuất có cấp thiết và khả thi khi áp dụng trong công tác quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trường đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông hay không.

b, Đối tượng khảo nghiệm

Các biện pháp quản lý Chế độ

khen thưởng kỷ

luật

Phối hợp giữa các đơn vị trong

quản lý

Tăng cường đầu tư các nguồn lực

Nâng cao nhận thức và

bồi dưỡng cán bộ Tổ chức

thực hiện quy trình NCKH Ứng dụng

CNTT trong quản

75

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chúng tôi tiến hành khảo nghiêm trên khoảng 250 cán bộ giảng viên của nhà trường

c, Địa điểm khảo nghiệm

Tại trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông – Đại học Thái Nguyên

d, Phương pháp khảo nghiệm

Chúng tôi sử dụng phiếu câu hỏi điều tra về mức độ cấp thiết và khả thi của các biện pháp đã đề xuất

e, Nội dung khảo nghiệm

Bao gồm 02 nội dung: Tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp được đánh giá thành 04 mức độ từ cao xuống thấp, trong đó mức 1 là cao nhất, mức 4 là thấp nhất.

f, Kết quả khảo nghiệm

Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết của các biện pháp đề xuất, cụ thể như sau:

Bảng 3.1: Kết quả đánh giá mức độ cấp thiết của các biện pháp

Stt

Mức độ cấp thiết Các biện pháp

1 2 3 4

SL % SL % SL % SL %

1 Tổ chức thực hiện đúng quy trình NCKH

75 30% 96 38,4% 49 19,6% 30 12%

2 Thực hiện công tác bồi dưỡng năng lực chuyên môn, năng lực NCKH cho CBGV

114 45,6% 87 34,8% 31 12,4% 18 7,2%

3 Đầu tư các nguồn

lực phục vụ cho 82 32,8% 88 35,2% 53 21,2% 27 10,8%

76

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

hoạt động NCKH 4 Tiến hành phối hợp

giữa các đơn vị chức năng để quản lý sản phẩm KHCN

94 37,6% 85 34% 57 22,8% 14 5,6%

5 Xây dựng cơ chế khen thưởng, kỷ luật hợp lý

56 22,4% 72 28,8% 78 31,2% 44 17,6%

6 Ứng dụng CNTT trong quản lý hoạt động NCKH

64 25,6% 89 35,6% 58 23,2% 39 15,6%

Đa số các biện pháp đưa ra đều được đánh giá là cấp thiết đối với việc quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trong nhà trường, biện pháp được cán bộ giảng viên nhà trường quan tâm nhất là Thực hiện công tác bồi dưỡng năng lực chuyên môn, năng lực NCKH cho CBGV chiếm đến 45,6%

trên tổng số CBGV được bày tỏ ý kiến.

Đội ngũ cán bộ giảng viên có phẩm chất đạo đức, giỏi trình độ chuyên môn, có năng lực nghiên cứu chính là một thế mạnh lớn nhất của một nhà trường. Mạnh về lực lượng giảng dạy sẽ tạo được tiếng vang và sức hút của nhà trường. Bất kỳ ai cũng đều mong muốn được học, được tiếp nhận tri thức từ những thầy cô giáo giỏi, những chuyên gia uyên thâm.

Chính vì lẽ đó, thường xuyên nâng cao bồi dưỡng trình độ chuyên môn, năng lực nghiên cứu luôn dành được nhiều quan tâm từ phía lãnh đạo nhà trường và của CBGV.

Bên cạnh đó, biện pháp Tiến hành phối hợp giữa các đơn vị liên quan để quản lý các sản phẩm KHCN cũng được đánh giá rất cấp thiết. Một sản phẩm không thể hoàn thành khi trong dây chuyền hoạt động gặp trục trặc ở một khâu nào đó, hoặc có hoàn thành thì cũng không thể nào hoàn hảo được.

77

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Trong hoạt động KHCN cũng vậy, để quản lý tốt rất cần có sự nhất trí, ủng hộ từ các bên liên quan, cùng nhau thực hiện công việc một cách nhịp nhàng, ăn khớp.

Hiện nay, việc quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của nhà trường vẫn còn mang nặng tính hình thức, thiếu đi sự tâm huyết với khoa học, tính hỗ trợ, phối hợp vẫn còn thấp. Sự đánh giá của CBGV về vấn đề này là phản ánh đầy đủ và phù hợp với thực tiễn.

Hầu hết các biện pháp đưa ra để đánh giá đều được cho là cấp thiết đối với tình hình thực tiễn của nhà trường trong thời gian tới.

Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp đề xuất, cụ thể như sau:

Bảng 3.2: Kết quả đánh giá mức độ khả thi của các biện pháp

Stt

Mức độ khả thi Các biện pháp

1 2 3 4

SL % SL % SL % SL %

1 Tổ chức thực hiện đúng quy trình NCKH

71 28,4% 84 33,6% 69 27,6% 26 10,4%

2 Thực hiện công tác bồi dưỡng năng lực chuyên môn, năng lực NCKH cho CBGV

105 42% 93 37,2% 30 12% 22 8,8%

3 Đầu tư các nguồn lực phục vụ cho hoạt động NCKH

68 27,2% 72 28,8% 81 32,4% 29 11,6%

4 Tiến hành phối hợp giữa các đơn vị chức năng để quản lý sản phẩm KHCN

117 46,8% 83 33,2% 36 14,4% 14 5,6%

5 Xây dựng cơ chế 98 39,2% 77 30,8% 59 23,6% 16 6,4%

78

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

khen thưởng, kỷ luật hợp lý

6 Ứng dụng CNTT trong quản lý hoạt động NCKH

74 29,6% 85 34% 63 25,2% 28 11,2%

Tất cả các biện pháp đều có tính khả thi tuy nhiên ở nhiều mức độ khác nhau, hầu hết các biện pháp mà cán bộ giảng viên cho rằng cấp thiết thì khi thực hiện đều có tính khả thi, tuy nhiên biện pháp Đầu tư các nguồn lực phục vụ cho hoạt động NCKH của giảng viên lại được đánh giá là có tính khả thi kém hơn cả, đặc biệt là nguồn lực kinh phí.

Khi trao đổi với một số cán bộ giảng viên, họ đều đưa ra ý kiến rằng do tình hình kinh tế, xã hội chung của đất nước còn đang gặp nhiều khó khăn, hiện tại cho thấy kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước đầu tư cho hoạt động nghiên cứu khoa học đang có xu hướng giảm sút nên khả năng đầu tư bổ sung nguồn lực sẽ đạt hiệu quả kém không như mong muốn mặc dù đây là biện pháp có tính cấp thiết hiện nay.

79

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tiểu kết chương 3

Dựa trên quan điểm nghiên cứu lý luận và thực tiễn công tác quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của cán bộ giảng viên trường đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông, đề tài đã xây dựng bổ sung và cụ thể hóa các biện pháp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên, đặc biệt là quản lý ứng dụng các sản phẩm nghiên cứu khoa học của nhà trường.

Tuy mỗi biện pháp đều có những tính năng, vai trò riêng nhưng đều chung một mục đích là nâng cao chất lượng và hiệu quả trong công tác quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của cán bộ giảng viên nói riêng và của toàn trường nói chung.

Các biện pháp mà chúng tôi đề xuất đều được các cán bộ giảng viên trong nhà trường đánh giá có tính cấp thiết và khả thi cao khi thực hiện. Khi áp dụng vào thực tế, các cấp lãnh đạo và nhà quản lý cần phối hợp các biện pháp một cách ăn khớp, nhịp nhàng sao cho đạt hiệu quả tốt nhất.

80

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trường đại học công nghệ thông tin và truyền thông (Trang 76 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)