3.1. ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG SÀI GÒN
3.1.3. Các vấn đề bức xúc trong quản lý chất lượng nước sông Sài Gòn
Nguồn nước sông Sài Gòn có giá trị sử dụng đa mục đích: cấp nước sinh hoạt, nông - công nghiệp, thuỷ lợi, dịch vụ, du lịch, giao thông thuỷ,…, nên nó cũng chịu ảnh hưởng đa tác động khác nhau từ chính các ngành khai thác, sử dụng nước và từ quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Các tác động này có thể được nêu tóm tắt như:
88
- Các ngành khai thác, sử dụng nước tạo nên áp lực căng thẳng, quá tải, dẫn tới nguy cơ khai thác, sử dụng cạn kiệt nguồn nước, từ đó nguồn nước trở nên nhạy cảm với các tác động ô nhiễm do các yếu tố/tác nhân tự nhiên và nhân tạo.
- Việc khai thác, sử dụng nước đa mục đích trên một dòng sông, tất yếu tạo ra khó khăn và mâu thuẫn trong phân vùng quản lý chất lượng nước và xả thải, từ đó nguồn nước không được quản lý, bảo vệ một cách toàn diện và đầy đủ.
- Các nguồn thải nhân tạo từ phát triển kinh tế - xã hội, gây ra ô nhiễm và tạo ra nhiều khó khăn trong việc bảo vệ chất lượng nước cho đa mục đích sử dụng.
Do đó, để giải quyết triệt để các tác động này đối với nguồn nước, thì công tác quản lý tài nguyên nước và bảo vệ chất lượng nước LVS phải có sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất trong phạm vi của một tỉnh, thành, cũng như trên phạm vi liên tỉnh, thành.
Tuy nhiên, theo các tài liệu [8,25,51,55,78], thời gian qua công tác quản lý nước và bảo vệ chất lượng nước LVS Sài Gòn còn có một số bất cập, vướng mắc, như:
1-Sức ép môi trường lên dòng sông ngày càng lớn và ngày càng tăng cao, trong khi còn thiếu một đầu mối quản lý thống nhất đối với dòng sông, bởi dòng sông được phân chia quản lý theo phạm vi ranh giới hành chính và bằng các cơ quan phân tán, rời rạc. Sự thiếu phối hợp hành động giữa các tỉnh, thành trên LVS Sài Gòn, cũng như sự thiếu phối hợp quản lý dòng sông ngay trong phạm vi một tỉnh, thành là nguyên nhân khiến cho dòng sông bị chia rẽ và không được quản lý thống nhất. Đây cũng là lý do khiến cho việc thực thi quản lý LVS trở nên chậm chạp, thiếu tính kịp thời, tuy chúng ta đã có Luật tài nguyên nước và Luật bảo vệ môi trường.
Trước khi Ủy ban BVMT lưu vực hệ thống sông Đồng Nai được thành lập vào năm 2008, thì chỉ LVS Đồng Nai mới có Ban quản lý quy hoạch LVS Đồng Nai (và cơ quan này hoạt động cũng không hiệu quả), còn trên LVS Sài Gòn không có một tổ chức chuyên trách nào thực hiện việc quản lý LVS. Nhìn chung, công tác quản lý tài nguyên nước và chất lượng nước sông Sài Gòn được thực hiện chủ yếu trên phạm vi quản lý hành chính của từng địa phương và trong phạm vi trách nhiệm của từng Sở, ngành dưới sự chỉ đạo theo hệ thống dọc của các Bộ, ngành trung ương, trong khi đó các hoạt động phối hợp giữa chính quyền các địa phương trên LVS với các Bộ, ngành trung ương, giữa chính quyền các địa phương trên LVS với nhau, cũng như giữa các Sở, ngành liên quan tại từng địa phương hoặc tại các địa phương trên LVS với nhau, còn chưa được chú trọng đúng mức và chưa có hiệu quả thiết thực.
Do đó, việc phổ biến ô nhiễm do các nguồn thải được xả vào nước sông theo dòng chảy tự nhiên còn diễn ra tự do từ địa phương này đến địa phương khác, cũng như việc khai thác và sử dụng nguồn nước trên cả lưu vực còn tạo nên khá nhiều mâu
89
thuẫn giữa các địa phương, ngành và cộng đồng sử dụng nước. Đặc biệt, nếu các địa phương ở đầu nguồn có hoạt động gây ô nhiễm nguồn nước, thì khu vực hạ lưu sẽ phải gánh chịu hậu quả. Từ đó dẫn tới những mâu thuẫn, cạnh tranh và hành động không nhất quán trong việc khai thác, sử dụng, quản lý và bảo vệ nguồn nước chung giữa các địa phương, các ngành và cộng đồng trên cùng LVS Sài Gòn.
2- Mặc dù, hiện nay Bộ TN&MT thống nhất quản lý tài nguyên nước và bảo vệ chất lượng nước, song chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn quản lý này vẫn còn bị phân chia, phân tán cho nhiều cơ quan trong phạm vi của một tỉnh, thành, trong khi đó các quy định về quản lý tài nguyên nước và bảo vệ chất lượng nước giữa các cơ quan có liên quan thường không có sự bàn bạc và thống nhất, nên còn tạo ra sự chồng chéo và thiếu nhất quán trong hành động quản lý tài nguyên nước và bảo vệ chất lượng nước.
Ở cấp địa phương, có khá nhiều cơ quan chịu trách nhiệm quản lý tài nguyên nước (Sở TN&MT, Sở NN&PTNT, Sở Giao thông Công chính, Sở Y tế,…), tạo nên nhiều chồng chéo, thiếu trách nhiệm chung và sự phối hợp lỏng lẻo giữa các cơ quan này với nhau. Do việc phân công và phân cấp trách nhiệm quản lý còn mập mờ, chưa rõ ràng, dẫn đến việc đùn đẩy trách nhiệm giữa các cơ quan quản lý chức năng và điều này không chỉ diễn ra ở cấp địa phương, mà còn ở cấp trung ương. Mặt khác, phương thức và cách thức giải quyết các vấn đề mâu thuẫn về khai thác, sử dụng, quản lý và bảo vệ chất lượng nước sông Sài Gòn cũng chưa thực sự hiệu quả. Mỗi địa phương, mỗi ngành đều tự đặt ra cho mình các mục tiêu về khai thác, sử dụng, quản lý và bảo vệ tài nguyên nước sông theo cách riêng, chưa có biện pháp lồng ghép và gắn kết vào các mục tiêu quy hoạch tổng thể của toàn bộ LVS Sài Gòn.
3- Cơ chế, chính sách pháp luật về quản lý LVS chậm được ban hành và hướng dẫn tổ chức thực hiện, đội ngũ cán bộ quản lý, cơ sở vật chất-kỹ thuật chưa được đào tạo, đầu tư, chuẩn bị phù hợp cho mục tiêu quản lý LVS và năng lực quản lý.
Sau khi Luật Tài nguyên nước ra đời năm 1998, tuy đã hình thành được một số Ban quản lý quy hoạch LVS lớn, song do thiếu cơ chế, chính sách hỗ trợ phù hợp, nên hoạt động còn cầm chừng và chưa hiệu quả [25]. Đến năm 2008 mới có Nghị định số 120/2008/NĐ-CP quy định về quản lý LVS, song trên thực tế mới chỉ thành lập được một số Ủy ban BVMT LVS lớn hoạt động độc lập và chưa gắn kết với các Ban quản lý quy hoạch LVS lớn đang hoạt động, nên công tác quản lý tài nguyên nước và bảo vệ chất lượng nước còn tách rời, phân tán và thiếu đầu mối quản lý thống nhất.
Bên cạnh đó, năng lực quản lý còn chưa đáp ứng được các nhu cầu thực tế. Cơ sở dữ liệu thu thập còn hạn chế, thông tin chưa được quản lý thống nhất và kịp thời.
Ngoài ra, đội ngũ cán bộ quản lý còn mỏng, thiếu, các trang thiết bị mạng quan trắc
90
nước sông chưa đảm bảo, nên chưa bảo đảm phát hiện và chủ động giải quyết kịp thời những vấn đề ô nhiễm “nóng” xảy ra. Nguồn lực (con người, kinh phí, các cơ sở vật chất) của các cơ quan quản lý, bảo vệ và sử dụng nguồn nước còn không đồng đều giữa tỉnh, thành này và tỉnh, thành khác, hoặc giữa cơ quan này và cơ quan khác. Việc phối hợp hành động về quản lý và bảo vệ chất lượng nước sông Sài Gòn giữa các vùng và khu vực trên LVS Sài Gòn còn yếu và nhiều thiếu sót, còn thiếu chiến lược, chương trình, kế hoạch hành động thống nhất và đồng thuận giữa các địa phương.
4- Chưa chú trọng đến công tác giáo dục, tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân tích cực tham gia, đóng góp sức người, kinh phí để cùng với nhà nước thực hiện việc khai thác, sử dụng, quản lý và bảo vệ nguồn nước, việc phổ biến pháp luật về tài nguyên nước và bảo vệ môi trường nước cũng còn nhiều hạn chế, chưa có các quy chuẩn kỹ thuật phù hợp để phân vùng bảo vệ và sử dụng nguồn nước,...
Kể cả sau khi Ủy ban BVMT lưu vực hệ thống sông Đồng Nai được thành lập, thì công tác quản lý và bảo vệ chất lượng nước sông Sài Gòn vẫn chưa được cải thiện, chưa ngăn chặn, đẩy lùi được tình trạng suy giảm chất lượng nước sông Sài Gòn. Các nguyên nhân của tình trạng này như đã được phân tích trong nội dung Chương 1.