3.4. DỰ KIẾN HIỆU QUẢ CỦA MÔ HÌNH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG SÀI GÒN ĐƯỢC ĐỀ XUẤT
3.4.2. Dự kiến về tính bền vững của mô hình
Tính bền vững của mô hình phụ thuộc vào động lực phát triển, khả năng giải quyết ổn thoả các mâu thuẫn nảy sinh để không ngừng thích ứng với những bối cảnh phát triển mới, trên cơ sở vẫn duy trì và nâng cao được hiệu quả quản lý.
Với động lực phát triển của mô hình là phục vụ lợi ích của cộng đồng, nên tính bền vững của nó phụ thuộc vào khả năng phấn đấu đạt được mục tiêu quản lý tự định đặt ra trong những bối cảnh phát triển thay đổi. Khả năng giải quyết ổn thỏa các mâu thuẫn nảy sinh để thích ứng với những bối cảnh phát triển mới, thể hiện qua việc bảo đảm toàn diện các điều kiện cần và đủ cho việc vận hành hiệu quả hệ thống quản lý (điều kiện pháp lý, tổ chức bộ máy, cơ chế hoạt động và tài chính cùng chính sách, giải pháp, công cụ hỗ trợ kèm theo), đồng thời thực hiện điều chỉnh, bổ sung nhằm củng cố hoàn thiện các điều kiện cần và đủ này, khi thấy cần thiết.
Do đó, với những phân tích trên đây, thì tương tự như trên có thể dự báo là, mô hình quản lý chất lượng nước sông Sài Gòn có tính bền vững cao trong bối cảnh phát triển hiện nay và định hướng đến năm 2020.
Tính bền vững của mô hình có thể kiểm chứng và đánh giá cụ thể thông qua hiệu quả của chu trình thực hiện thống nhất các mục tiêu quả lý, được tích hợp từ hoạt động đánh giá hiệu quả và tham mưu chính sách quản lý theo kế hoạch 5 năm.
154
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1/- KẾT LUẬN
Quản lý tổng hợp/quản lý tổng hợp tài nguyên nước/quản lý chất lượng nước LVS là những vấn đề khoa học quản lý liên hệ chặt chẽ theo quy luật vận động không ngừng và có ý nghĩa thời sự cấp bách hiện nay, nhất là khi tài nguyên nước của nước ta có nhiều yếu tố không bền vững, chịu nhiều tác động từ biến đổi khí hậu toàn cầu.
LVS Sài Gòn có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển lâu bền của các địa phương trên LVS và của cả vùng KTTĐ phía Nam, nên cần phải tổ chức quản lý nước và bảo vệ bằng được chất lượng nước sông cho các mục đích sử dụng khác nhau.
Muốn thực hiện được mục tiêu đó, cần phải có một mô hình quản lý chất lượng nước sông Sài Gòn thích hợp, hiệu quả khả thi và bền vững, dựa trên vai trò hoạt động quản lý thống nhất của tổ chức điều phối LVS, làm nhiệm vụ thống nhất quản lý LVS Sài Gòn. Việc đánh giá thực trạng hoạt động và hiệu quả quản lý của các Ban quản lý quy hoạch LVS lớn và các Ủy ban BVMT LVS lớn hiện có, đã cho thấy những định hướng chính cần nâng cấp và hoàn thiện căn bản các tổ chức điều phối LVS này theo hướng bảo đảm hiệu quả quản lý khả thi và bền vững.
Mặt khác, việc đánh giá thực trạng ô nhiễm và xác định nguyên nhân, đánh giá và dự báo diễn biến chất lượng nước, khả năng tiếp nhận nước thải của sông Sài Gòn đến năm 2020 là cơ sở kỹ thuật và thực tiễn tin cậy, để đề xuất các định hướng hoàn thiện bổ sung mô hình quản lý chất lượng nước sông Sài Gòn theo hướng có đủ năng lực đáp ứng các đòi hỏi của thực tiễn hiện nay và dự báo đến năm 2020.
Việc ứng dụng mô hình MIKE 11 để nghiên cứu, đánh giá và dự báo khả năng tiếp nhận nước thải của sông Sài Gòn đến năm 2020, được triển khai trong Luận án này là một hướng kiểm chứng mô hình MIKE 11 mới trong điều kiện cụ thể của LVS Sài Gòn, so với một số công trình nghiên cứu đã có, chủ yếu ứng dụng mô hình MIKE 11 để dự báo về khả năng chịu tải của nguồn nước sông. Hướng triển khai ứng dụng mô hình MIKE 11 này có nhiều triển vọng, bởi vì nó cho phép giảm nhẹ các nguồn số liệu đầu vào cần cung cấp cho tính toán và dự báo chất lượng nước, từ đó nâng cao độ tin cậy của mô hình. Tuy nhiên, độ tin cậy của mô hình vẫn cần cải thiện nhờ vào việc nghiên cứu mở rộng cho các phụ lưu liên hệ để hiệu chỉnh các biên đầu vào.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn cấp bách về quản lý LVS Sài Gòn, Luận án đã đề xuất mô hình quản lý chất lượng nước sông Sài Gòn, trên cơ sở đề xuất trao thêm chức năng và nhiệm vụ của Ủy ban BVMT lưu vực hệ thống sông Đồng Nai, để quản lý các LVS liên tỉnh trực thuộc (có LVS Sài Gòn) và hệ thống quản lý lưu vực hệ thống sông Đồng Nai về một đầu mối, đi từ việc lập và quản lý thực hiện quy hoạch
155
LVS đến việc lập và quản lý thực hiện Kế hoạch bảo vệ môi trường nước LVS, đồng thời thực hiện một số nâng cấp, hoàn thiện cần thiết về chính sách pháp luật, thể chế, tổ chức mô hình cùng các cơ chế hoạt động và tài chính của Ủy ban.
Trên cơ sở nâng cấp và hoàn thiện Ủy ban BVMT lưu vực hệ thống sông Đồng Nai, Luận án đề xuất mô hình quản lý chất lượng nước sông Sài Gòn với vai trò hoạt động quản lý trung tâm của Ủy ban LVS theo một quy trình và chu trình thực hiện thống nhất mục tiêu quản lý khoa học, chặt chẽ, trong đó vai trò của nhà nước và cộng đồng được đồng thời tăng cường theo hướng thiết lập một diễn đàn mở rộng, vừa bảo đảm tính dân chủ thực sự, vừa bảo đảm tính đồng thuận cao trong việc ra quyết sách, quyết định quản lý LVS, có sự phân định rõ ràng giữa trách nhiệm của Ủy ban và các địa phương trên LVS trong việc thực hiện từng khâu mắt xích của chu trình thực hiện thống nhất mục tiêu quản lý, có chú trọng các khâu trọng yếu nhằm bảo đảm hiệu quả cao cho mô hình quản lý theo hướng khả thi và bền vững.
Mô hình quản lý chất lượng nước sông Sài Gòn đề xuất thực chất là một bước phát triển mới hệ thống lý luận khoa học về quản lý LVS ở nước ta, cũng như là một bước phát triển mới có tính định lượng cao trong việc ứng dụng mô hình tiếp cận bảo vệ LVS (WPA) của Mỹ vào điều kiện thực tế của các LVS ở nước ta, tạo nên tính kế thừa, tính phát triển, tính ưu việt, tính khả thi và tính bền vững của mô hình được đề xuất. Thiết nghĩ, mô hình quản lý đã đề xuất, có thể được đưa vào kiểm chứng, đánh giá hiệu quả quản lý và nhân rộng cho các LVS liên tỉnh khác.
Việc đề xuất mô hình quản lý chất lượng nước sông Sài Gòn khả thi và hiệu quả bền vững, có ý nghĩa thực tiễn rất thiết thực cho công tác quản lý LVS nói chung và bảo vệ nguồn nước sông Sài Gòn nói riêng, là cơ sở để Ủy ban BVMT lưu vực hệ thống sông Đồng Nai hoạch định kế hoạch nâng cấp, hoàn thiện mô hình tổ chức quản lý của mình, cũng như để các cấp lãnh đạo và chính quyền cùng các cơ quan quản lý địa phương trên LVS điều chỉnh, xây dựng chương trình/kế hoạch cụ thể nhằm phối hợp hành động Ủy ban BVMT lưu vực hệ thống sông Đồng Nai trong việc nâng cấp, hoàn thiện mô hình tổ chức quản lý của Ủy ban, cũng như trong thực hiện Kế hoạch bảo vệ chất lượng nước sông Sài Gòn phục vụ mục tiêu phát triển bền vững. Mặt khác, việc kiểm chứng thực tiễn thành công mô hình này sẽ mở ra những triển vọng mới cho công tác quản lý LVS Sài Gòn nói riêng và các LVS khác nói chung.
Những kết quả chính có tính mới của luận án bao gồm:
(1) Đề xuất nâng cấp và hoàn thiện mô hình Ủy ban bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai với nhiều tính ưu việt về chính sách pháp luật và thể chế, tổ chức mô hình quản lý một đầu mối, bổ sung chức năng và nhiệm vụ, các thành phần
156
và quy chế tham gia, cơ chế hoạt động và tài chính, góp phần tạo ra một mô hình Ủy ban LVS phát triển tiến bộ, có đủ các điều kiện và năng lực khả thi, để thống nhất quản lý lưu vực hệ thống sông Đồng Nai, trong đó có LVS Sài Gòn.
(2)- Đề xuất mô hình quản lý chất lượng nước sông Sài Gòn với vai trò quản lý thống nhất của Ủy ban bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai theo một quy trình và chu trình thực hiện mục tiêu quản lý ưu việt, có đủ các điều kiện và năng lực khả thi, để quản lý chất lượng nước sông Sài Gòn theo hướng phát triển bền vững, mở ra nhiều triển vọng mới khả quan cho nhiệm vụ quản lý LVS ở nước ta.
2/- KIẾN NGHỊ
Từ kết quả nghiên cứu chính đã thu được, Luận án kiến nghị định hướng phát triển nghiên cứu tiếp theo trong thời gian tới như sau:
1. Tiếp tục mở rộng kiểm chứng ứng dụng mô hình MIKE 11 cho các phụ lưu liên hệ của sông Sài Gòn để nâng cao độ tin cậy trong việc ứng dụng công cụ kỹ thuật tiên tiến này nhằm phục vụ công tác quản lý chất lượng sông Sài Gòn.
2. Luận án còn bỏ ngỏ một số vấn đề quan trọng do vượt quá phạm vi nghiên cứu. Vì vậy, để Ủy ban bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai có được đầy đủ tổ chức, cơ chế hoạt động như đã đề xuất định hướng hoàn thiện trong Luận án, kiến nghị Trung ương nghiên cứu làm rõ và có hướng giải quyết phù hợp:
+ Cơ chế phối hợp giữa Trung ương và địa phương trong nhiệm vụ quản lý tổng hợp LVS nói chung;
+ Cơ chế phối hợp giữa các Bộ, ngành trung ương với các địa phương trong hoạt động của Ủy ban bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai.
+ Vướng mắc về chức danh Chủ tịch Ủy ban LVS lớn.
157
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
[1]. Ban quản lý đầu tư và xây dựng thuỷ lợi 9-Bộ NN&PTNT, (2007), Báo cáo đánh giá tác động môi trường chi tiết dự án thuỷ lợi Phước Hoà, TP.HCM.
[2]. Bộ Xây Dựng (2007), Quy hoạch cấp nước vùng KTTĐ phía Nam, Hà Nội.
[3]. Bùi Tá Long (2008), Giáo trình mô hình hoá môi trường, Viện Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia TP.HCM, TP.HCM.
[4]. Bùi Thị Hiếu (2001), Sự cần thiết phải quy hoạch sử dụng hợp lý tài nguyên nước lưu vực sông Đồng Nai nhằm góp phần xây dựng Đông Nam Bộ phát triển bền vững, Luận văn thạc sỹ, Viện Môi trường và Tài nguyên, TP.HCM.
[5]. Công ty Arup (2010), Sự ứng phó về nước và khí hậu cho TP.HCM, TP.HCM.
[6]. Cục thống kê Bình Dương (2008), Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương.
[7]. Cục thống kê TP.HCM (2008), Niên giám thống kê TP.HCM.
[8]. Cục quản lý chất thải và cải thiện môi trường - Tổng cục Môi trường (2010), Điều tra, đánh giá bổ sung các nguồn gây ô nhiễm và đề xuất các giải pháp quản lý, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường nước sông Đồng Nai, Hà Nội.
[9]. Chi cục bảo vệ Môi trường – Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM, Báo cáo kết quả quan trắc và giám sát chất lượng môi trường TP.HCM từ năm 2000-2008, TP.HCM.
[10]. Chi cục bảo vệ Môi trường TP.HCM (2008), Báo cáo các giải pháp cấp bách bảo vệ chất lượng nước sông Sài Gòn, TP.HCM.
[11]. Đinh Công Sản và nnk (2010), Nghiên cứu cơ sở khoa học nhằm quản lý và phát triển bền vững hệ thống công trình Dầu Tiếng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, TP.HCM.
[12]. Hoàng Đức Liên, Nguyễn Mạnh Nam (2001), Thủy lực và cấp thoát nước trong nông nghiệp, Hà Nội, Nxb Giáo Dục.
[13]. Huỳnh Chức (2005), Ứng dụng bài toán lan truyền các thành phần nguồn nước thải TP.HCM đến một số nhà máy trên sông Sài Gòn - Đồng Nai, Luận án thạc sĩ, Viện Môi trường và Tài nguyên, TPHCM.
158
[14]. Huỳnh Chức (2012), Nghiên cứu cơ sở khoa học đánh giá và quản lý chất lượng nước các điểm nguồn cấp nước sinh hoạt trên sông Sài Gòn thuộc hệ thống sông Đồng Nai, Luận án Tiến sĩ, Viện Khoa học thủy lợi miền Nam, TPHCM.
[15]. Huỳnh Thị Minh Hằng và nnk (2006), Quản lý thống nhất và tổng hợp các nguồn thải gây ô nhiễm trên lưu vực hệ thống sông Đồng Nai, Tạp chí phát triển KH&CN, Tập 9, Môi trường và Tài nguyên, trang 5-17.
[16]. Lâm Minh Triết, Nguyễn Thanh Hùng và nnk (2002), Dự án môi trường lưu vực sông Sài Gòn – Đồng Nai, Viện Môi trường Tài nguyên, TP.HCM.
[17]. Lê Mạnh Hùng và nnk (2009), Tác động của biến đổi khí hậu đến thiên tai và giải pháp ứng phó cho khu vực TP.HCM, Viện Khoa học Thủy Lợi Miền Nam, TP.HCM.
[18]. Lê Minh Chánh (2001), Nghiên cứu phân vùng chất lượng nước theo hệ thống các thông số chỉ thị và đánh giá khả năng sử dụng nước lưu vực sông Đồng Nai, Luận án thạc sỹ, Viện Môi trường và Tài nguyên, TPHCM.
[19]. Lê Trình (1996), Khả năng tiếp nhận nước thải, khả năng tự làm sạch của lưu vực sông Đồng Nai-Sài Gòn và biện pháp bảo vệ môi trường lưu vực, Báo cáo tổng hợp Đề tài cấp Bộ KHCN&MT, TP. Hà Nội.
[20]. Lê Trình (1997), Quan trắc và Kiểm soát ô nhiễm môi trường nước, Hà Nội, Nxb KH – KT.
[21]. Lê Trình (2000-2001), Nghiên cứu xây dựng cơ sở khoa học phục vụ quản lý thống nhất nguồn nước lưu vực sông Đồng Nai, Báo cáo tồng hợp Đề tài nhánh cấp Nhà nước, TP. Hà Nội.
[22]. Lê Trình (2008-2009), Nghiên cứu phân vùng chất lượng nước theo các chỉ số chất lượng nước (WQI) và đánh khả năng sử dụng các nguồn nước sông, kênh, rạch ở vùng TP.HCM, TP.HCM.
[23]. Ngân hàng Châu Á (2004), Quản lý tài nguyên nước ở lưu vực sông Đồng Nai – Dự án Tăng cường năng lực quản lý tài nguyên nước, TP.HCM.
[24]. Nguyễn Cửu Tuệ (2001), Xây dựng mô hình toán thích hợp phục vụ cho việc quản lý thống nhất tài nguyên nước lưu vực sông Đồng Nai, Luận án thạc sỹ, Viện Môi trường và Tài nguyên, TPHCM.
[25]. Nguyễn Hà Hải An (2010), Quy chế pháp lý về Ủy ban bảo vệ môi trường nước theo các lưu vực sông, Luận văn cao học, Đại học tự nhiên – Đại học Quốc gia TP. Hà Nội, TP. Hà Nội.
159
[26]. Nguyễn Hồng Quân (2007), Ứng dụng mô hình số độ cao trong quản lý tài nguyên và môi trường nước, Tạp chí Khí Tượng – Thủy Văn.
[27]. Nguyễn Kỳ Phùng và Nguyễn Phước Dân (2009), Nghiên cứu xác định tổng tải lượng tối đa ngày phục vụ xây dựng hạn mức xả thải trên sông Sài Gòn (đoạn từ Thủ Dầu Một đến Nhà Bè), Đề tài Sở KH&CN TP.HCM, TP.HCM.
[28]. Nguyễn Minh Lâm (2012), “Nghiên cứu đánh giá khả năng chịu tải và đề xuất các giải pháp bảo vệ chất lượng nước sông Vàm Cỏ Đông, tỉnh Long An”, Luận án Tiến sĩ, Viện Tài nguyên và Môi trường – Đại học Quốc gia TP.HCM, TP.HCM.
[29]. Ngô Đình Tuấn (2007), Phát triển và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên nước, Hội thảo chuyên đề về Đa dạng sinh học và Biến đổi khí hậu: Mối liên quan tới Đói nghèo và Phát triển bền vững, Hà Nội, Ngày 22-23 tháng 5/2007.
[30]. Nguyễn Sinh Huy và nnk (2008), Quy hoạch thủy lợi phục vụ việc tìm kiếm giải pháp chống ngập lụt cho TP.HCM, TP.HCM.
[31]. Nguyễn Thanh Sơn (2007), Đánh giá tài nguyên nước Việt Nam, Hà Nội, Nxb Giáo dục.
[32]. Nguyễn Tất Đắc (2005), Mô hình toán cho dòng chảy và chất lượng nước trên hệ thống kênh sông, Nxb Nông Nghiệp, TP.HCM.
[33]. Nguyễn Thị Tú Uyên (2010), Nghiên cứu phân loại vùng tiếp nhận nước thải công nghiệp của sông Sài Gòn trên địa bàn TP.HCM, Luận văn cao học, Đại học Tự nhiên.
[34]. Nguyễn Xuân Nguyên, Trần Đức Hạ (2004), Chất lượng nước sông hồ vào bảo vệ môi trường nước, Hà Nội, Nxb KH-KT.
[35]. Nguyễn Văn Thắng, Phạm Thị Ngọc Lan (2004), Quản lý tổng hợp lưu vực sông, Đại học Thủy Lợi, Hà Nội.
[36]. Nguyễn Viết Phổ, Vũ Văn Tuấn, Trần Thanh Xuân (2003), Tài nguyên nước Việt Nam, Hà Nội, Nxb Nông nghiệp.
[37]. Phân Viện khảo sát quy hoạch thủy lợi Nam Bộ (2001), Quy hoạch sử dụng tổng hợp nguồn nước sông Sài Gòn, TP.HCM.
[38]. Phạm Hồng Nhật (2012), Nghiên cứu ảnh hưởng của hệ thống công trình chống ngập úng khu vực TP.HCM đến môi trường và đề xuất các giải pháp phát huy và giảm thiểu, Báo cáo tổng hợp Đề tài độc lập cấp nhà nước ĐTĐL 2009/50, Viện Nhiệt đới Môi trường TP.HCM.