Các giải pháp, công cụ hỗ trợ quản lý chất lượng nước sông Sài Gòn

Một phần của tài liệu toàn văn Nghiên cứu đề xuất mô hình quản lý chất lượng nước sông sài gòn (Trang 132 - 156)

3.3. ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG SÀI GÒN VỚI TẦM NHÌN DÀI HẠN

3.3.3. Các giải pháp, công cụ hỗ trợ quản lý chất lượng nước sông Sài Gòn

Các giải pháp, công cụ hỗ trợ quản lý chất lượng nước sông Sài Gòn là không thể thiếu nhằm nâng cao hiệu quả mô hình quản lý theo hướng khả thi và bền vững.

3.3.3.1. Các giải pháp, công cụ pháp lý

- Với nguồn tài nguyên nước ở nước ta thuộc vào loại trung bình trên thế giới và có nhiều yếu tố không bền vững [52], kiến nghị bổ sung vào Luật tài nguyên nước các quy định về quản lý LVS, nhằm có cơ sở pháp lý ổn định cho việc quản lý LVS.

- Ban hành cơ chế phối hợp về quản lý LVS giữa Trung ương và địa phương, bảo đảm tăng cường dân chủ diễn đàn, có sự thu nhận, phản hồi thông tin hai chiều từ Trung ương đến địa phương nhằm giải quyết đúng, đủ, hiệu quả các vấn đề mâu thuẫn, tranh chấp trong khai thác, sử dụng nước và bảo vệ môi trường nước trên LVS.

- Ban hành thu thuế, phí, lệ phí, định mức đóng góp của tổ chức, cá nhân trong khai thác nước và xả nước thải vào LVS. Mức thuế, phí, lệ phí và định mức đóng góp phải khuyến khích tổ chức, cá nhân sử dụng nước tiết kiệm và đầu tư trạm xử lý nước thải, khai thác và sử dụng tiết kiệm các nguồn tài nguyên khác của LVS.

- Xây dựng cơ chế phân bổ nguồn thu từ thuế, phí, lệ phí,.. theo hướng ưu tiên cho hoạt động của Ủy ban LVS, và theo hướng các tỉnh ở thượng nguồn nhận được nhiều kinh phí hơn hạ nguồn để đầu tư vào hoạt động quản lý và bảo vệ nguồn nước.

- Ban hành quy định cấm đầu tư xây dựng mới, mở rộng các ngành nghề gây ô nhiễm cao và sử dụng nhiều nước vào các LVS, đặc biệt các LVS hiện nay không còn khả năng tiếp nhận nước thải và tải lượng ô nhiễm, như sông Sài Gòn.

- Các địa phương trên LVS cần có cơ chế giám sát cộng đồng để nâng cao giám sát của cộng đồng và chính quyền địa phương đối với các khu đô thị, khu dân cư, các K/CCN, cơ sở công nghiệp nằm ngoài K/CCN gây ô nhiễm nguồn nước sông.

3.3.3.2. Các giải pháp, công cụ kỹ thuật – công nghệ

1/- Phân vùng xả thải nước thải để quản lý chất lượng nước xả thải:

Theo kết quả đánh giá hiện trạng và dự báo khả năng tiếp nhận nước thải (xem mục 3.2), thì hiện nay sông Sài Gòn không còn khả năng tiếp nhận nước thải, nên cần nghiên cứu, áp dụng kết quả phân vùng xả thải nước thải phù hợp hơn, kết hợp phân vùng chất lượng nước tự nhiên theo đa mục đích sử dụng của nguồn nước.

124

Các quy chuẩn kỹ thuật về xả thải nước thải: QCVN 14:2008/BTNMT [42], QCVN 40:2011/BTNMT [70] hiện không còn ý nghĩa sử dụng cho sông Sài Gòn, nên cần áp dụng QCVN 08:2008/BTNMT cho việc phân vùng xả thải nước thải. Điều đó có nghĩa là cả phân vùng chất lượng nước tự nhiên và phân vùng xả thải nước thải đều được áp dụng chung theo QCVN 08:2008/BTNMT (nhóm A: A1, A2 và nhóm B: B1, B2), trong đó tiến hành việc phân vùng xả thải nước thải như sau:

- Đối với các đoạn sông dùng nước đa mục đích, thì chọn phân loại chất lượng nước tự nhiên cao nhất để phân vùng xả thải nước thải.

- Đối với các khu vực là “vùng đệm” an toàn cho nhà máy cấp nước ở hạ lưu sông, chịu ảnh hưởng của thuỷ triều (ví dụ nhà máy nước Tân Hiệp), thì sử dụng phân loại nhóm A-B (dưới A và trên B), với khoảng an toàn vùng đệm áp dụng, được tính từ trạm bơm nước thô cấp cho nhà máy nước, đi về phía hạ lưu.

- Kiểm tra kết quả phân vùng xả thải nước theo các thông số quan trắc đo đạc thực tế nhiều năm [9,10,44,45] và thực hiện điều chỉnh nếu thấy cần thiết.

Bảng 3.6: Phân vùng tiếp nhận nước thải trên LVS Sài Gòn

Stt Tên đoạn

sông/hồ Giới hạn

Lưu lượng (m3/s)

Phân loại tiếp nhận

Kq Ghi chú

01 Hồ Dầu Tiếng Toàn bộ 1,45 A 1

Phụ lưu

02 Rạch Chàm Cả lưu vực rạch Chàm - A 0,9

03 Rạch Trou Cả lưu vực rạch Trou - A 0,9

04 Rạch Htrou Cả lưu vực rạch Htrou - A 0,9

05 Rạch Bà

Chiêm Cả lưu vực rạch Bà Chiêm - A 0,9

06 Bà Chiêm - Bà

Hào Cả lưu vực rạch Bà Chiêm – Bà Hào - A 0,9

07 Rạch Bà Heo Cả lưu vực rạch Bà Heo - A 0,9

LVS Sài Gòn (đoạn từ cầu Bình Phước đi về hướng thượng nguồn sông Sài Gòn)

Sông chính:

01 Sông Sài Gòn Từ thượng nguồn đến ngã ba rạch Cầu

Võng và sông Sài Gòn - 43 A 0,9

125 Stt Tên đoạn

sông/hồ Giới hạn

Lưu lượng (m3/s)

Phân loại tiếp nhận

Kq Ghi chú

Đoạn sông từ ngã ba rạch Cầu Võng và sông Sài Gòn đến khu vực cầu Bình

Phước - 58,11 A 1 Vùng

đệm

Phụ lưu:

02 Rạch Láng The Cả lưu vực rạch Láng The 1,1 A 0,9

03 Rạch Hàng

Mớp Cả lưu vực rạch Hàng Mớp 0,55 A 0,9

Sông Thị Tính Cả LVS Thị Tính 19,3 A 0,9

04 Rạch Tra

Đoạn sông từ ngã ba rạch Tra và kênh

Xáng đến cầu An Hạ -11,65 A 0,9

Đoạn sông từ cầu An Hạ đến ngã ba

giữa rạch Tra đến sông Sài Gòn - 4,25 A 0,9

05 Rạch Dứa Cả lưu vực rạch Dứa 0,2 A 0,9

06 Rạch Bà Hồng Cả lưu vực rạch Bà Hồng 5,65 A 0,9

07 Rạch Cầu

Võng Cả lưu vực rạch Cầu Võng 1,95 A 0,9 Vùng

đệm

08 Sông Cầu Đập Cả lưu vực rạch Cầu Đập - 5,9 A 0,9 Vùng

đệm Các nhánh rạch khác chảy ra sông Sài Gòn thuộc địa bàn tỉnh Bình

Dương A 0,9

09 Các nhánh rạch khác chảy ra sông Sài Gòn thuộc địa bàn huyện Củ

Chi, Hóc Môn, quận 12 A 0,9

LVS Sài Gòn (đoạn từ cầu Bình Phước đi về phía hạ lưu sông Sài Gòn)

Sông chính:

10 Sông Sài Gòn

Đoạn sông Sài Gòn từ cầu Bình Phước đến ngã ba sông Sài Gòn và sông

Đồng Nai

97,78 B 1

Phụ lưu:

11 Sông Gò Dưa Cả lưu vực rạch Gò Dưa - 3,35 B 0,9

12 Rạch Ông Dầu Cả lưu vực rạch Ông Dầu (trên QL13) - 0,85 B 0,9 13 Kênh Tham Từ đầu nguồn kênh Tham Lương đến 0,15 B 0,9

126 Stt Tên đoạn

sông/hồ Giới hạn

Lưu lượng (m3/s)

Phân loại tiếp nhận

Kq Ghi chú Lương – sông

Vàm Thuật

khu vực cầu Tham Lương Đoạn kênh từ cầu Tham Lương đến

khu vực cầu Bến Phân 1,7 B 0,9

Đoạn kênh từ cầu Bến Phân đến ngã ba giữa sông Vàm Thuật và sông Sài

Gòn

11,9 B 0,9

14 Rạch Chiếc Cả lưu vực rạch Chiếc 33,9 B 0,9

15 Rạch Giồng

Ông Tố Cả lưu vực rạch Giồng Ông Tố - 24,8 B 0,9

16 Kênh Đôi – kênh Tẻ

Đoạn kênh từ ngã ba giữa kênh Đôi và kênh Tẻ đến trước ngã ba giữa kênh

Tẻ và sông Sài Gòn

- 35,5 B 0,9

Đoạn kênh từ ngã ba giữa kênh Đôi và sông Bến Lức đến trước ngã ba giữa

kênh Đôi và kênh Tẻ

16,95 B 0,9

17 Các nhánh rạch khác chảy ra sông Sài Gòn thuộc địa bàn quận 12,

Gò Vấp, Bình Thạnh… B

Ghi chú: Quy chuẩn phân vùng tiếp nhận nước thải được áp dụng là QCVN 08:2008/ BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.

Công trình [33] cũng thực hiện phân vùng xả thải nước thải công nghiệp trên LVS Sài Gòn theo QCVN 24:2009/BTNMT, song quy chuẩn này đã hết hiệu lực.

Việc phân vùng xả thải nước thải là một công cụ kỹ thuật góp phần vào mục tiêu bảo vệ chất lượng nước khỏi tác động xấu từ các hoạt động xả thải trên LVS. Do đó, công cụ kỹ thuật này cần được ứng dụng cho quản lý chất lượng nước sông.

127

2/- Đề xuất hoàn thiện mạng lưới quan trắc chất lượng nước ở vùng trung – hạ lưu sông Sài Gòn:

Một trong những hoạt động quan trọng của chu trình thực hiện thống nhất các mục tiêu quản lý là quan trắc và đánh giá chất lượng nước sông. Do đó, cần xây dựng mạng lưới quan trắc chất lượng nước thống nhất trên khu vực trung – hạ lưu nhằm bảo

Hình 3.49: Sơ đồ phân vùng xả thải nước thải vào LVS Sài Gòn

128

đảm thực hiện thống nhất chương trình quan trắc chất lượng nước sông Sài Gòn trên địa bàn TP.HCM và tỉnh Bình Dương theo sự điều phối chung của Ủy ban LVS.

Hiện nay, hàng năm TP.HCM và tỉnh Bình Dương đều có chương trình quan trắc chất lượng nước mặt riêng của mình. Song, số điểm, tần suất lấy mẫu và thông số quan trắc còn có sự khác biệt khá lớn giữa các địa phương này.

Bảng 3.7: Các điểm quan trắc nước sông Sài Gòn của TP.HCM

STT Vị trí Sông, rạch

Kinh độ X (m)

Vĩ độ

Y (m) Chú thích

1 Rạch Sơn Rạch

Sơn 0665959 1224487 Từ TP.HCM đổ ra sông Sài Gòn, thuộc xã An Nhơn Tây, huyện Củ Chi.

2 Bến nẩy

Rạch Láng The

0670787 1217902

Từ TP.HCM đổ ra Sông Sài Gòn, gần Cầu Bến Nẩy thuộc xã Phú Hoà Đông, huyện Củ Chi.

3 Rạch Cây Da Rạch

Cây Đa 0674001 1218960

Từ TP.HCM đổ ra sông Sài Gòn, thuộc xã Trung An, huyện Củ Chi (cạnh đống rác của Nhà máy đường).

4 Ngã Ba Dần Sông Sài

Gòn 0675169 1220914

Từ TP.HCM đổ ra sông Sài Gòn, đoạn hợp lưu sông Sài Gòn từ hướng hồ Dầu Tiếng đổ về.

5 Rạch Kè Rạch Kè 0674391 1218064 Từ TP.HCM đổ ra sông Sài Gòn, thuộc xã Trung An, huyện Củ Chi.

6 Cầu Suối

Vàm Chi 0676369 1215845 Từ TP.HCM đổ ra sông Sài Gòn, thuộc xã Hòa Phú, huyện Củ Chi.

7

Trạm bơm nước thô

Hoà phú

Sông Sài

Gòn 0676968 1214853

Trên sông Sài Gòn tại khu vực Nhà máy nước Tân Hiệp.

8 Bà Bếp

Rạch Hàng Mớp

0677860 1214055

Từ TP.HCM đổ ra sông Sài Gòn, thuộc xã Hòa Phú, huyện Củ Chi.

9 Rạch Tra Kênh

Rạch Tra 0681076 1208155 Từ TP.HCM đổ ra sông Sài Gòn, thuộc xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi.

10 Rạch Bà Hồng

Rạch Bà

Hồng 0684026 1206679 Từ TP.HCM đổ ra sông Sài Gòn, thuộc xã Nhị Bình, huyện Hóc Môn.

11 Vàm Thuật Sông

Bến Cát 0685027 1197676 Từ TP.HCM đổ ra sông Sài Gòn, thuộc xã An Phú Đông, Quận 12.

(Nguồn: Số liệu do Chi cục BVMT TP.HCM cung cấp, 2011)

129

Bảng 3.8: Vị trí các điểm quan trắc kênh rạch nội thị TP.HCM trên LVS Sài Gòn

STT Địa chỉ trạm Tọa độ VN 2000 (m)

X Y

1 Cầu Tham Lương – Kênh TLương 677910 1197108

2 Cầu An Lộc – Sông Vàm Thuật 683465 1200057

3 Cầu Lê Văn Sỹ – Kênh Nhiêu Lộc 683780 1192862

4 Cầu Điện Biên Phủ – Kênh Thị Nghè 685862 1193695

5 Cầu Chà Và – Kênh Tàu Hũ 681522 1188718

6 Rạch Ruột Ngựa 678647 1186974

7 Cầu Nhị Thiên Đường – Kênh Đôi 681025 1186946

8 Cảng Phú Định – Kênh Đôi 677617 1184603

9 Cống Hòa Bình – Rạch Lò Gốm 678788 1191019

10 Cầu Ông Buông – Rạch Lò Gốm 678929 1189369

(Nguồn: Số liệu do Chi cục BVMT TP.HCM cung cấp, 2011)

(Ghi chú: Theo dự án cải thiện chất lượng nước kênh Ba Bò, hiện nay TP.HCM đang quan trắc nước kênh Ba Bò, với 10 vị trí, tần suất 2 lần/năm, thông số: pH, SS, DO, BOD5, COD, tổng N, tổng P, Hg, Cd, Fe, Ni, Coliform, chất hoạt động bề mặt).

Bảng 3.9: Các điểm quan trắc nước sông Sài Gòn của tỉnh Bình Dương STT Vị trí Sông,

rách Kinh độ Vĩ độ Chú thích

A- Trên sông Sài Gòn và các rạch đổ ra sông:

1 SG1 Sông Sài

Gòn 0646158 1249969

Cách đập Dầu Tiếng 2km, dọc hai bờ đoạn sông này chủ yếu là sản xuất nông nghiệp

2 SG2 Sông Sài Gòn

0680197 1214077 Cầu Phú Cường gần trạm bơm nước thị xã Thủ Dầu Một (TDM)

3 SG3 Sông Sài

Gòn 0687271 1201792

Tại cửa rạch Vĩnh Bình, nơi đây là điểm kết thúc của sông Sài Gòn chảy qua địa phận tỉnh Bình Dương tiếp giáp với Tp.HCM

4 RTX1 Rạch Ông

Đành 0680563 1214730 Tại cầu Ông Đành trên rạch Ông Đành, gần chợ Thủ Dầu Một

5 RTX2 Suối Giữa 0679771 1217028

Suối Giữa, tại điểm băng qua Quốc lộ 13, điểm hợp lưu của suối Ông Thiền và suối Bà Phương đổ vào rạch Bà Cô

6 RTA1 Suối Cát 0683330 1211348 Suối cát, tại cầu trắng trên đường ĐT 745

130 STT Vị trí Sông,

rách Kinh độ Vĩ độ Chú thích

7 RTA2 Rạch Cua

Đinh 0684743 1210253

Tại cầu Bà Hai trên đường ĐT 745, điểm hợp lưu của rạch Cua Đinh và suối Chòm Sao

8 RTA3 Rạch Vĩnh

Bình 0687509 1202013 Cầu bắc qua rạch Vĩnh Bình, giáp ranh TP.HCM

9 RTA4 Hồ chứa 0689264 1204080 Tại điểm xả từ hồ chứa trong khu Quân đoàn 4 ra kênh Ba Bò

10 SGD1 sông Rạch

Trầu 0680633 1215279 Tại cửa sông Rạch Trầu, Thị Xã Thủ Dầu Một

11 SGD2 Sông Sài

Gòn 0679645 1214499 Tại cảng xăng dầu Công ty vật tư tổng hợp Sông Bé

12 SGD3 sông Sài

Gòn 0680366 1213911 Tại bến đò Thị xã Thủ Dầu Một 13 SGD4 Rạch Bà

Lụa 0680623 1210607 Tại cảng Bà Lụa B- Sông Thị Tính:

14 STT1 Sông Thị

Tính 0667679 1259266

Tại Cầu Khỉ trên suối Căm Xe thuộc xã Minh Thạnh, huyện Dầu Tiếng (cách ngã ba Giáp Nước khoảng 500m – hợp lưu suối Bà và suối Ông Thành); là điểm thượng nguồn sông Thị Tính tiếp nhận nước thải công nghiệp từ tỉnh Bình Phước đổ về

15 STT2 Sông Thị

Tính 0662897 1243029

Cầu Phú Bình bắt qua sông Thị Tính, thuộc xã Long Tân huyện Bến Cát (cách nhà máy sản xuất mủ cao su Phú Bình khoảng 1km)

16 STT3 Sông Thị

Tính 0673918 1232238

Cầu Quan thuộc thị trấn Mỹ Phước, huyện Bến Cát, đây là điểm hợp lưu của suối Đồng Sổ, suối Bài Lang, rạch Bến Củi đổ ra sông Thị Tính 17 STT4 Sông Thị

Tính 0675972 1220684 Cầu Ông Cộ (Nguồn: Số liệu do Chi cục BVMT tỉnh Bình Dương cung cấp, 2010)

- Thông số quan trắc:

+ TP.HCM: Nhiệt độ, pH, EC, DO, độ đục, TSS, BOD5, COD, độ kiềm, tổng N, tổng P, Pb, Hg, Cd, Cu, thuốc BVTV, dầu mỡ, E. Coli và Coliform.

131

+ Bình Dương: Nhiệt độ, độ pH, độ đục, độ dẫn điện, TDS, muối, DO, COD, SS, N-NH4+, N-NO3-, N-NO2-, tổng số Coliform, dầu tổng và dầu khoáng.

- Tần suất quan trắc:

+ TP.HCM: Nước sông Sài Gòn vào ngày 1, 8, 15 và 22 hàng tháng (Lấy mẫu ở 2 thời điểm nước ròng và nước lớn); Kênh rạch nội thành 4 lần/năm, vào tháng 2, 4, 9 và 11 (Lấy mẫu ở 2 thời điểm nước ròng và nước lớn).

+ Bình Dương: 6 lần/năm (Lấy mẫu ở 2 thời điểm nước ròng và nước lớn) Như vậy, các vị trí quan trắc của TP.HCM và tỉnh Bình Dương không có sự trùng lặp, phân bố khá hợp lý, cho phép theo dõi, đánh giá diễn biến chất lượng nước và kiểm soát nguồn thải (quan trắc tác động và xu hướng). Đây là điều kiện thuận lợi để thống nhất mạng lưới. Tuy nhiên, do tần suất, số lượng mẫu, thời điểm lấy mẫu và thông số quan trắc giữa hai địa phương còn có sự khác biệt khá lớn, nên số liệu quan trắc nước của hai địa phương còn chưa có sự tương thích tốt và cần phải điều chỉnh phù hợp theo kế hoạch quan trắc nước cấp vùng của Ủy ban LVS. Hiện tại, TP.HCM chưa có kế hoạch phát triển mạng lưới quan trắc đến năm 2020. Tuy nhiên, tỉnh Bình Dương đã có kế hoạch phát triển mạng lưới quan trắc này.

Ngoài ra, việc phối hợp, trao đổi chia sẻ số liệu quan trắc giữa các địa phương được thực hiện qua ký kết văn bản trao đổi hai chiều thông tin số liệu quan trắc, song cũng chỉ mới dừng lại ở mức độ trao đổi số liệu quan trắc nước kênh Ba Bò, phục vụ cho dự án cải thiện môi trường kênh. Do đó, cần xây dựng bổ sung hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu và chia sẻ thông tin quan trắc cấp vùng.

Trên cơ sở hiện trạng, quy hoạch mạng lưới quan trắc và hệ thống cơ sở dữ liệu và chia sẻ thông tin ở TP.HCM và tỉnh Bình Dương như trên, nghiên cứu sinh đề xuất xây dựng mạng lưới quan trắc chất lượng nước sông Sài Gòn thống nhất như sau:

- Về vị trí mạng lưới quan trắc:

Bảng 3.10: Đề xuất vị trí các điểm quan trắc vùng trung - hạ lưu sông Sài Gòn

Stt Vị trí Sông,

rạch Kinh độ Vĩ độ Chú thích Thông số

A. Quan trắc cố định TP.HCM

1 Rạch

Sơn Rạch Sơn 0665959 1224487

Từ TP.HCM đổ ra sông Sài Gòn, thuộc xã An Nhơn Tây, huyện Củ Chi.

Nhiệt độ, pH, EC, DO, độ đục, TSS, BOD5,

132 Stt Vị trí Sông,

rạch Kinh độ Vĩ độ Chú thích Thông số

2 Bến Nẩy

Rạch

Láng The 0670787 1217902

Từ TP.HCM đổ ra Sông Sài Gòn, gần Cầu Bến Nẩy thuộc xã Phú Hoà Đông, huyện Củ Chi

COD, độ kiềm, tổng N, tổng P, N-NH4

+, N-NO3 -, N-NO2

-, Pb, Hg, Cd, Cu, thuốc BVTV, dầu mỡ, E. Coli và Coliform 3 Rạch

Cây Da

Rạch

Cây Đa 0674001 1218960

Từ TP.HCM đổ ra sông Sài Gòn, thuộc xã Trung An, huyện Củ Chi (cạnh đống rác của Nhà máy đường).

4 Ngã Ba Dần

sông Sài

Gòn 0675169 1220914

Từ TP.HCM đổ ra sông Sài Gòn, đoạn hợp lưu sông Sài Gòn từ hướng hồ Dầu Tiếng đổ về.

5 Rạch

Kè Rạch Kè 0674391 1218064

Từ TP.HCM đổ ra sông Sài Gòn, thuộc xã Trung An, huyện Củ Chi.

6

Cầu Suối Vàm Chi

0676369 1215845

Từ TP.HCM đổ ra sông Sài Gòn, thuộc xã Hòa Phú, huyện Củ Chi.

7

Trạm bơm nước thô Hoà

phú

sông Sài

Gòn 0676968 1214853 Trên sông Sài Gòn tại khu vực Nhà máy nước Tân Hiệp.

8 Bà Bếp

Rạch Hàng Mớp

0677860 1214055

Từ TP.HCM đổ ra sông Sài Gòn, thuộc xã Hòa Phú, huyện Củ Chi.

9 Rạch Tra

Kênh

Rạch Tra 0681076 1208155

Từ TP.HCM đổ ra sông Sài Gòn, thuộc xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi.

10

Rạch Bà Hồng

Rạch Bà

Hồng 0684026 1206679

Từ TP.HCM đổ ra sông Sài Gòn, thuộc xã Nhị Bình, huyện Hóc Môn.

11 Vàm Thuật

Sông

Bến Cát 0685027 1197676 Từ TP.HCM đổ ra sông Sài Gòn, thuộc xã An Phú Đông,

133 Stt Vị trí Sông,

rạch Kinh độ Vĩ độ Chú thích Thông số

Quận 12.

12 Cầu Phú Mỹ

Sông Sài

Gòn 679542 1215163

Quan trắc tác động các nguồn thải từ Thủ Thiêm và quận 7.

13 Cầu Rạch Chiếc

Sông Sài

Gòn 692101 1195997

Quan trắc tác động các nguồn thải khu vực Cát Lái, Quận 2.

Tỉnh Bình Dương (2010 - 2015)(*)

1 SG1 sông Sài

Gòn 0646158 1249969

Cách đập Dầu Tiếng 2km, dọc hai bờ đoạn sông này chủ yếu là sản xuất nông nghiệp

Nhiệt độ, pH, EC, DO, độ đục, TSS, BOD5, COD, độ kiềm, tổng N, tổng P, N-NH4

+, N-NO3 -, N-NO2

-, Pb, Hg, Cd, Cu, thuốc BVTV, dầu mỡ, E. Coli và Coliform 2 SG2 sông Sài

Gòn 0646158 1249969

Cầu Phú Cường gần trạm bơm nước thị xã Thủ Dầu Một (TDM)

3 SG3 Sông Sài

Gòn 0680197 1214077

Tại cửa rạch Vĩnh Bình, nơi đây là điểm kết thúc của sông Sài Gòn chảy qua địa phận tỉnh Bình Dương tiếp giáp với TP.HCM

4 RTA2 Rạch

Cua Đinh 0687271 1201792

Tại cầu Bà Hai trên ĐT 745, điểm hợp lưu của rạch Cua Đinh và suối Chòm Sao

5 RTX2 Suối

Giữa 0680563 1214730

Suối Giữa, tại điểm băng qua Quốc lộ 13, điểm hợp lưu của suối Ông Thiền và suối Bà Phương đổ vào rạch Bà Cô

6 STT1 Sông Thị

Tính 0679771 1217028

Tại Cầu Khỉ trên suối Căm Xe thuộc xã Minh Thạnh, huyện Dầu Tiếng (cách ngã ba Giáp Nước khoảng 500m – hợp lưu suối Bà và suối Ông Thành);

là điểm thượng nguồn sông Thị Tính tiếp nhận nước thải công nghiệp từ Bình Phước đổ về.

7 STT3 Sông Thị 0683330 1211348 Cầu Quan thuộc thị trấn Mỹ

Một phần của tài liệu toàn văn Nghiên cứu đề xuất mô hình quản lý chất lượng nước sông sài gòn (Trang 132 - 156)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(210 trang)