3.2. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TIẾP NHẬN NƯỚC THẢI SÔNG SÀI GÒN
3.2.2. Tính toán hiện trạng và dự báo chất lượng nước sông Sài Gòn
3.2.2.1. Kết quả tính toán cho các kịch bản hiện trạng chất lượng nước sông Sài Gòn tại trạm bơm Hoà Phú
95
Hình 3.30: Kết quả mô phỏng BOD5 tại trạm bơm Hòa Phú theo các kịch bản
Hình 3.31: Kết quả mô phỏng DO tại trạm bơm Hòa Phú theo các kịch bản
Hình 3.32: Kết quả mô phỏng N-NH4+ tại trạm bơm Hòa Phú theo các kịch bản Nhận xét: Các kết quả tính toán trên hình 3.30 - 3.32 cho thấy, ứng với các kịch bản hiện trạng chọn nghiên cứu, thì chỉ có trong trường hợp tốt nhất xảy ra, chất lượng nước sông Sài Gòn tại Trạm bơm Hoà Phú mới đạt QCVN 08:2008/BTNMT, cột A2.
96
Như vậy, với thực trạng chất lượng nước sông Sài Gòn đã suy giảm hiện nay, thì cần phải thực hiện các giải pháp giảm thiểu tải lượng chất ô nhiễm xả vào sông Sài Gòn.
3.2.2.2. Kết quả tính toán dự báo chất lượng nước sông Sài Gòn và tại trạm bơm Hoà Phú với các kịch bản khác nhau
1/- Dự báo chất lượng nước sông Sài Gòn từ chân đập Dầu Tiếng đến trạm Phú An:
Kết quả mô phỏng chất lượng nước từ chân đập Dầu Tiếng đến Phú An đối với chỉ tiêu DO, BOD5, N-NH4+ theo các kịch bản như trên hình 3.33 – 3.35.
Hình 3.33: Kết quả mô phỏng chỉ tiêu DO trung bình tại các điểm trung-hạ lưu sông theo 4 kịch bản
Hình 3.34: Kết quả mô phỏng chỉ tiêu BOD5 trung bình tại các điểm trung - hạ lưu
97
sông Sài Gòn theo 4 kịch bản
Hình 3.35: Kết quả mô phỏng chỉ tiêu N-NH4+ trung bình tại các điểm trung-hạ lưu sông Sài Gòn theo 4 kịch bản
Nhận xét: Kết quả dự báo chất lượng nước trên sông Sài Gòn theo các kịch bản cho thấy, với nồng độ BOD5 chỉ ở kịch bản 3, 4, thì chất lượng nước đoạn sông từ chân đập hồ Dầu Tiếng đến Hòa Phú mới đảm bảo cấp nước sinh hoạt (cột A1, A2, QCVN 08:2008/BTNMT), trong khi đó đoạn từ Rạch Tra đến Phú An có thể đáp ứng cột B1 cho mục đích tưới tiêu trong cả 4 kịch bản. Tuy nhiên, chỉ tiêu N-NH4+ thì vượt quy chuẩn cho phép tại tất cả các vị trí dự báo.
2/- Kết quả dự báo chất lượng nước sông Sài Gòn tại trạm bơm Hoà Phú:
Hình 3.36: Kết quả mô phỏng BOD5 tại trạm bơm Hòa Phú theo các kịch bản giảm thiểu mức độ ô nhiễm
98
Hình 3.37: Kết quả mô phỏng DO tại trạm bơm Hòa Phú theo các kịch bản giảm thiểu mức độ ô nhiễm
Hình 3.38: Kết quả mô phỏng N-NH4+ tại trạm bơm Hòa Phú theo các kịch bản giảm thiểu mức độ ô nhiễm
Nhận xét: Kết quả tính toán dự báo theo các kịch bản cho thấy khả năng vượt quy chuẩn quy định tại trạm bơm Hòa Phú là rất cao, trừ trường hợp khi tất cả các kênh rạch đảm bảo chất lượng nước đạt quy chuẩn ở mức cao nhất (kịch bản 1). Thậm chí trong trường hợp hồ Dầu Tiếng xả với lưu lượng là 80 m3/s, thì chất lượng nước cũng không được cải thiện đáng kể. Đặc biệt trong trường hợp kịch bản 2, khi chất lượng nước sông Thị Tính nằm ở cột B1, thì khả năng lấy nước tại trạm bơm Hòa Phú là không khả thi, vì chỉ tiêu BOD5, N-NH4+ đều vượt quy chuẩn quy định. Do đó,
99
Luận án cũng đã dự báo cho trường hợp dời họng lấy nước (Hòa Phú) lên phía thượng lưu sông Thị Tính 10km (ở địa phận xã Phạm Văn Cội, huyện Củ Chi). Kết quả được thể hiện trong các hình từ hình 3.39 đến 3.44.
Hình 3.39: Kết quả mô phỏng BOD5 trên sông Sài Gòn, thượng lưu ngã ba sông Thị Tính 10km theo các kịch bản hiện trạng
Hình 3.40: Kết quả mô phỏng DO trên sông Sài Gòn, thượng lưu ngã ba sông Thị Tính 10km theo các kịch bản hiện trạng
100
Hình 3.41: Kết quả mô phỏng N-NH4+ trên sông Sài Gòn, thượng lưu ngã ba sông Thị Tính 10km theo các kịch bản hiện trạng
Hình 3.42: Kết quả mô phỏng BOD5 trên sông Sài Gòn, thượng lưu ngã ba sông Thị Tính 10km theo các kịch bản giảm thiểu
101
Hình 3.43: Kết quả mô phỏng DO trên sông Sài Gòn, thượng lưu ngã ba sông Thị Tính 10km theo các kịch bản giảm thiểu
Hình 3.44: Kết quả mô phỏng N-NH4+ trên sông Sài Gòn, thượng lưu ngã ba sông Thị Tính 10km theo các kịch bản giảm thiểu
Nhận xét: Kết quả dự báo theo các kịch bản hiện trạng cho thấy nguy cơ rủi ro vẫn rất cao khi sử dụng nguồn nước trên sông Sài Gòn do nguồn nước vượt mức quy chuẩn quy định, mặc dù có di dời họng thu nước lên phía thượng lưu. Tương tự với
102
trường hợp trạm bơm Hòa Phú, khả năng ô nhiễm cao nhất vẫn xảy ra trong trường hợp cửa sông Thị Tính có chất lượng nước ở cột B1.
3.2.3. Nhận xét, đánh giá chung
Kết quả đánh giá hiện trạng và dự báo chất lượng nước sông Sài Gòn theo các kịch bản mô phỏng cho thấy, nguồn nước sông Sài Gòn hiện tại không còn khả năng tiếp nhận nước thải tại nhiều thời điểm đối với chỉ tiêu BOD5 và N-NH4+. Các kịch bản dự báo chất lượng nước cho kết quả bi quan đối với LVS Sài Gòn và cho thấy nguy cơ ô nhiễm, suy thoái nguồn nước là nghiêm trọng trên LVS này, ảnh hưởng xấu tới khả năng cấp nước an toàn cho TP.HCM và tỉnh Bình Dương.
Tuy kết quả mô hình còn bị hạn chế bởi việc mô phỏng còn ít các chỉ tiêu chất lượng nước (BOD5, DO, N-NH4+) và trong tương lai cần tiếp tục mở rộng nghiên cứu bổ sung cho các chỉ tiêu, như : N-NO-2, N-NO-3, PO43-, coliform, cũng như cho các phụ lưu quan trọng khác trên LVS Sài Gòn, như: suối Tà Mông, Rạch Tra (LVS Sài Gòn), suối Ông Thành (LVS Thị Tính), song kết hợp kết quả đánh giá thực trạng ô nhiễm nước sông Sài Gòn, cũng phần nào cho thấy được bức tranh khá ảm đạm về hiện trạng và dự báo chất lượng nước sông Sài Gòn, cùng các phụ lưu nói chung.
Do đó, việc nghiên cứu đề xuất mô hình quản lý cùng các giải pháp tổng thể, khả thi nhằm giảm thiểu ô nhiễm, phục hồi chất lượng nước, nâng cao khả năng tiếp nhận nước thải của các sông rạch trên LVS Sài Gòn là rất cấp bách và cần thiết, không chỉ đối với hiện trạng hiện nay, mà còn đối với dự báo đến năm 2020.