CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.3 Kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu
4.3.3 Dò tìm sự vi phạm các giả định hồi quy
4.3.3.2 Giả định về phân phối chuẩn của phần dư
Phần dư có thể không tuân theo phân phối chuẩn vì những lý do sau: sử dụng sai mô hình, phương sai không phải là hằng số, số lượng các phần dư không đủ nhiều để phân tích..Thực tế thì thường phân phối của phần dư chỉ gần chuẩn vì luôn có sự chênh lệch do lấy mẫu.
Có 2 cách để kiểm tra phân phối chuẩn của phần dư. Cách thứ nhất là vẽ đồ thị Histogram của phần dư chuẩn hóa. Nếu đồ thị có dạng đường cong phân phối chuẩn nằm chồng lên biểu đồ tần số và có Mean xấp xỉ 0 và giá trị độ lệch chuẩn gần bằng 1 thì xem như phần dư có phân phối chuẩn. Cách thứ hai là vẽ đồ thị P-P plot, đồ thị này thể hiện các giá trị của các điểm phân vị của phân phối của biến phần dư theo các phân vị của phân phối chuẩn. Nếu trên đồ thị P-P plot các điểm này không nằm quá xa đường thẳng của phân phối chuẩn thì có thể xem như phần dư có phân phối gần chuẩn.
Kết quả đồ thị Histogram (trình bày tại Phụ lục 9) của nghiên cứu này cho thấy phần dư chuẩn hóa có dạng đường cong phân phối chuẩn, giá trị Mean xấp xỉ bằng 0 (1.69-15) và độ lệch chuẩn xấp xỉ bằng 1 (0.990). Như vậy, giả định về phân phối chuẩn của phần dư không bị vi phạm.
4.4 Phân tích mô tả các biến nghiên cứu
Các biến (các khái niệm nghiên cứu) được đo lường bằng thang đo với nhiều biến quan sát (multi-item scale). Thang đo dạng Likert được sử dụng để đo các khái niệm với 1 = hoàn toàn không đồng ý và 5 = hoàn toàn đồng ý.
Giá trị của thang đo có được bởi việc lấy trung bình của các biến quan sát dùng để đại diện cho khái niệm cần nghiên cứu và kết quả thống kê mô tả được trình bày trong bảng 4.6. Giá trị trung bình kỳ vọng của các khái niệm là 3 (trung bình của 1 và 5).
Bảng 4.14 Thống kê mô tả biến
Biến Số
mẫu
Nhỏ nhất
Lớn nhất
Trung bình
Độ lệch chuẩn
Thái độ (TD) 205 1 5 3.8888 0.61111
Chuẩn chủ quan (CCQ) 205 1 5 3.1671 0.70699
Kiểm soát hành vi cảm nhận (KSHV) 205 1 5 3.5500 0.66486
Kiến thức (KT) 205 2 4 2.9463 0.48714
Ý định sử dụng (YD) 205 1 5 3.4866 0.73315
Giá trị trung bình của biến “Thái độ” có được từ dữ liệu nghiên cứu là 3.88.
Kết quả này cho thấy người được phỏng vấn trong mẫu khảo sát đánh giá việc sử dụng túi sinh thái là có ích, tiện dụng hay an toàn là rất cao (giá trị trung bình trong dữ liệu là 3.88 so với điểm trung bình là 3.00). Đây là biến có giá trị trung bình lớn nhất trong tất cả các biến.
Giá trị trung bình của biến “kiểm soát hành vi cảm nhận” có được từ dữ liệu nghiên cứu là 3.55. Kết quả này cho thấy người được phỏng vấn trong mẫu khảo sát kiểm soát hành vi sử dụng túi sinh thái của bản thân là trên mức trung bình và họ có thể dễ dàng sử dụng túi sinh thái dựa trên quyết định của bản thân họ (giá trị trung bình trong dữ liệu là 3.55 so với điểm trung bình là 3.00).
Giá trị trung bình của biến “Chuẩn chủ quan” có được từ dữ liệu nghiên cứu là 3.16. Kết quả này cho thấy ý định sử dụng túi sinh thái của người được phỏng vấn trong mẫu khảo sát chịu ảnh hưởng từ người thân, bạn bè, đồng nghiệp của mình là rất cao, người được khảo sát thông thường đồng ý khi người thân hay những người quan trọng khuyên họ nên sử dụng túi sinh thái.
Giá trị trung bình của biến “Kiến thức” có được từ dữ liệu nghiên cứu là 2.94 thấp hơn mức trung bình là 3.00. Điều này chứng tỏ kiến thức của người tiêu dùng về túi sinh thái còn hạn chế, nhiều người vẫn chưa biết và chưa sử dụng túi thái còn nhiều. Đây là biến có giá trị trung bình thấp nhất trong các biến.
Giá trị trung bình của biến “Ý định sử dụng” có được từ dữ liệu nghiên cứu là 3.48 (so với điểm trung bình là 3.00). Kết quả này cho thấy người tiêu dùng có ý định sử dụng túi sinh thái vẫn chưa cao lắm. Hiện nay, túi sinh thái vẫn chưa được sử dụng rộng rãi để thay thể túi ni-lông. Mức độ tiêu dùng túi sinh thái trên mức trung bình của người tiêu dùng ở kết quả khảo sát là khá phù hợp trên địa bàn TP.HCM.
4.5 Phân tích ANNOVA
Phân tích ANNOVA giữa các biến nhân khẩu học (giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp và thu nhập) với “Ý định sử dụng”. Vấn đề nghiên cứu ở đây là xem xét mức độ quan trọng của yếu tố “Ý định sử dụng” có khác biệt giữa các nhóm biến cá nhân khác nhau
Bảng 4.15: Phân tích ANNOVA về mối quan hệ giữa “Giới tính” với “Ý định sử dụng”
ANOVA YD
Tổng bình
phương df
Bình phương
trung bình F Sig.
Giữa các nhóm 6.368 1 6.368 12.516 .001
Nội bộ nhóm 103.283 203 .509
Tổng cộng 109.651 204
Theo kết quả phân tích sâu ANNOVA, với mức ý nghĩa Sig. = 0.001 <0.05, ta thấy có sự khác biệt giữa nam và nữ đối với “Ý định sử dụng” túi sinh thái. Nữ là người thường xuyên mua sắm tại chợ và siêu thị vì thế nên có ý định sử dụng túi sinh thái nhiều hơn so với nam giới.
Bảng 4.16: Phân tích ANNOVA về mối quan hệ giữa “Độ tuổi” với “Ý định sử dụng”
ANOVA YD
Tổng bình
phương df
Bình phương
trung bình F Sig.
Giữa các nhóm 3.577 3 1.192 2.259 .083
Nội bộ nhóm 106.074 201 .528
Tổng cộng 109.651 204
Theo kết quả phân tích sâu ANNOVA, với mức ý nghĩa Sig. = 0.083 > 0.05, ta thấy không có sự khác biệt giữa các nhóm tuổi đối với “Ý định sử dụng” túi sinh thái.
Bảng 4.17: Phân tích ANNOVA về mối quan hệ giữa “Trình độ học vấn” với
“Ý định sử dụng”
ANOVA YD
Tổng bình
phương df
Bình phương
trung bình F Sig.
Giữa các nhóm 4.812 3 1.604 3.075 0.029
Nội bộ nhóm 104.839 201 0.522
Tổng cộng 109.651 204
Theo kết quả phân tích sâu ANNOVA, với mức ý nghĩa Sig. = 0.029 <0.05, ta thấy có sự khác biệt về “Ý định sử dụng” túi sinh thái giữa những người có trình độ học vấn khác nhau.
Bảng 4.18: Phân tích ANNOVA về mối quan hệ giữa “Nghề nghiệp” với “Ý định sử dụng”
ANOVA YD
Tổng bình
phương df
Bình phương
trung bình F Sig.
Giữa các nhóm 2.984 4 .746 1.399 .236
Nội bộ nhóm 106.667 200 .533
Tổng cộng 109.651 204
Theo kết quả phân tích sâu ANNOVA, với mức ý nghĩa Sig. = 0.236 > 0.05, ta thấy không có sự khác biệt về “Ý định sử dụng” túi sinh thái giữa những người có nghề nghiệp khác nhau.
Bảng 4.19: Phân tích ANNOVA về mối quan hệ giữa “Thu nhập” với “Ý định sử dụng”
ANOVA YD
Tổng bình
phương df
Bình phương
trung bình F Sig.
Giữa các nhóm 1.288 4 .322 .594 .667
Nội bộ nhóm 108.363 200 .542
Tổng cộng 109.651 204
Theo kết quả phân tích sâu ANNOVA, với mức ý nghĩa Sig. = 0.667 > 0.05, ta thấy ta thấy không có sự khác biệt về “Ý định sử dụng” túi sinh thái giữa những người có thu nhập khác nhau.
4.6 Thảo luận kết quả nghiên cứu
Từ kết quả phân tích trên, mô hình đưa ra đã được ủng hộ về mặt thực nghiệm, phù hợp vơi dữ liệu nghiên cứu trên một mẫu thuận tiện được thu thập tại TP.HCM. Ta có kết quả kiểm định các giả thuyết được trình bày trong bảng 4.11
Bảng 4.20: Kết quả kiểm định các giả thuyết
Giả thuyết Nội dung Giá trị p Kết quả
H1 Nếu người tiêu dùng càng có thái độ tích cực về túi sinh thái thì càng có ý định sử dụng túi sinh thái
P < 0.05 Chấp nhận
H2 Người tiêu dùng càng bị ảnh hưởng bởi chuẩn chủ quan càng nhiều thì họ càng có ý định sử dụng túi sinh thái
P < 0.05 Chấp nhận
H3 Nếu người tiêu dùng càng dễ dàng kiểm soát hành vi của mình thì họ càng có ý định sử dụng túi sinh thái
P < 0.05 Chấp nhận
H4 Người tiêu dùng càng có nhiều kiến thức về túi sinh thái thì họ càng có ý định sử dụng túi sinh thái
P < 0.05 Chấp nhận
4.6.1 Thái độ
“Thái độ” là nhân tố có cường độ tác động dương mạnh nhất đến ý định sử dụng túi sinh thái (Beta = 0.274), nghĩa là khi người tiêu dùng càng có thái độ tích cực thì họ càng có ý định sử dụng túi sinh thái. Điều này được giải thích là do trước đây người sử dụng thường bị bắt buộc phải sử dụng túi sinh thái trong các siêu thị lớn hay hệ thống metro, nên cảm giác người tiêu dùng khá tiêu cực. Ngày nay, khi môi trường dần trở thành mối quan tâm hàng đầu, người tiêu dùng biết tẩy chay bột ngọt Vedan khi công ty này gây ra ô nhiễm cho môi trường sống, thì cảm giác thích thú khi sử dụng một sản phẩm xanh như túi sinh thái là có ích cho môi trường, cảm thấy góp phần bảo vệ môi trường thì ý định sử dụng túi sinh thái được thực hiện mà ít cân nhắc tới các yếu tố khác. Theo nghiên cứu của Hồ Huy Tựu (2007) về ý định tiêu dùng cá, và nghiên cứu của Võ Thị Thanh Hiếu (2008) về ý định sử dụng rau sạch thì biến “Thái độ” ảnh hưởng dương lên “Ý định” và yếu tố này khẳng định
một lần nữa trong nghiên cứu này. Điều này phù hợp với giả thuyết H1 cho rằng nếu người tiêu dùng càng có thái độ tích cực về túi sinh thái thì họ càng có ý định sử dụng túi sinh thái.
4.6.2 Chuẩn chủ quan
Kết quả nghiên cứu cho thấy chuẩn chủ quan có tác động dương đến ý định hành vi (Beta = 0.267). Điều này được lý giải là ý định sử dụng túi sinh thái của người tiêu dùng tăng hay giảm phụ thuộc vào cường độ tác động của nhân tố chủ quan, mà chủ yếu là những người thân người quan trọng đối với họ. Kết quả phân tích phù hợp với giả thuyết H2 cho rằng nếu người tiêu dùng bị ảnh hưởng bởi chuẩn chủ quan càng nhiều thì họ càng có ý định sử dụng túi sinh thái.
4.6.3 Kiểm soát hành vi
Kết quả nghiên cứu cho thấy kiểm soát hành vi có tác động dương đến “Ý định sử dụng” (Beta = 0.203) cao hơn so với chuẩn chủ quan. Điều này được lý giải là do đối tượng chính trong mẫu chủ yếu là những người đã trưởng thành (từ 20 – 30 tuổi chiếm 60%), có suy nghĩ độc lập, ít phụ thuộc vào người khác do đó ý định sử dụng túi sinh thái chịu ảnh hưởng từ yếu tố bản thân nhiều hơn là môi trường bạn bè, người thân, đồng nghiệp tác động. Kết quả phân tích phù hợp với giả thuyết H3 cho rằng nếu người tiêu dùng càng dễ dàng kiểm soát hành vi của mình thì họ càng có ý định sử dụng túi sinh thái.
4.6.4 Kiến thức
Theo Selmes & Gronhaug (1986) cho rằng khi nghiên cứu về tâm lý người tiêu dùng thì nên chú ý kiến thức chủ quan vì nó tác động mạnh đến hành vi mua.
Đó là sự đánh giá của người tiêu dùng về những gì mà họ nghĩ họ biết về sản phẩm.
Nghiên cứu của Hồ Huy Tựu (2007) chỉ ra rằng kiến thức có ảnh hưởng trực tiếp và tác động dương lên ý định hành vi. Nghiên cứu của Võ Thị Thanh Hiếu (2008) cũng khẳng định một lần nữa rằng kiến thức có ảnh hưởng trực tiếp, tác động dương lên ý định hành vi. Còn trong nghiên cứu này, kiến thức tác động yếu nhất lên “Ý định sử dụng”. Điều này được lý giải là hiện nay thông tin về túi sinh thái, các kiến thức xung quanh về túi sinh thái như: lợi ích của túi sinh thái, chất lượng túi sinh thái,
vật liệu làm túi sinh thái, nơi sử dụng túi sinh thái, sử dụng như thế nào… là rất ít, người sử dụng muốn tìm kiếm thông tin chỉ qua các phương tiện internet là chủ yếu, truyền hình và báo chí hâu như chưa có các chiến dịch tuyên truyền phổ biến kiến thức về túi sinh thái rộng rãi nên “Ý định sử dụng” của người tiêu dùng chịu ảnh hưởng rất ít từ kiến thức mà họ có được về túi sinh thái. Kết quả phân tích phù hợp với giả thuyết H4 cho rằng nếu người tiêu dùng càng có nhiều kiến thức về túi sinh thái thì họ càng có ý định sử dụng túi sinh thái.
4.7 Tóm tắt
Chương này trình bày kết quả về mẫu nghiên cứu dưới dạng mô tả thống kê.
Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha chấp nhận tất cả các biến quan sát thuộc các thang đo “Thái độ”, “Chuẩn chủ quan”, “Kiểm soát hành vi cảm nhận”, “Kiến thức”
và “Ý định sử dụng”. Kết quả kiểm định giả thuyết cũng cho thấy rằng các giả thuyết đề ra trong nghiên cứu đều được chấp nhận.
Chương tiếp theo sẽ tóm tắt toàn bộ nghiên cứu, những đóng góp và hàm ý cũng như những hạn chế của nghiên cứu này và hướng nghiên cứu tiếp theo.