Quá trình hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu (Trang 53 - 59)

Chương 4: GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Á Châu

4.1.2. Quá trình hình thành và phát triển

Ngày thành lập: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB) đã được thành lập theo Giấy phép số 0032/NH-GP do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp

2Nguồn: www.acb.com.vn

ngày 24/04/1993, Giấy phép số 553/GP-UB do Ủy ban Nhân dân TP. Hồ Chí Minh cấp ngày 13/05/1993. Ngày 04/06/1993, ACB chính thức đi vào hoạt động.

Thời điểm niêm yết: ACB niêm yết tại Sở Giao Dịch Chứng Khoán Hà Nội (trước đây cũng là trung tâm giai dịch chứng khoán Hà Nội) theo quyết định số 21/QĐ-TTGDHN ngày 31/06/2006. Cổ phiếu ACB bắt đầu giao dịch vào ngày 21/11/2006.

Giai đoạn 1993 – 1995: Đây là giai đoạn hình thành ACB. Giai đoạn này, xuất phát từ vị thế cạnh tranh, ACB hướng về khách hàng cá nhân và doanh nghiệp nhỏ và vừa trong khu vực tư nhân, với quan điểm thận trọng trong việc cấp tín dụng, cung ứng sản phẩm dịch vụ mới mà thị trường chưa có (cho vay tiêu dùng, dịch vụ chuyển tiền nhanh Western Union, thẻ tín dụng).

Giai đoạn 1996 – 2000: ACB là Ngân hàng Thương mại Cổ phần đầu tiên của Việt Nam phát hành thẻ tín dụng quốc tế Mastecard và Visa. Giai đoạn này bắt đầu đào tạo nghiệp vụ ngân hàng hiện đại theo một chương trình toàn diện, đồng thời triển khai chương trình hiện đại hóa công nghệ thông tin ngân hàng. Cuối năm 2011, chính thức vận hành hệ thống công nghệ ngân hàng lõi là TCBS (The Complete Banking Solution: Giải pháp ngân hàng toàn diện). Năm 2000, ACB thực hiện tái cấu trúc như là một bộ phận của chiến lược phát triển trong nửa đầu thập niên 2000. Cơ cấu tổ chức được thay đổi theo định hướng kinh doanh và hỗ trợ.

Giai đoạn 2001 – 2005: Năm 2003, xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000. Năm 2005, ACB và Ngân hàng Standard Charterd (SCB) ký kết thuận hỗ trợ kỹ thuật toàn diện, và SCB trở thành cổ đông chiến lược của ACB, ACB triển khai giai đoạn hai của chương trình hiện đại hoá công nghệ ngân hàng.

Giai đoạn 2006 – 2010: ACB niêm yết tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội vào tháng 10/2006. Trong giai đoạn này, ACB đẩy nhanh việc mở rộng mạng lưới hoạt động, đã thành lập mới và đưa vào hoạt động 223 chi nhánh và phòng giao dịch, tăng từ 58 đơn vị vào cuối năm 2005 lên 281 đơn vị vào cuối năm

2010. Trong năm 2007, ACB tiếp tục chiến lược đa dạng hóa hoạt động, thành lập Công ty Cho thuê tài chính ACB; cũng như tăng cường hợp tác với các đối tác như Công ty Open Solution (OSI) – Thiên Nam để nâng cấp hệ ngân hàng cốt lõi, với Microsoft về áp dụng công nghệ thông tin vào vận hành và quản lý, Ngân hàng Standard Charterd về về phát hành trái phiếu…; Năm 2009, ACB hoàn thành cơ bản chương trình tái cấu trúc nguồn nhân lực, xây dựng mô hình chi nhánh theo định hướng bán hàng. Năm 2010, Xây dựng trung tâm tâm dữ liệu dự phòng đạt chuẩn ở tỉnh Đồng Nai, phát triển hệ thống kênh phân phối phi truyền thống như ngân hàng điện tử và bán hàng qua điện thoại (telesales). Trong giai đoạn này ACB được Nhà nước Việt Nam tặng hai huân chương lao động và được nhiều tạp chí tài chính có uy tín trong khu vực và trên thế giới bình chọn là ngân hàng tốt nhất Việt Nam.

Năm 2011, Định hướng chiến lược phát triển của ACB giai đoạn 2011 – 2015 và tầm nhìn 2020 được ban hành. Cuối năm, ACB đã khánh thành trung tâm Dữ liệu dạng Modun (enterprise module data center) tại Tp.HCM với tổng giá trị đầu tư 2 triệu USD. Đây là trung tâm dữ liệu xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên tại Việt Nam. Trong tuần cuối tháng 8 và nhanh chóng khôi phục toàn bộ số dư huy động tiết kiệm VND chỉ trong 2 tháng sau đó. ACB cũng lành mạnh hóa cơ cấu bảng tổng kết tài sản thông qua việc xử lý các tồn đọng liên quan đến hoạt động kinh doanh vàng theo chủ trương của Ngân hàng Nhà nước. Tuy lợi nhuận năm của tập đoàn ACB không như kỳ vọng nhưng là kết quả chấp nhận được trong bối cảnh môi trường hoạt động năm 2012 đầy khó khăn và phải xử lý tồn đọng về vàng. Năm 2012, ACB thành lập thêm 16 chi nhánh và phòng giao dịch.

4.1.2.2 Một số hoạt động kinh doanh chính

- Huy động vốn (nhận tiền gửi của khách hàng) bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ.

- Tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư.

- Nhận vốn từ các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước.

- Cho vay ngắn, trung và dài hạn.

- Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác.

- Đầu tư vào các tổ chức kinh tế.

- Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng.

- Kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc.

- Thanh toán quốc tế, huy động các loại vốn từ nước ngoài, đầu tư chứng khoán.

- Hoạt động bao thanh toán, đại lý bảo hiểm, cung cấp các dịch vụ cho thuê tài chính.

- Tư vấn tài chính doanh nghiệp và bảo lãnh phát hành.

- Các dịch vụ về quản lý quỹ đầu tư và khai thác tài sản, và cung cấp các dịch vụ ngân hàng khác.

Các sản phẩm chủ lực của ACB bao gồm: Cho vay vốn kinh doanh lưu động đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ; cho vay tiêu dùng, mua nhà đối với cá nhân.

4.1.2.3 . Cơ cấu tổ chức và quản lý

Cơ cấu tổ chức quản lý của ACB bao gồm: Đại hội đồng cổ đông, Hội động quản trị, Ban Kiểm soát, và Tổng giám đốc theo như quy định của Luật các TCTD năm 2010 tại điều 32.1 về cơ cấu tổ chức quản lý của TCTD.

Tập đoàn ACB gồm có Ngân hàng và các công ty con. Ngân hàng bao gồm các đơn vị Hội sở và kênh phân phối. Các đơn vị Hội sở và kênh phân phối. Các đơn vị hội sở gồm 9 khối và 8 phòng ban trực thuộc Tổng giám đốc. Kênh phân phối hiện nay có 324 chi nhánh và phòng giao dịch.

Chín khối: Khách hàng cá nhân, Khách hàng doanh nghiệp, Thị Trường Tài Chính, Phát triển kinh doanh, Vận hành, Quản lý rủi ro, Quản trị nguồn nhân lực, Quản trị hành chánh, Công nghệ Thông tin.

Các công ty con:

- Công ty Chứng khoán ACB (ACBS).

- Công ty Quản lý và khai thác tài sản Ngân hàng Á Châu (ACBA).

- Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng Á Châu (ACBL).

- Công ty Quản lý Quỹ ACB (ACBC).

4.1.2.4 Mạng lưới hoạt động

Gồm 345 chi nhánh và phòng giao dịch tại những vùng kinh tế phát triển trên toàn quốc:

Tại TP Hồ Chí Minh: 1 Sở giao dịch, 29 chi nhánh và 107 phòng giao dịch Tại khu vực phía Bắc (Hà Nội, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định, Hà Nam ): 20 chi nhánh và 79 phòng giao dịch.

Tại khu vực miền Trung (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum, Gia Lai, Bình Định, Phú Yên, Đak Lak, Lâm Đồng, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận): 13 chi nhánh và 35 phòng giao dịch.

Tại khu vực miền Tây (Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, An GIang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Trà Vinh, Sóc Trăng, Hậu Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau): 13 chi nhánh, 15 phòng giao dịch.

Tại khu vực miền Đông (Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước, Vũng Tàu): 5 chi nhánh và 29 phòng giao dịch.

Trên 2.000 đại lý chấp nhận thanh toán thẻ của Trung tâm thẻ ACB đang hoạt động.

969 đại lý chi trả của Trung tâm chuyển tiền nhanh ACB-Western Union.

4.1.2.5 Một số thành tựu đạt được trong thời gian vừa qua

Dưới sự đánh giá của các tập đoàn tài chính, tổ chức bình chọn, tạp chí uy tín trong nước cũng như quốc tế, ACB được biết đến là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu Việt Nam hiện nay. Với những nổ lực không ngừng trong các hoạt động kinh doanh để đem lại những tiện ích ngân hàng thiết thực nhất, ACB đã nhận được nhiều giải thưởng bằng khen sau gần 20 năm hoạt động:

“Ngân hàng bán lẻ xuất sắc nhất Việt Nam 2005 (Best retail bank in Vietnam 2005)” do The Asian Banker bình chọn.

“Chứng nhận thương hiệu Ngân hàng TMCP Á Châu ACB là Thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam do người tiêu dùng bình chọn năm 2006” do Phòng Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam bình chọn.

“Ngân hàng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tốt nhất Việt Nam năm 2007 (Best SME Lending Bank Vietnam 2007)” do Quỹ SMEDF, Dự án VNM/AID- CO/200/2469 bình chọn.

“Doanh nghiệp ASEAN xuất sắc" trong lĩnh vực đội ngũ lao động năm 2007”

do Hội đồng Tư vấn Doanh nghiệp ASEAN (BAC) bình chọn.

“Chất lượng Thanh toán quốc tế xuất sắc (Quality Recognition Award) năm 2007” do Tập đoàn Ngân hàng JP Morgan Chase bình chọn.

“Dịch vụ ngân hàng bán lẻ được hài lòng nhất năm 2008” do Báo Sài Gòn Tiếp Thị bình chọn.

“Ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm 2009” do Tạp chí Euromoney, Global Finance, Asiamoney, Finance Asia, the Banker, The Asset bình chọn.

“Ngân hàng vững mạnh nhất Việt Nam 2010” do Tạp chí The Asian Banker bình chọn.

“Ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm 2011” do Tạp chí World Finance, Euro Money, Asia Money, Global Finance bình chọn.

“Ngân hàng tốt nhất Việt Nam” do Tạp chí Euro Money bình chọn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu (Trang 53 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)