Các hiện vật trong di tích

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số si tích lịch sử văn hóa tiêu biểu ở huyện quỳnh lưu, tình nghệ an (Trang 47 - 50)

Chương 2. DIỆN MẠO MỘT SỐ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HOÁ TIÊU BIỂU TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUỲNH LƯU

2.1.4. Các hiện vật trong di tích

Trong quá trình điền dã, chúng tôi đã hệ thống được các hiện vật còn lại hiện nay trong di tích bao gồm: hiện vật bằng đá, đồng, gỗ và một số chất liệu khác.

TT Tên hiện vật Số lượng Chất liệu Hiện trạng

1 Voi to 2 Đá Nguyên vẹn

2 Voi nhỏ 2 Đá Nguyên vẹn

3 Ngựa, Hổ, Nghê 6 Đá Nguyên vẹn

4 Sư tử nhỏ 2 Đá Nguyên vẹn

5 Sư tử to 2 Đá Nguyên dáng, bị sơn

6 Nữ tỳ lớn 2 Đá Nguyên dạng, bị sơn

7 Nữ tỳ bé 2 Đá Nguyên dạng, bị sơn

8 Tượng Chiêm 2 Đá Sứt mũi, bị sơn

9 Tượng văn, võ 4 Đá Nguyên dạng

10 Cột cờ 2 Đá Mới

11 Bia đá 3 Đá Mới

12 Bể đá 1 Đá Mới

13 Lư hương 20 Đá Mới

14 Chuông cổ 1 Đồng Bị sứt, thủng

15 Hông đồng 1 Đồng Nguyên vẹn

16 Vạc đồng 2 Đồng Bị hỏng quai

17 Bát hương 1 Đồng Nguyên vẹn

18 Chén đồng 4 Đồng Nguyên vẹn

19 Chuông nhỏ 1 Đồng Nguyên dạng

20 Ống đũa 4 Gỗ Nguyên vẹn

21 Tượng 4 Gỗ Nguyên vẹn

22 Nhà vàng 1 Gỗ Nguyên dáng

23 Kiệu mai luyện 1 Gỗ Nguyên dáng

24 Đại tự 4 Gỗ Nguyên vẹn

25 Bình vôi 1 Sứ Nguyên vẹn

26 Trống 2 Da Nguyên vẹn

Qua bảng thống kê các này ta thấy đền Cờn xứng đáng là một ngôi đền cổ với việc ở đây còn giữ lại được những hiện vật quý: chuông cổ đúc năm Cảnh Hưng, hay nhà vàng do vua Gia Long tặng. Đáng chú ý là đền Cờn có một phiến đá hình chữ nhật (36cm  20cm) chạm rồng cả hai mặt. Thân rồng to mập, không vẩy (hoặc có vẩy nhưng đã bị mờ). Đầu rồng có sừng, sừng rồng tỷ lệ cân đối với thân.

Mũi rồng là những đường xoáy suốn cong. Râu rồng từ mũi rồng mà ra. Những nét chạm khắc ấy có phong cách gần gũi với các bức chạm thời Trần.

Bên cạnh đó, theo một số vị bô lão trong vùng kể lại, có một số hiện vật mà sau ngày bị bom Mỹ phá hoại, một số bà con trong vùng lấy đem về, nay đem trả, đang được ban quản lý bảo quản, chúng tôi chưa tìm hiểu để kê cứu.

Di tích đền Cờn trước đây bị chiến tranh huỷ hoại, một thời bị ruồng rẫy do đó hiện vật bị mất khá nhiều. Tuy nhiên hiện nay tại đây vẫn còn lưu giữ một bộ sưu tập tượng đá khá phong phú về loại hình con giống và tượng người. Đó là sự tinh tế, mềm mại nhưng chắc khoẻ trong kỹ thuật và hình thái biểu hiện là hình dáng đẹp và hoàn chỉnh của các kiểu mẫu, là sự uyển chuyển hài hoà của các hoa văn. Không chỉ tượng đá mà các tượng gỗ đều sử dụng theo một thủ pháp đăng đối, cân xứng tuyệt đối. Nghệ thuật chạm gỗ, điêu khắc trên đá ở đền Cờn vừa mang phong cách dân gian của người Việt vừa có sự kết hợp với nghệ thuật điêu khắc của người Chăm. Những hiện vật trong di tích như chuông, bia, kiệu, đồ tế khí các loại có rất nhiều giá trị mà đặc biệt cho chúng ta biết được trình độ thẩm mỹ và kĩ năng của người đương thời.

Có lẽ quy mô của ngôi đền, số lượng hiện vật ở di tích và cảnh quan giá trị đích thực của nó để người đời xếp đền Cờn đứng đầu ở đất Nghệ Tĩnh: "Nhất Cờn, nhì Quả, Bạch Mã, Chiêu Trưng". Bước vào những năm cuối của thế kỷ 20, Quỳnh Phương cơ bản đã hoàn tất chương trình ngói hoá. Sức ép về đất đai, bão lụt của vùng biển thôi thúc, những đòi hỏi về nhu cầu cuộc sống ngày càng cao của con người, điều kiện kinh tế kỹ thuật cho phép. Những ngôi nhà mái nhọn bán kiên cố được thay thế bởi những ngôi nhà mái bằng, nhà tầng kiên cố trong

tương lai. Lúc đó di tích đền Cờn - ngôi nhà mái nhọn lợp ngói âm dương xây dựng từ thời Lê trở thành một công trình kiến trúc cổ kính, hiếm hoi ở một vùng quê ven biển. Hiện tại, nó đã là một công trình kiến trúc đáng quý, một điểm du lịch hấp dẫn thì lúc đó lại càng quý hơn.

2.1.5. Một số nhận xét

Qua tìm hiểu và khảo sát tại di tích đền Cờn chúng ta thấy di tích thực sự có giá trị về lịch sử. Các di tích động sản và bất động sản từ văn bia, bài thúc ước, những văn tự chữ viết đến hiện vật, từ ngôi đền đến cảnh quan, giúp chúng ta hiểu thêm, làm sáng rõ lịch sử hình thành và phát triển của làng Càn xã Phương Cần thời xưa. Qua nghiên cứu di tích, chúng ta hiểu rõ và hình dung được khu vực cảng Xước, cửa Tráp con đường thiên lý thời Trần - Lê. Đồng thời, những tài liệu hiện vật ở đây giúp chúng ta nghiên cứu xác minh thêm con đường chinh Nam của triều Trần và Lê, cụ thể là Vua Trần Anh Tông năm 1312 và Lê Thánh Tông năm 1470. Chúng ta biết thêm được sự đóng góp của nhân dân sở tại đối với các triều đại phong kiến trung ương tập quyền lúc bấy giờ.

Điều khá lý thú là những sắc phong còn lại của đền qua các triều đại từ Trần đến Nguyễn phong tặng cho các vị thánh nương giúp cho chúng ta nhận biết thêm một biện pháp trong đường lối đối nội, đối ngoại của các triều đại phong kiến Việt Nam.

Dân tộc Việt Nam ở cạnh một quốc gia láng giềng rộng lớn, hùng mạnh như Trung Quốc, Hoàng hậu, công chúa nước bạn khi lâm nạn vẫn được tôn trọng dựng đền, phong sắc, hương khói đời này qua đời khác. Âu cũng là một bài học có tính chất thời sự nóng hổi cho chúng ta hôm nay và hậu thế mai sau.

Bên cạnh đó, việc đi sâu tìm hiểu về nội dung, giá trị kiến trúc nghệ thuật chúng ta thấy được sự sáng tạo cũng như tài năng kết tinh từ đôi bàn tay khéo léo thể hiện trí tuệ của ông cha ta. Chỉ xét riêng về mặt kiến trúc thì di tích cũng có ý nghĩa không nhỏ. Một công trình xây dựng từ thời Lê năm 1769 ở vùng bão lụt thường xuyên. Chiến tranh ác lịêt, bom đạn tàn phá vẫn còn trụ vững. Rõ ràng bộ khung nhà từ kết cấu đến chất liệu, từ khẩu độ mái đến chiều cao công trình, từ

hệ thống bờ nóc đến đá tảng kê cột. Tất cả đã để lại cho chúng ta ngày nay học tập. nghiên cứu, kế thừa… Nhà lợp ngói ép rui lát ván để chống nóng và tránh bão được xây dựng trong thời gian gần đây không chỉ ở vùng bãi ngang mà còn nhiều nơi khác trên đất huyện Quỳnh Lưu. Đó là chưa nói đến sự kết hợp hài hoà giữa yếu tố kỹ thuật và mỹ thuật. Các đồ án trang trí, các đề tài chạm khắc trên bộ khung nhà: từ bẩy đến câu đầu, từ thượng ốc đến quá giang, từ xà đến mái...với kỹ thuật chạm lộng có đề tài đường nét khi mềm mại tinh tế, lúc rắn rỏi khoẻ mạnh; lúc ẩn lúc hiện; khi thể hiện trọn vẹn nguyên dáng, lúc cách điệu dữ dằn như rồng và phượng. Với thủ pháp đó nghệ nhân đã đa dạng hoá đề tài, tránh sự trùng lặp một mô típ gây ra đơn điệu nhàm chán, tăng thêm vẻ đẹp cho công trình. Có thể nói bộ khung nhà là một tác phẩm điêu khắc cuối Lê còn lại ở trên đất Quỳnh Lưu.

Di tích không chỉ là niềm tự hào của quê hương, một di sản văn hoá mà còn là một điểm du lịch sáng giá hấp dẫn nhiều người. Xuất phát từ những giá trị đó, ngày 29/1/1993, Bộ văn hoá - thông tin đã có quyết định số 68/QĐ - BVHTT, công nhận đền Cờn là di tích lịch sử - văn hoá cấp Quốc gia.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số si tích lịch sử văn hóa tiêu biểu ở huyện quỳnh lưu, tình nghệ an (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)