Phương pháp tiếp cận

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro trong Đầu tư các dự Án khu Đô thị mới trên Địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 33 - 36)

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TRONG ĐẦU TƯ CÁC DỰ ÁN KHU ĐÔ THỊ MỚI

1.3. Phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

1.3.1. Phương pháp tiếp cận

1.3.1.1. Cơ sở toán học của các phương pháp phân tích rủi ro

Có nhiều cách tiếp cận khi phân tích đánh giá rủi ro và QLRR trong quá trình đầu tư dự án khu đô thị mới. Lý thuyết xác suất thống kê là một trong nhưng cách tiếp cận cổ điển của nhiều chuyên gia và nhà nghiên cứu về rủi ro nói chung và rủi ro trong quá trình triển khai các dự án khu đô thị mới nói riêng, việc ứng dụng lý thuyết này có cơ sở khoa học và được các doanh nghiệp, tổ chức và chuyên gia sử dụng rộng rãi hàng thế kỷ nay trong nhiều lĩnh vực trong đó có lĩnh vực xây dựng.

Khi phân tích rủi ro và QLRR trong quá trình đầu tư dự án khu đô thị mới, các yếu tố đầu vào của dự án đều không phải là các yếu tố có thể xác định được hoàn toàn mà là các biến ngẫu nhiên liên tục hoặc gián đoạn có thể ảnh hưởng rất lớn đến quá trình đầu tư và triển khai dự án.

Rủi ro trong triển khai các dự án đầu tư xây dựng khu đô thị mới là các yếu tố ngẫu nhiên liên quan đến hoạt động xây dựng ảnh hưởng tiêu cực đến sự hình thành

26

và thực hiện các dự án khu đô thị mới. Bản thân các tổ chức, doanh nghiệp đánh giá mức độ tác hại của rủi ro liên quan đến triển khai dự án khu đô thị mới để tìm mọi biện pháp trên cơ sở nguồn lực của tổ chức, doanh nghiệp nhằm ngăn chặn các tác động tiêu cực của rủi ro đến kết quả triển khai dự án khu đô thị mới là những nghiên cứu có tính hệ thống của lý thuyết QLRR.

1.3.1.2. Khái quát một số phương pháp phân tích, đánh giá rủi ro được nghiên cứu (1) Phương pháp phân tích điểm hòa vốn

* Nội dung, phạm vi áp dụng:

Là phương pháp được áp dụng chủ yếu đối với các doanh nghiệp sản xuất nhằm tránh các rủi ro do sản lượng hoặc giá bán thấp không đủ trang trải chi phí sản xuất. Đối với hoạt lĩnh vực xây dựng, phương pháp này giúp người phân tích tìm ra điểm hòa vốn trong quá trình đầu tư dự án khu đô thị mới, điểm mà ở đó doanh thu của các doanh nghiệp vừa đủ để bù đắp tất cả các chi phí khả biến và các chi phí bất biến liên quan đến dự án khu đô thị mới. Hai yếu tố điểm hòa vốn mà các doanh nghiệp cần xác định và xét đến là: sản lượng (khối lượng) hòa vốn liên quan đến sản phẩm của dự án khu đô thị mới và doanh thu hòa vốn khi thực hiện thương mại hóa đối với các sản phẩm của dự án.

* Ưu điểm: Phương pháp này kỹ thuật tính toán rất đơn giản, dễ áp dụng có thể phù hợp với hầu hết các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh trong đó có lĩnh vực xây dựng và đầu tư vào dự án khu đô thị mới.

* Nhược điểm: Vì tính toán đơn giản, nên phướng pháp này chưa tính đến các yếu tố tác động bên ngoài và các yếu tố bất định khác có thể ảnh hưởng đến quá trình triển khai dự án đầu tư xây dựng khu đô thị mới.

(2) Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

* Nội dung, phạm vi áp dụng:

Đây là phương pháp phân tích rủi ro đối với các dự án xây dựng khu đô thị mới bằng cách tìm và liệt kê tất cả các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình triển khai dự án khu đô thị mới của các doanh nghiệp và tổ chức. Sau đó, các chủ đầu tư và

27

doanh nghiệp tìm hiểu các nguyên nhân gây ra các rủi ro, các điều kiện làm tăng, giảm hoặc phát sinh rủi ro và sắp xếp các rủi ro xảy ra đối với các dự án đầu tư khu đô thị đó theo một trật tự nhất định từ đó đề xuất các biện pháp phòng tránh thích hợp đối với doanh nghiệp. Việc phân tích các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để tìm ra các rủi ro phải được thực hiện rất chi tiết, cụ thể và thường có dạng các bảng biểu, vì vậy nó còn có tên là phương pháp phân tích bằng ma trận. Thông thường, các nhà kinh tế sử dụng hai loại ma trận để phân tích rủi ro: ma trận phân tích rủi ro và ma trận B.C.G

Theo phương pháp này, ma trận phân tích rủi ro là một bảng gồm các hàng và các cột, trên đó thể hiện mục đích sản xuất kinh doanh, các chiến lược sản xuất kinh doanh, chiến lược Marketing, chiến lược phân phối sản phẩm… và dự đoán các rủi ro có thể gặp phải ứng với mỗi chiến lược đó, mức độ trầm trọng cấp bách của từng rủi ro và khả năng phát triển của các rủi ro đó. Trên cơ sở đó, các nhà phân tích rủi ro hoặc nhà kinh tế sẽ sắp xếp thứ tự ưu tiên giải quyết đối với các rủi ro. Trong ma trận phân tích rủi ro, các rủi ro có thể gặp do nhà quản lý tiên liệu trước thường được diễn tả bằng lời còn mức độ trầm trọng, cấp bách của rủi ro có thể diễn tả bằng lời hoặc dùng phương pháp cho điểm.

* Ưu điểm: Phương pháp phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng trong quá trình đầu tư dự án khu đô thị mới cho ta cái nhìn tổng quan về các rủi ro có thể xảy ra đối với các dự án khu đô thị mới làm cản trở chiến lược phát triển của doanh nghiệpvà cho biết vẫn đề nào cần giải quyết trước vấn đề nào sau sao cho hạn chế tới mức cao nhất các rủi ro có thể xảy ra.

* Nhược điểm: Vì là phương pháp liệt kê phân tích nên phương pháp phụ thuộc khà nhiều đến kinh nghiệm và trình độ người phân tích có nhìn nhận hết vấn để rủi ro, trong quá trình liệt kê các rủi ro hay không.

(3) Phương pháp phân tích độ nhạy

* Nội dung, phạm vi áp dụng: Là phương pháp được các doanh nghiệp xây dựng sử dụng nhiều trong phân tích các rủi ro trong quá trình triển khai dự án khu đô thị mới khi lựa chọn phương án, biện pháp, đánh giá các dự án đầu tư trong xây dựng các khu đô thị. Nội dung cơ bản của phương pháp là đành giá sự biến động

28

của các chỉ tiêu hiệu quả của dự án khi cho một hay nhiều biến số (chỉ số tính toán) thay đổi. Tùy theo số lượng biến số là ít hay nhiều mà người phân tích lựa chọn phương pháp phân tích độ nhạy thông thường hay phương pháp phân tích độ nhạy xác suất.

* Ưu điểm: Ưu điểm của các phương pháp là các chủ đầu tư, doanh nghiệp lường trước được các yếu tố rủi ro tác động đến quá trình đầu tư dự án xây dựng khu đô thị mới làm biến đổi, thay đổi các chỉ tiêu lợi nhuận của dự án khu đô thị mới để từ đó giúp các nhà đầu tư, doanh nghiệp xây dựng có biện pháp chuẩn bị đối phó nhằm giảm thiểu tối đa các rủi ro và tăng lợi nhuận của phương án đầu tư đối với các dự án khu đô thị mới.

* Nhược điểm: Phương pháp đã có sựhỗ trợ của phần mềm tính toán tuy nhiên việc tính toán còn khá phức tạp việc dự kiến thay đổi các chỉ tiêu hiệu quả dẫn tới thay đổi các chỉ tiêu lợi nhuận hoặc dự kiến các xác suất biến đổi đều phụ thuộc các suy đoán chủ quan của con người trong khi các tác động gây ra rủi ro hoàn toàn ngẫu nhiên ngoài dự đoán của con người.

(4) Phương pháp sử dụng chỉ tiêu kỳ vọng toán học

Muốn đối phó với những rủi ro bất trắc một cách tương đối chính xác, nhà sản xuất kinh doanh phải sử dụng toán xác suất. Khi đưa ra các chiến lược sản xuất kinh doanh, nhà sản xuất kinh doanh phải xét đến nhiều vấn đề như số lượng hàng hoá, giá cả sản phẩm, chi phí sản xuất và điều hành, thời gian của dự án… Tất cả các dữ kiện trên đều chỉ là dự đoán của nhà kinh tế trên cơ sở các ước lượng tương đối chính xác các biến số có ảnh hưởng đến kế hoạch hoặc chiến lược sản xuất kinh doanh. Việc sử dụng toán xác suất giúp cho các nhà kinh doanh lượng hoá được những biến số một cách tương đối chính xác. Phương pháp này bao gồm nhiều phương pháp cụ thể như phương pháp tính toán và sử dụng giá trị kỳ vọng, phương pháp sử dụng xác suất có điều kiện, phương pháp cây quyết định trong đó phương pháp cây quyết định thường được sử dụng nhiều hơn cả.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro trong Đầu tư các dự Án khu Đô thị mới trên Địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)