Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ RỦI RO
3.2. Giải pháp tăng cường quản lý rủi ro trong đầu tư các dự án khu đô thị mới trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đến năm 2025 và những năm tiếp theo
3.2.1. Hoàn thiện quy trình kiểm soát dự án khu đô thị mới trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Từ thực trạng đã nêu cho thấy công tác quản lý rủi ro trong đầu tư các dự án khu đô thị mới trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên của các chủ đầu tư còn một số hạn chế. Do vậy, mục đích của giải pháp này là: đơn giản hóa, hệ thống hóa các thủ tục, giảm thiểu đầu mối tham gia quản lý dự án khu đô thị mới trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; rút ngắn thời gian thực hiện, đặc biệt là thời gian chuẩn bị đầu tư dự án khu đô thị mới; nâng cao chất lượng QLRR đối với dự án khu đô thị mới trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Mục tiêu chính là xây dựng được các qua trình phân tích đánh giá rủi ro với các tiêu chí cụ thể, các quy trình đánh giá và cảnh báo sớm rủi ro, các quy trình QLRR để đảm bảo an toàn cho việc đầu tư xây dựng dự án.
Xây dựng qui trình kiểm soát trước, trong và sau quá trình bỏ vốn đầu tư các dự án khu đô thị mới trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên của các chủ đầu tư/
doanh nghiệp:
68
- Kiểm soát trước khi bỏ vốn đầu tư dự án khu đô thị mới trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Trước khi bỏ vốn đầu tư dự án khu đô thị, việc giám sát được thông qua quá trình lập dự án đầu tư, lập kế hoạch vốn đầu tư gắn với điều kiện thực tế của tỉnh Thái Nguyên và nhu cầu của người dân đối với nhà ở và kinh doanh. Để giám sát được quá trình này, trước hết phải đưa ra các quy định, tiêu chuẩn, chỉ tiêu bắt buộc phải thực hiện một cách cụ thể, rõ ràng trước khi triển khai dự án khu đô thị mới trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Các quy định xử phạt cụ thể khi không thực hiện đúng quy định đặt ra cần được gắn rõ với quy hoạch và kế hoạch dự án. Để tạo thế chủ động cho đơn vị cơ sở, việc giám sát này được giao toàn quyền cho các chủ đầu tưdự án khu đô thị mới trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
- Kiểm soát trong khi bỏ vốn đầu tư dự án khu đô thị mới trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Trong khi bỏ vốn đầu tư, trách nhiệm giám sát vốn đầu tư vẫn chủ yếu thuộc về chủ đầu tư và các doanh nghiệp tham gia vào quá trình đầu thầu và xây dựng các dự án khu đô thị mới. Ngoài ra, các đơn vị hạch toán độc lập chịu trách nhiệm kiểm soát chặt chẽ các nội dung liên quan trước khi trả tiền đảm bảo tiền chi trả đúng mục đích, đúng hợp đồng mà chủ đầu tư đã ký với nhà thầu dự án khu đô thị mới trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Việc giám sát trong khi bỏ vốn đầu tư phải đảm bảo thông thoáng, đúng quy định, tạo điều kiện cho các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án khu đô thị mới.
- Thẩm tra sau khi bỏ vốn đầu tư dự án khu đô thị mới trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Cần phải xác định sau khi bỏ vốn là khi nào, sau khi chi tiền hay sau khi dự án hoàn thành theo đúng quy định của pháp luật và của tỉnh Thái Nguyên. Đây cũng chính là đặc trưng và là một khó khăn trong việc kiểm soát vốn đầu tư các công trình xây dựng gắn với các dự án khu đô thị mới trên địa bàn. Trong đầu tư công trình xây dựng thuộc dự án khu đô thị mới trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, tiền đầu tư thường được chi ra từng phần, đến khi có được sản phẩm hoàn chỉnh nên rất khó đánh giá khi so sánh với tổng thể. Mặt khác, khi dự án hoàn thành thì Ban quản lý dự án khu đô thị mới trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có thể đã giải thể, chuyển sang đơn vị khác. Do đó, cần phải kiểm soát ngay sau khi thanh toán và nâng cao tính pháp lý, trách nhiệm trong từng lần thanh toán dự án khu đô thị mới. Xoá bỏ
69
tâm lý là phải chờ đến khi quyết toán xong mới kiểm tra và sau khi quyết toán nếu xác định ra sai phạm mới xử lý trách nhiệm liên quan đến các dự án khu đô thị mới trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Cụ thể như sau:
+ Lập kế hoạch điều hành dự án: kế hoạch tổ chức ban quản lý để quản lý điều hành chung cho việc thực hiện dự án; kế hoạch quản lý và điều phối mọi hoạt động;
kế hoạch quản lý chất lượng, khối lượng, vật tư, thiết bị, tiến độ, chi phí, an toàn lao động, vệ sinh môi trường của dự án; kế hoạch lập hồ sơ quyết toán, hoàn công;
lập sổ tay chất lượng cho công tác quản lý dự án.
+ Giai đoạn thiết kế: chuẩn bị hồ sơ TKKT, Thiết kế Bản vẽ Thi công kèm dự toán trình chủ đầu tư thẩm định, phê duyệt.
+ Giai đoạn đấu thầu: lập kế hoạch đấu thầu, đề xuất phân chia kế hoạch đấu thầu trình chủ đầu tư phê duyệt; lập hồ sơ mời thầu cho từng gói thầu; phát hành hồ sơ mời thầu; lập hội đồng tư vấn để đánh giá hồ sơ dự thầu; quyết định lựa chọn nhà thầu trúng thầu (công nhận kết quả đấu thầu); đàm phán ký kết hợp đồng với các nhà thầu trúng thầu.
+ Giai đoạn thi công:
Chuẩn bị: xem xét tính pháp lý và các điều kiện để tổ chức khởi công; ban hành lệnh khởi công, tổ chức lễ khởi công; phê duyệt các phương án (bố trí mặt bằng, tổ chức nhân sự và thiết bị, biện pháp thi công, biện pháp đảm bảo chất lượng, biện pháp an toàn lao động và bảo vệ môi trường); lập tổng tiến độ.
Quản lý chất lượng: xây dựng hệ thống quản lý và đảm bảo chất lượng từ chủ đầu tư, quản lý điều hành, thiết kế, giám sát, nhà thầu thi công theo tiêu chuẩn ISO 9001 - 2000; xây dựng mục tiêu chất lượng; xây dựng, ban hành các quy định và quy trình thực hiện thống nhất: quy trình điều phối dự án, quy trình phối hợp trong công tác quản lý giám sát, quy trình kỹ thuật thống nhất, quy trình phối hợp thi công;
tổ chức hướng dẫn đào tạo các nhân viên chủ chốt liên quan việc thực hiện và tuân thủ các quy trình ISO; ban hành các quy định phục vụ công tác điều hành dự án; tổ
70
chức họp giao ban hàng tuần và các buổi họp đột xuất để giải quyết những vấn đề liên quan đến việc thực hiện dự án.
Quản lý tiến độ: nội dung chủ yếu của thẩm tra kế hoạch tiến độ thi công công trình: xem xét, đánh giá tiến độ của nhà thầu xem có phù hợp với yêu cầu ngày công quy định trong hợp đồng không, kiểm tra tính hợp lý của việc sắp xếp tiến độ, kiểm tra kế hoạch cung cấp nhân lực, vật liệu, thiết bị công cụ của nhà thầu để xác nhận kế hoạch tiến độ có thực hiện được hay không, theo dõi, thống kê, cập nhật công việc thực tế trên công trường, thời điểm bắt đầu và kết thúc của từng công tác, kiểm tra, đối chiếu tiến độ thực tế với tiến độ được duyệt, kiểm tra, đánh giá thiết bị, nhân công, phương tiện thi công, so sánh với biện pháp thi công của nhà thầu, thông báo tình hình thực tế của tiến độ, đưa ra các nguyên nhân gây ảnh hưởng và đề xuất các giải pháp kịp thời để đảm bảo tiến độ; khống chế tiến độ giai đoạn thi công. Mục đích của việc quản lý tiến độ đối với dự án đầu tư khu đô thị mới là luôn luôn làm rõ toàn bộ công trình đã làm đến mức độ nào để dùng các biện pháp điều chỉnh đảm bảo thực hiện mục tiêu dự kiến. Khống chế tiến độ công trình là khống chế hoàn toàn có tính chu kỳ, mỗi lần qua một tuần sau khi điều chỉnh được một kế hoạch tiến độ thi công mới, công trình được đẩy thêm một bước. Vì vậy, toàn bộ quá trình khống chế tiến độ thi công dự án khu đô thị mới trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên là quá trình tuần hoàn, là một quá trình quản lý khống chế động cho tới lúc kết thúc thi công dự án.
Quản lý khối lượng: theo dõi, thống kê, cập nhật khối lượng theo thời gian quy định (ngày, tuần, tháng, quý, năm); kiểm tra, đối chiếu thực tế với bản vẽ hoàn công từng hạng mục để có cơ sở xác nhận khối lượng đã thi công xong làm căn cứ để thanh toán chi phí cho nhà thầu; khi dùng các thiết bị đo đạc, nhà thầu sẽ phân công các cán bộ được đào tạo và có chứng chỉ chuyên môn thực hiện; xác định nguyên nhân dẫn đến phát sinh, xác nhận khối lượng phát sinh để chủ đầu tư giải quyết khi thanh toán chi phí với nhà thầu xây lắp; định kỳ báo cáo chủ đầu tư, đồng thời gửi nhà thầu một bản về khối lượng thi công xây lắp đã hoàn thành.
Quản lý chi phí: lập quy trình quản lý chi phí; lập bảng thống kê các loại chi phí; lập báo cáo thanh toán, thống nhất với nhà thầu về phương thức thanh toán;
71
thống kê, tổng hợp các chi phí phát sinh trong quá trình thực hiện dự án; kiểm soát tình hình thay đổi giá cả, đơn giá mới (nếu có, nếu cần).
Quản lý thực hiện hợp đồng: dựa vào hợp đồng để kiểm tra sự thực hiện đúng đắn của nhà thầu; cùng tư vấn thiết kế, nhà thầu xác định các nguyên nhân gây phát sinh trong quá trình thực hiện dự án; thống kê, tổng hợp các chi phí phát sinh ngoài hợp đồng của các nhà thầu; kiểm tra, thống kê khiếu nại của nhà thầu báo cáo chủ đầu tư; theo dõi các yếu tố ảnh hưởng đến công tác thi công như thay đổi thiết kế, ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài như thời tiết, cung cấp vật tư, lắp đặt thiết bị, điện nước… nguyên nhân và khoảng thời gian ngừng thi công trong quá trình thực hiện dự án; theo dõi trình chủ đầu tư những vi phạm hợp đồng của các nhà thầu kèm theo những tổn hại.
Quản lý công tác an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong triển khai các dự án khu đô thị mới trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên: các đơn vị thực hiện cán hướng dẫn nhà thầu thực hiện dự án khu đô thị mới lập biện pháp an toàn lao động và tổ chức công trường căn cứ theo quy định của pháp luật...
- Giai đoạn kết thúc xây dựng, đưa công trình vào sử dụng:
Kiểm tra hồ sơ: kiểm tra, thống kê toàn bộ hồ sơ lưu trữ; hồ sơ pháp lý; hồ sơ chất lượng; hồ sơ vật tư; hồ sơ an toàn lao động; nhật ký chung công trình.
Kiểm tra các điều kiện để nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng: việc chỉnh sửa các sai sót khi nghiệm thu sơ bộ; công tác nghiệm thu lắp đặt thiết bị, chạy thử không tải, có tải…; công tác thử nghiệm các hệ thống ống dẫn kỹ thuật…; kiểm tra các hồ sơ nghiệm thu chất lượng, khối lượng do các nhà thầu lập; kiểm tra hồ sơ hoàn công công trình do các nhà thầu lập; kiểm tra bảng quyết toán chi phí để các nhà thầu lập; thành lập hội đồng nghiệm thu theo quy định.
Lập báo cáo hoàn tất: trình chủ đầu tư phê duyệt các hồ sơ kỹ thuật, quyết toán, hoàn công công trình; lập báo cáo cuối cùng hoàn tất dự án.