Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ RỦI RO
3.2. Giải pháp tăng cường quản lý rủi ro trong đầu tư các dự án khu đô thị mới trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đến năm 2025 và những năm tiếp theo
3.2.4. Tăng cường sử dụng các kỹ thuật quản lý rủi ro trong đầu tư các dự án
* Cấu trúc phân chia công việc
Cấu trúc phân chia công việc là một công cụ đặc biệt có lợi trong việc tổ chức thực hiện dự án nó giúp nhà quản lý dễ dàng phân chia công việc một cách hiệu quả các trách nhiệm quản lý, giám sát và thực hiện, cung cấp một cái nhìn tổng quan để tổ chức các công việc, phân chia các công việc. Cấu trúc phân chia công việc kết hợp với sơ đồ GANTT và với bảng phân công trách nhiệm quản lý trở thành công cụ quản lý mặt phân giới, tạo dễ dàng hòa nhập các bộ phận của dự án.
Sử dụng MS Project để quản lý rủi ro trong đầu tư đầu tư xây dựng dự án khu đô thị mới trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên của các chủ đầu tư và doanh nghiệp.
Sử dụng MS Project: MS Project cho phép thiết lập cấu trúc phân chia công việc gắn với quá trình triển khai dự án khu đô thị mới trên địa bàn tỉnh Thái
78
Nguyên dưới dạng mục phân cấp các nhiệm vụ và cho phép kết hợp cấu trúc phân chia công việc với sơ đồ Gantt trở thành một công cụ quan trọng giúp cho các nhà quản lý xây dựng dễ dàng phân chia nhiệm vụ, tổ chức, quản lý quá trình thực hiện dự án Khu đô thị mới gắn với những biến động thực tiễn của địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Sử dụng MS Project trong việc quản lý thời gian của dự án khu đô thị mới trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên: MS Project được sử dụng trong hai quá trình của quản lý thời gian là xây dựng lịch trình thực hiện công việc và kiểm soát thời gian thực hiện đầu tư xây dựng dự án khu đô thị mới trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. MS Project sử dụng kỹ thuật lập kế hoạch mạng, cho phép tự động hóa lập kế hoạch thực hiện dự án trong điều kiện hạn chế nhân lực, thiết bị và thời gian, đảm bảo kế hoạch lập ra tối ưu hóa giữa thời gian và tổng chi phí thực hiện dự án và khả thi về các nguồn lực của đầu tư xây dựng dự án khu đô thị mới trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Sử dụng MS Project quản lý chi phí của đầu tư xây dựng dự án khu đô thị mới trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên: MS Project được sử dụng trong cả 4 quá trình của quản lý chi phí dự án Khu đông thị mới, cho phép lập kế hoạch sử dụng các nguồn lực một cách hiệu quả, tối ưu hóa giữa thời gian thực hiện đầu tư xây dựng dự án khu đô thị mới trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và tổng chi phí của dự án vị mỗi một lần thay đổi phương án bổ dụng nguồn máy sẽ tự động tính toán lại tổng chi phí cho đầu tư xây dựng dự án khu đô thị mới. MS Project cho phép ghi lại kế hoạch tối ưu đã lập chính là ngân sách kế hoạch gốc của đầu tư xây dựng dự án khu đô thị mới dùng trong kiểm tra giám sát dự án lập báo cáo tiến độ thực hiên dự án, nó xác định rõ nhiệm vụ nào vượt chi hoặc chậm tiến độ ước tính được mức độ ảnh hưởng đến tổng chi phí của đầu tư xây dựng dự án khu đô thị mới và thời hạn hoàn thành dự án và nó cho phép điều chỉnh kế hoạch thực hiện các công việc còn lại, thay đổi sử dụng nguồn để đáp ứng được mục tiêu của đầu tư xây dựng dự án khu đô thị mới trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Đầu tư máy móc với công nghệ hiện đại trong sản xuất vật liệu xây dựng và máy móc thi công nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, sử dụng ít nhân lực để giảm thiều rủi ro trong sản xuất.
79
Đầu tư lắp đặt các hệ thống camera kết nối internet giám sát trực tuyến công việc trên công trường để các lãnh đạo thường xuyên kiểm soát công việc, qua hệ thống này những cán bộ có kinh nghiệm sẽ chỉ ra những điểm hạn chế ngay lập tức trong quá trình triển khai dự án để các Ban quản lý dự án có thể khắc phục kịp thời các sai sót.
80 KẾT LUẬN
Tốc độ đô thị hóa nhanh trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên tạo điều kiện phát triển của nhiều doanh nghiệp khi tham gia đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu đô thị trên địa bàn tỉnh. Đây là cơ hội để doanh nghiệp kiếm tiền nhưng quá trình thực hiện sẽ phải vượt qua rất nhiều rủi ro. Quản lý rủi ro tfrđầu tư xây dựng dự án khu đô thị mới trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có hiệu quả là yêu cầu khách quan, trực tiếp ảnh hưởng đến hiệu qủa kinh doanh của doanh nghiệp. Vấn đề càng trở lên cần thiết đối với các chủ đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đang trong giai đoạn tái cấu trúc để ngày càng khẳng định các chủ đầu tư là doanh nghiệp mạnh trong xây lắp và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu đô thị. Trên cơ sở kế thừa và tiếp thu có chọn lọc các kiến thức lý luận và thực tiễn luận văn đã giải quyết những vấn đề như khái quát cơ sở lý luận về rủi ro và quản lý rủi ro trong dự án đầu tư xây dựng và đặc biệt là dự án đầu tư xây dựng khu đô thị mới. Tác giả đã đánh giá thực trạng về quản lý rủi ro trong dự án đầu tư xây dựng khu đô thị của các chủ đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, đánh giá những mặt đã làm được, những cái vẫn tồn tại trong quản lý rủi ro từ đó đi tìm nguyên nhân ảnh hưởng đến quá trình quản lý rủi ro và đề xuất các giải pháp để tăng cường quản lý rủi ro trong dự án đầu tư xây dựng khu đô thị mới.
Việc tìm ra các giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý rủi ro trong đầu tư xây dựng khu đô thị mới trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên là hết sức cần thiết nhằm đạt mục tiêu của các chủ đầu tư. Để thực hiện được các giải pháp nêu ra trong luận văn không những cần sự cố gắng nỗ lực của các chủ đầu tư, mà còn phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khách quan tác động. Những giải pháp luận văn đưa ra mới chỉ là khía cạnh cơ bản và cần thiết để giải quyết vấn đề nghiên cứu, có tính chất gợi mở, hy vọng sẽ được kiểm nghiệm qua hoạt động của các chủ đầu tư trong tương lai. Tác giả mong nhận được ý kiến nhận xét, đóng góp của các thầy, cô giáo và bạn đọc để có thể hoàn thiện hơn vấn đề nghiên cứu.
81
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Xây dựng (2016), Thông tư số 03/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 quy định về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng.
2. Nguyễn Văn Châu (2016), Quản lý rủi ro kỹ thuật trong xây dựng công trình giao thông đường bộ tại Việt Nam, Luấn án tiến sĩ, Đại học Giao thông vận tải.
3. Chính phủ (2013), Nghị định 11/2013/NĐ-CP ngày 14/1/2013 về quản lý đầu tư phát triển đô thị
4. Chính phủ (2015), Nghị định 119/2015/NĐ-CP ngày 13/11/2015 quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng
5. Nguyễn Văn Chọn (2003), Kinh tế đầu tư xây dựng, NXB xây dựng, Hà Nội.
6. Trần Chủng (2015), Hư hỏng công trình nguyên nhân và giải pháp sửa chữa, Bài giảng cho các lớp quản lý dự án của Học Viện Cán bộ đô thị và xây dựng - Bộ Xây dựng.
7. Đỗ Thị Mỹ Dung (2016), Nghiên cứu và phân tích các yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến dự án đầu tư xây dựng, Luận án tiến sĩ, Đại học Kiến trúc Hà Nội 8. Lê Anh Dũng (2014), Nghiên cứu thực trạng về quản lý rủi ro và đề xuất biện pháp giảm thiểu rủi ro đối với các dự án xây dựng tại Việt Nam, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
9. Lê Anh Dũng (2014), Đề xuất biện pháp giảm thiểu rủi ro trong xây dựng, Tạp chí Kinh tế xây dựng, số 10/2014.
10. Lê Anh Dũng và Bùi Mạnh Hùng (2015), Quản lý rủi ro trong doanh nghiệp xây dựng, NXB xây dựng, Hà Nội.
11. Hoàng Văn Hải và cộng sự (2009), Thẻ điểm cân bằng, Nhà xuất bản đại học Quốc Gia Hà Nội.
12. Học viện cán bộ Quản lý xây dựng và Đô thị Bộ Xây dựng (2014), Tài liệu bồi dưỡng Thi nâng ngạch viên chức chuyên môn nghiệp vụ khối doanh nghiệp ngành xây dựng, Hà Nội.
13. Bùi Mạnh Hùng (2006), Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, NXB Khoa học kỹ thuật.
82
14. Bùi Mạnh Hùng và cộng sự (2009), Giáo trình kinh tế xây dựng, NXB xây dựng, Hà Nội.
15. Bùi Mạnh Hùng (2018), Kinh tế đầu tư phát triển đô thị, Đại học Kiến trúc Hà Nội.
16. Ngô Thị Ngọc Huyền (2020), Quản lý rủi ro trong kinh doanh bất động sản trên địa bàn thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
17. Nguyễn Liên Hương (2021), Quản lý dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Hà Nam, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Mở Hà Nội.
18. Nguyễn Thị Hường (2019), Quản lý dự án có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Thương mại, Hà Nội.
19. Jonathan Reuvid (2014), Quản lý rủi ro trong kinh doanh, Nhà xuất bản Hồng Đức, Hà Nội.
20. Lê Kiều (2015), Quản lý rủi ro, một công cụ tốt cho quản lý dự án, Bài giảng cho các lớp quản lý dự án của Học Viện Cán bộ đô thị và xây dựng - Bộ Xây dựng.
21. Nguyễn Thị Hoài Lê và Nguyễn Lê Cường (2015), Nguyên lý Quản trị rủi ro, Nhà xuất bản tài chính, Hà Nội.
22. Từ Quang Phương (2014), Giáo trình Quản lý dự án, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
23. Sở Xây dựng tỉnh Thái Nguyên (2022), Báo cáo kết quả đầu tư xây dựng trên địa bàn giai đoạn 2017 - 2021, Thái Nguyên.
24. Đinh Công Tâm (2020), Rủi ro trong xây dựng cầu tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Trà Vinh.
25. Vũ Quyết Thắng và Nguyễn Thế Quân (2015), Rủi ro dự án, quản lý rủi ro dự án và các chiến lược đối phó rủi ro cơ bản, Tạp chí Kinh tế xây dựng, số 2/2015, trang 29-33.
26. Nguyễn Viết Trung (2020), Quản lý rủi ro trong xây dựng cầu đường từ thực tiễn Công ty xây dựng Hồng Thiên, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng.