Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ RỦI RO
3.2. Giải pháp tăng cường quản lý rủi ro trong đầu tư các dự án khu đô thị mới trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đến năm 2025 và những năm tiếp theo
3.3.2. Hoàn thiện quy chế quản lý rủi ro trong đầu tư các dự án khu đô thị mới và quy chế làm việc của các chủ đầu tư/ doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
72 Hoàn thiện bộ máy quản lý rủi ro:
Thành lập phòng quản lý rủi ro hoặc bộ phận quản lý rủi ro chuyên trách trực tiếp tham mưu cho lãnh đạo các chủ đầu tư trong công tác quản lý giám sát việc thực hiện kiểm soát công tác quản lý rủi ro và sử lý khi sảy ra các rủi ro. Xây dựng các ban quản lý dự án mạnh về năng lực, lấy đó làm chủ thể thống nhất. Lãnh đạo ban phải đoàn kết, nhất trí, có trách nhiệm cao, năng động, sáng kiến. Giữa các phòng trong ban phải có sự hỗ trợ giúp đỡ nhau hoàn thành công việc tránh hiện tượng đùn đẩy việc ai nấy làm trong QLRR đối với đầu tư xây dựng dự án khu đô thị mới trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Xây dựng tác phong làm việc công nghiệp cho tất cả các ban quản lý và các phòng ban trực thuộc công ty gắn với nhận biết và quản lý các rủi ro có thể xảy ra.
Phương pháp áp dụng đánh giá rủi ro
Phương pháp sử dụng các mốc giới hạn: các mốc giới hạn (thời gian) của dự án khu đô thị mới trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên là các sự kiện được dùng để đánh dấu một quá trình, một giai đoạn của dự án trên địa bàn tỉnh. Những sự kiện này nên được ghi lại dưới dạng đồ thị hoặc các từ ngữ nhằm cung cấp cho các chủ đầu tư, các doanh nghiệp khi xin phê duyệt chủ trương đầu tư trên địa bàn tỉnh. Phương pháp sử dụng các mốc giới hạn giúp giám sát dự án khu đô thị mới trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, làm cho mọi người trong dự án hiểu được tình trạng thực của dự án và có thể quản lý, kiểm tra dự án khu đô thị mới.
Phương pháp kiểm tra giới hạn: nhà quản lý nên xác lập một phạm vi giới hạn cho phép để quản lý dự án khu đô thị mới trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. So sánh giá trị đo được trong thực tế với mức độ chuẩn xác lập ban đầu và thực hiện những hành động cần thiết khi giới hạn này bị vượt quá trong triển khai hoạt động đầu tư xây dựng. Phương pháp này dùng để giám sát chi tiêu và mức độ thực hiện của một dự án khu đô thị mới trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Phương pháp phân tích giá trị thu được: để kiểm soát tiến độ dự án khu đô thị mới tại một thời điểm nhất định, nhà quản lý nên sử dụng một số hệ thống chỉ tiêu, đặc biệt là chỉ tiêu giá trị thu được phù hợp với thực tiễn của tỉnh Thái Nguyên. Các chỉ tiêu này được xây dựng trên cơ sở đánh giá tình hình thực hiện trong mối quan
73
hệ với chi phí, thời gian và các yếu tố khác của dự án khu đô thị mới trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Một số chỉ tiêu thường được sử dụng trong QLRR khi đầu tư xây dựng dự án khu đô thị mới trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên như: số công việc cần được thực hiện theo lịch trình; số công việc theo lịch đã thực hiện; chi phí kế hoạch (dự toán) để thực hiện công việc dự án đến một ngày nhất định; chi phí thực tế thực hiện một công việc; tổng chi phí kế hoạch cho khối lượng thực tế hoàn thành…
Nội dung báo cáo giám sát dự án:
Báo cáo giám sát dự án khu đô thị mới trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên là một tài liệu quan trọng phục vụ yêu cầu quản lý của Giám đốc dự án, các cơ quan giám sát, chủ đầu tư, nhà thầu, đại diện cơ quan quản lý nhà nước, những người hưởng lợi… Các báo cáo này được xem như một công cụ thông tin phục vụ cho quá trình quản lý dự án khu đô thị mới trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Một báo cáo giám sát có thể khác nhau về hình thức, mức độ phức tạp giữa các dự án, nhưng cần đảm bảo những nội dung chủ yếu để các chủ đầu tư, doanh nghiệp và nhà quản lý có thểm nắm bắt thông tin cụ thể như sau: Phần giới thiệu mô tả ngắn gọn, rõ ràng dự án khu đô thị mới được thực hiện. Sự cần thiết của dự án, các mục tiêu và nguồn lực triển khai dự án khu đô thị mới trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Nếu dự án lớn và phức tạp, cần có những giải thiết cần thiết kèm theo. Phần thực trạng cần trình bày một số khía cạnh của dự án đến tại thời điểm lập báo cáo như chi phí, tiến độ thời gian, sự kết hợp thời gian với chi phí và các nguồn lực, chất lượng dự án khu đô thị mới trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Đối với phần chi phí, báo cáo cần làm rõ thực trạng qui mô vốn, nguồn vốn và tình hình sử dụng vốn của dự án khu đô thị mới. Cần so sánh chi phí thực tế với chi phí dự toán theo từng giai đoạn đầu tư, theo các mốc thời gian quan trọng triển khai dự án khu đô thị mới trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Việc báo cáo sự kết hợp thời gian với chi phí và các nguồn lực nên được trình bày cùng với các mục tiêu. Biểu đồ “phân tích giá trị thu được” là một công cụ hữu hiệu để trình bày nội dung dự án khu đô thị mới trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Phần báo cáo về chất lượng phải chỉ ra được tình hình thực hiện các chỉ tiêu chất lượng, những tiêu chuẩn chất lượng đã ghi trong hợp đồng dự án khu đô thị mới. Báo cáo cần làm rõ được các phương pháp quản lý chất lượng, hệ thống
74
đảm bảo chất lượng mà dự án khu đô thị mới trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đang áp dụng.
Nội dung báo cáo đánh giá rủi ro:
Các báo cáo dự án khu đô thị mới trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên là công cụ quan trọng để giám sát và để các nhà quản lý dự án, các bộ và ngành, các nhà tài trợ trao đổi thông tin về dự án trong quá trình triển khai. Báo cáo tiến độ nên được thực hiện thường xuyên hoặc đột xuất bởi các chuyên gia, nhà quản lý dự án và nhóm dự án khu đô thị mới trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Các báo cáo nên dễ hiểu và phải được dựa trên các sự kiện hơn là các ý kiến của các bên liên quan đến quá trình triển khai thực hiện dự án khu đô thị mới. Các cuộc họp bàn về dự án: các cuộc họp bàn về dự án nên xoay quanh việc thực hiện mục tiêu của dự án và nhằm thực hiện dự án khu đô thị mới trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên một cách hiệu quả.
Thông qua tranh luận sẽ trao đổi các thông tin có liên quan đến các sự kiện, trao đổi ý kiến, quan điểm cũng như sự ủng hộ hay xem xét lại việc ra quyết định của giám đốc dự án khu đô thị mới theo đúng quy trình và pháp luật hiện hành liên quan đến đầu tư và xây dựng. Thông qua các cuộc họp, nhóm quản lý dự án khu đô thị mới trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có thể kiểm tra công việc và những kết quả đạt được, nhận diện các vấn đề, phân tích các giải pháp, đánh giá lại kế hoạch hàng năm và điều chỉnh các hoạt động sao cho phù hợp và hiệu quả hơn gắn với thực tiễn của doanh nghiệp và tổ chức.
Đề xuất kiến nghị:
Phần kết luận và kiến nghị chuyên môn: phần này trình bày các kết luận và kiến nghị liên quan chính đến kế hoạch tiến độ của dự án và ngân sách đối với những công việc, nhiệm vụ triển khai nhưng chưa hoàn thành của dự án khu đô thị mới trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trên quan điểm chuyên môn. Trong một số tình huống bất thường, báo cáo chỉ nên đề cập đến những công việc thực tế đã hoàn thành, không kiến nghị những giải pháp kỹ thuật đối với các công việc chưa hoàn thành khi chưa điều tra xác định rõ nguyên nhân gắn với những rủi ro có thể xảy ra dự án khu đô thị mới trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
75
Phần kiến nghị giải pháp quản lý: phần này trình bày các khoản mục mà cán bộ quản lý nhận thấy cần phải được quản lý chặt chẽ bởi các nhà quản lý cấp trên liên quan đến quá trình thực hiện đầu tư xây dựng dự án khu đô thị mới trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Đồng thời, cần giải thích ngắn gọn mối quan hệ giữa những khoản mục này với các mục tiêu của dự án khu đô thị mới trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Báo cáo nên giải thích thêm mối quan hệ đánh đổi giữa ba mục tiêu thời gian, chi phí và hoàn thiện giúp các nhà quản lý cấp trên có đủ thông tin để quyết định tương lai của dự án khu đô thị mới trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.