Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NÓI
1.4. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT nói chung và trường PTDTNT nói riêng
1.4.3. Nội dung của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
HĐGDNGLL bao gồm nhiều nội dung hoạt động đa dạng và phong phú. Những loại hình hoạt động được lựa chọn để đưa vào trong chương trình HĐGDNGLL có liên quan đến các mặt giáo dục như: giáo dục đạo đức, giáo dục trí tuệ, thẩm mỹ, thể chất, lao động, pháp luật, môi trường,…thể hiện ở các loại hình hoạt động sau đây:
* Hoạt động chính trị - xã hội
HĐGDNGLL mang tính định hướng xã hội cao nên các nội dung giáo dục trong hoạt động chứa đựng ý nghĩa xã hội rất lớn. Đó là những hoạt động có liên quan đến việc kỉ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc; các hoạt động nhân đạo, đền ơn đáp nghĩa, các hoạt động từ thiện; các hoạt động tuyên truyền cổ
động về nội qui nhà trường, những qui định về pháp luật (Luật giao thông, Luật bình đẳng giới,…); những chính sách lớn của nhà nước (Dân số, Bảo vệ môi trường, Phòng chống các tệ nạn xã hội,…); các hoạt động trao đổi, thảo luận hoặc thi tìm hiểu về các sự kiện xã hội, chính trị, kinh tế,…trong và ngoài nước; các hoạt động giao lưu, kết nghĩa.
* Hoạt động văn hóa, nghệ thuật
Văn hóa, nghệ thuật là những hoạt động như ca hát, vui chơi, xem biểu diễn nghệ thuật,… Chúng mang lại cho HS hơi thở của cuộc sống, giúp các em sảng khoái về tinh thần, bớt được những căng thẳng vốn có trong quá trình học tập. Hoạt động văn hóa nghệ thuật giúp HS biết cách cảm nhận cái hay, cái đẹp của con người, của cuộc sống, của tự nhiên, xây dựng cho các em những tình cảm thẩm mĩ; giúp các em có những hiểu biết, những tình cảm chân thành đối với con người, với tổ quốc, với thiên nhiên và với chính mình.
Có nhiều loại hình hoạt động văn hóa văn nghệ như: thơ ca, múa hát, kịch ngắn, kể chuyện,…được thể hiện dưới các hình thức khác nhau; cuộc thi học sinh thanh lịch; thi khéo tay hay làm;…hoặc trưng bày những bài văn hay, những cách giải độc đáo, những dụng cụ học tập tự làm; xem phim, xem biểu diễn nghệ thuật; tham quan du lịch; câu lạc bộ chuyên đề;…
* Hoạt động thể dục thể thao
Hoạt động TDTT chiếm một vị trí đáng kể trong nhà trường, là một bộ phận quan trọng của quá trình giáo dục nói chung. Tham gia các hoạt động TDTT các em sẽ có điều kiện để rèn luyện, tăng cường thể lực, tăng cường sức khỏe, hình thành nhiều phẩm chất tốt như: ý thức tổ chức kỷ luật, ý chí vượt khó, tinh thần đồng đội, tính kiên trì, lòng dũng cảm, tình đoàn kết, lòng tự trọng,… Hoạt động TDTT diễn ra dưới nhiều hình thức như: thể dục chống mệt mỏi, các hình thức nghỉ ngơi tích cực (thể dục nhịp điệu, đá cầu, nhảy dây, các trò chơi tập thể,…), các đội bóng đá mini, cờ vua, điền kinh, Hội khỏe Phù đổng, ngày hội thể thao toàn trường.
* Hoạt động khoa học - kỹ thuật, hướng nghiệp
Đây là loại hình hoạt động trong chương trình HĐGDNGLL. Nội dung của loại hình hoạt động này nhằm đáp ứng những hứng thú và niềm say mê tìm tòi cái mới trong học tập, ứng dụng kiến thức của HS vào trong thực tế.
Đó là các hoạt động của câu lạc bộ tìm hiểu xã hội, hoa học theo các chuyên đề (toán, lý, hóa, sinh,…); sưu tầm, tìm hiểu về các doanh nhân, nhà bác học, những tấm gương ham học, say mê phát minh, sáng chế; nghe nói chuyện về các ngành nghề trong xã hội, các thành tựu khoa học kỹ thuật; thi làm đồ dùng học tập, dụng cụ trực quan; tham gia các cơ sở sản xuất - các công trình khoa học, xem triển lãm về thành tựu kinh tế, xã hội.
* Hoạt động vui chơi giải trí
Vui chơi giải trí góp phần tăng cường sức khỏe, giúp HS cân bằng trạng thái tâm lí và phát triển trí tuệ, thúc đẩy khả năng học tập của các em.
Tổ chức hoạt động vui chơi có mục đích giáo dục rõ ràng là một “sân chơi”
rất tốt để rèn luyện cho HS các kĩ năng rất cơ bản như: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tổ chức, kĩ năng điều khiển, kĩ năng làm việc nhóm,… Nội dung của hoạt động vui chơi giải trí cụ thể, dễ thực hiện và có tác dụng kích thích sự hưng phấn của HS, làm giảm đi sự căng thẳng, mệt mỏi ở các em. Vui chơi giải trí có nhiều hình thức như: trò chơi vận động, trò chơi thể thao, trò chơi trí tuệ, thi ứng xử,…
* Hoạt động lao động công ích
Là hoạt động trong đó HS tham gia giữ gìn và bảo vệ môi trường cảnh quan của nhà trường, địa phương bằng những việc làm hữu ích, thiết thực, phù hợp với khả năng và hứng thú của các em. Có nhiều hình thức lao động công ích như: trực nhật, vệ sinh lớp học; trồng cây, làm bồn hoa, cây cảnh cho đẹp trường, đẹp lớp; tham gia lao động chăm sóc các công trình công cộng, chăm sóc khu di tích lịch sử, cách mạng; lao động giúp đỡ địa phương, giúp đỡ các cơ sở sản xuất kết nghĩa, các công việc của thời vụ.
Các loại hình HĐGDNGLL nêu trên là những hoạt động phù hợp với lứa tuổi HS THPT.
Nội dung cụ thể của HĐGDNGLL ở trường THPT gồm 6 vấn đề:
- Lí tưởng sống của thanh niên trong giai đoạn CNH - HĐH đất nước.
- Tình bạn, tình yêu và gia đình.
- Nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Truyền thống dân tộc và truyền thống cách mạng; bảo vệ di sản văn hóa.
- Thanh niên với vấn đề lập thân, lập nghiệp.
- Những vấn đề có tính toàn cầu như: bảo vệ môi trường; hạn chế sự bùng nổ dân số, chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, phòng ngừa và đẩy lùi các tệ nạn xã hội; đẩy lùi bệnh tật hiểm nghèo; thực hiện Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em.
Ngoài ra còn các vấn đề nóng bỏng như GD phòng chống tệ nạn xã hội;
GD pháp luật, giáo dục an toàn giao thông; những hoạt động phục vụ nhiệm vụ chính trị - xã hội của địa phương, đất nước. Căn cứ vào hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, tình hình cụ thể của mỗi trường, mỗi địa phương, mỗi loại hình trường,…có thể tiến hành HĐGDNGLL theo qui định của nhà trường.
Những vấn đề trên được cụ thể hóa thành 10 chủ đề hoạt động trong 12 tháng phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện học tập, rèn luyện của HS trong 9 tháng của năm học và 3 tháng hè.
1.4.4. Đặc điểm của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT nói chung và trường PTDTNT nói riêng
- HĐGDNGLL là một hoạt động có bình diện hoạt động rộng
HĐGDNGLL là một hoạt động phong phú, đa dạng. Nó diễn ra trong và ngoài nhà trường với những hoạt động: hoạt động vệ sinh hàng ngày, hàng tuần trong nhà trường, hoạt động của đội ngũ thanh niên xung kích theo dõi các hoạt động của mỗi lớp, hoạt động thể dục giữa giờ giúp các em thư giãn.
Tất cả những hoạt động trên nhằm phục vụ cho việc nắm tri thức khoa học trên lớp và giáo dục kỉ luật, nề nếp cho HS.
HĐGDNGLL cũng có thể diễn ra ngoài nhà trường như sinh hoạt câu lạc bộ, nhà văn hóa, hoạt động lễ hội, tham quan, thưởng thức các loại hình
nghệ thuật, vệ sinh đường phố, lao động công ích,…nhằm giúp HS củng cố, khắc sâu, mở rộng tri thức, có điều kiện giao lưu, hòa nhập với đời sống xã hội, gắn “học với hành”.
- HĐGDNGLL là một hoạt động mang tính đặc thù của quá trình giáo dục HS
Muốn hình thành, phát triển nhân cách HS không thể chỉ đơn thuần dựa vào những giờ lên lớp mà còn phải thông qua các loại hình hoạt động đa dạng như công tác xã hội, lao động sản xuất, hoạt động văn nghệ, vui chơi, hướng nghiệp. Nghĩa là phải thống nhất giữa Trí - Đức, giữa tình cảm - lí trí, giữa nhận thức và hành động.
Có thể nói, HĐGDNGLL có khả năng giáo dục to lớn: làm nảy sinh các năng lực, phẩm chất, tình cảm mới. Qua luyện tập, HS không chỉ hiểu mà còn biết cách làm, biết tự điều chỉnh hành vi của mình phù hợp với yêu cầu chung của xã hội.
- HĐGDNGLL là một hoạt động đa dạng về mục tiêu
HĐGDNGLL nhằm mở rộng, khắc sâu kiến thức cơ bản cho HS (trí dục); giáo dục tư tưởng đạo đức, tác phong, tình cảm, ý chí nghị lực cho HS (đức dục); bồi dưỡng khả năng tri giác thẩm mĩ, nâng cao năng lực cảm thụ thẩm mĩ và sáng tạo cái đẹp; rèn luyện sức khỏe; thói quen lao động, ý thức và tình yêu lao động.
- HĐGDNGLL là một hoạt động có tính năng động của chương trình, kế hoạch.
Chương trình, kế hoạch HĐGDNGLL phải xuất phát từ mục tiêu giáo dục, tình hình cụ thể của nhà trường, nhiệm vụ của năm học, nhiệm vụ chính trị của từng giai đoạn được cụ thể hóa thành từng tháng, tâm lí, đặc điểm HS.
Các HĐGDNGLL phải được dựa trên kế hoạch của nhà trường, có sự kết hợp chặt chẽ giữa các đoàn thể. Đồng thời tranh thủ sự ủng hộ, góp ý của Ban đại diện CMHS trong quá trình hoạt động.
- HĐGDNGLL là một hoạt động phong phú và đa dạng về nội dung và hình thức, phức tạp khó khăn trong việc KT - ĐG
HĐGDNGLL là hoạt động mang tính tự giác, tự quản cao, không áp đặt. Vì thế khi tổ chức HĐGDNGLL cần chú ý tới những nguyện vọng, sở trường, hứng thú của các em, hướng các em vào những hoạt động sáng tạo, có hướng dẫn cụ thể để nâng cao hiệu quả của hoạt động. Nội dung và hình thức hoạt động phải phong phú đa dạng, thực hiện các hoạt động phải phù hợp với thực tế nhà trường. Bên cạnh đó cũng cần học tập thêm kinh nghiệm của trường bạn nhưng tránh dập khuôn, máy móc mà phải sáng tạo.
Việc đánh giá phẩm chất con người đòi hỏi sự chính xác và tế nhị. Tuy vậy, mỗi hoạt động trong trường đều phải tiến hành KT - ĐG. Có như vậy mới khuyến khích được những hoạt động tốt, hoạt động có hiệu quả. Đồng thời có hướng điều chỉnh, khắc phục kịp thời những hoạt động chưa tốt hoặc hiệu quả chưa cao. Trong quá trình đánh giá, có thể bàn định tiêu chuẩn cụ thể để đánh giá, cũng có thể đánh giá từng khâu, từng hoạt động ở mỗi thời điểm nhất định rồi định ra cách đánh giá chung cho một kỳ và cả năm học.