Đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường PTDTNT tỉnh Điện Biên

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh điện biên (Trang 69 - 76)

Chương 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG PTDTNT TỈNH ĐIỆN BIÊN

2.3. Đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường PTDTNT tỉnh Điện Biên

2.3.1. Thực trạng quản lí việc xây dựng kế hoạch HĐGDNGLL

Bảng 2.13: Ý kiến của CBQL, CB Đoàn, GVCN về thực trạng QL việc xây dựng kế HĐGDNGLL

Xây dựng kế hoạch

Mức độ thực hiện

Tốt Khá Trung bình

SL % SL % SL %

1

Xây dựng kế hoạch chung theo chủ đề năm học và theo từng học kỳ và năm học

40 80 10 20 0 0

2

Xây dựng kế hoạch cho CB Đoàn, GVCN và các lực lượng tham gia

43 86 7 14 0

3

Xây dựng kế hoạch sử dụng kinh phí, CSVC phục vụ cho HĐGDNGLL

8 16 29 58 23 26

4

Xây dựng kế hoạch phối kết hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường

18 36 19 38 13 26

5

Xây dựng kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng về HĐGDNGLL cho lực lượng tham gia

9 18 22 44 19 38

6

Xây dựng kế hoạch KT- ĐG, khen thưởng đối với các tập thể và cá nhân tham gia

16 32 24 48 10 20

Kết quả khảo sát bảng 2.13 cho thấy có tới 86% số người được hỏi cho rằng nhà trường đã QL tốt việc xây dựng kế hoạch cho CB Đoàn, GVCN và các lực lượng tham gia. Bên cạnh đó, việc QL xây dựng kế hoạch chung theo chủ đề năm học và theo từng học kỳ và năm học cũng được 80% nhận định ở

mức tốt, chỉ có 36% cho rằng nhà trường đã QL tốt việc phối kết hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, 32% cho rằng đã QL tốt việc xây dựng kế hoạch KT-ĐG và khen thưởng đối với các tập thể và cá nhân.

Các nội dung QL còn lại như QL việc xây dựng kế hoạch sử dụng trang thiết bị, CSVC phục vụ cho HĐGDNGLL, QL xây dựng kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng về HĐGDNGLL cho lực lượng tham gia đều được đánh giá chủ yếu ở mức độ Khá và Trung bình.

Như vậy công tác QL xây dựng kế hoạch HĐGDNGLL ở trường PTDTNT tỉnh Điện Biên đã được BGH quan tâm và xây dựng tương đối cụ thể theo từng mảng công việc. Tuy nhiên cách nhìn nhận đánh giá về mức độ QL ở từng mảng còn rất khác nhau.

2.3.2. Thực trạng quản lí CSVC, thiết bị phục vụ cho hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

Bảng 2.14: Ý kiến đánh giá thực trạng QL CSVC, trang thiết bị phục vụ cho HĐGDNGLL

Nội dung QL CSVC

Mức độ thực hiện

Tốt Khá Trung bình

SL % SL % SL %

1

Lập kế hoạch sử dụng CSVC phục vụ cho hoạt động GDNGLL

27 54 14 28 9 18

2

Lập kế hoạch mua sắm, bổ sung CSVC phục vụ cho HĐGDNGLL

7 14 24 48 19 38

3

Xây dựng nội quy sử dụng, bảo quản CSVC phục vụ cho HĐGDNGLL

13 26 11 22 26 52

4 Tổ chức cuộc thi thiết kế đồ 4 8 29 58 17 34

dùng, phương tiện phục vụ HĐGDNGLL

5

Kinh phí cho GVCN, CB Đoàn tham gia tập huấn về HĐGDNGLL

12 24 27 54 11 22

Kết quả điều tra bảng 2.14 cho thấy nhà trường đã QL chưa tốt CSVC, trang thiết bị phục vụ cho HĐGDNGLL. Có 54% đánh giá việc lập kế hoạch sử dụng CSVC phục vụ cho HĐGDNGLL ở mức tốt, số còn lại đánh giá mức Khá và Trung bình. Việc lập kế hoạch mua sắm, bổ sung CSVC phục vụ cho HĐGDNGLL chưa được quan tâm đúng mức, chỉ có 14% đánh giá ở mức Tốt, trong khi có tới 48% đánh giá việc này ở mức Trung bình và 38% đánh giá ở mức Yếu.

Việc xây dựng quy định về sử dụng bảo quản các trang thiết bị này cũng chưa đầy đủ. Sân chơi bãi tập chủ yếu được dùng để học môn thể dục và giáo dục quốc phòng, rất hiếm khi được dùng vào việc tổ chức HĐGDNGLL.

Việc tổ chức các cuộc thi thiết kế đồ dùng phương tiện phục vụ cho HĐGDNGLL rất ít khi được triển khai, nếu có thì cũng cùng với cuộc thi thiết kế đồ dùng dạy học do Sở giáo dục phát động, không có cuộc thi riêng dành cho HĐGDNGLL, chính vì vậy mà có tới 58% ý kiến đánh giá mức Khá và 34% đánh giá ở mức Trung bình và chỉ có 4% đánh giá ở mức Tốt.

Về kinh phí dành cho CB Đoàn, GVCN tham gia tập huấn về HĐGDNGLL chưa được quan tâm thích đáng. Chưa có nguồn kinh phí cho việc giảng dạy bộ môn này. Đó cũng chính là lí do chỉ có 24% ý kiến đánh giá nội dung này ở mức Tốt, 54% đánh giá ở mức Khá và 22% đánh giá ở mức Trung bình.

Việc QL CSVC, trang thiết bị phục vụ cho HĐGDNGLL đòi hỏi CBQL phải năng động, có sự phối kết hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để huy động tối đa nguồn lực phục vụ hoạt động này

ngày càng hiệu quả. Trang thiết bị, kinh phí, CSVC luôn là một trong các điều kiện để đảm bảo chất lượng giáo dục toàn diện trong các nhà trường. Nhận thức được điều đó, trường PTDTNT tỉnh Điện Biên luôn coi việc đầu tư CSVC, trang thiết bị dạy học là một trong những nhiệm vụ được ưu tiên hàng đầu trong công tác QL. Tuy vậy chủ yếu vẫn là ưu tiên cho dạy và học, còn HĐGDNGLL chưa được quan tâm đúng mức.

2.3.3. Thực trạng quản lí việc phối hợp các lực lượng giáo dục tham gia tổ chức HĐGDNGLL

Bảng 2.15: Ý kiến đánh giá thực trạng quản lí việc phối hợp các lực lượng giáo dục tham gia tổ chức HĐGDNGLL

Nội dung

Mức độ thực hiện

Tốt Khá Trung bình

SL % SL % SL %

1 Phối hợp GVCN với GVBM,

các tiểu ban HĐGDNGLL 45 90 5 10

2 Phối hợp GVCN với ban QL

nội trú, thư viện 40 80 7 14 3 6

3 Phối hợp GVCN với CB Đoàn 44 88 6 12

4

Phối hợp CB Đoàn với GVBM, cán bộ các tiểu ban HĐGDNGLL

34 68 14 28 2 4

5 Phối hợp GVCN với tổ nuôi

dưỡng và ban y tế học đường 12 24 25 50 13 26 6 Phối hợp giữa Đảng bộ, BGH

với các lực lượng tham gia 46 92 4 8 7 Phối hợp GVCN với cha mẹ

học sinh 9 18 13 26 28 56

8 Phối hợp giữa nhà trường với 28 56 12 24 10 20

các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường như: Đơn vị kết nghĩa, công an phường, chính quyền địa phương, thành Đoàn thành phố Điện Biên Phủ...

Nhìn vào kết quả bảng 2.15 cho thấy việc phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong nhà trường thực hiện tốt hơn so với việc phối hợp giữa nhà trường với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường. Việc phối hợp giữa GVCN với GVBM, các tiểu ban HĐGDNGLL, phối hợp GVCN với ban QL nội trú, thư viện, phối hợp GVCN với CB Đoàn, phối hợp giữa Đảng bộ, BGH với các lực lượng tham gia được QL tốt hơn với tỉ lệ đánh giá tốt chiếm trên 80%. Có tới 92% ý kiến cho rằng đã QL tốt việc phối hợp giữa Đảng bộ, BGH với các lực lượng tham gia, 90% ý kiến cho rằng đã QL tốt sự phối hợp giữa GVCN với GVBM và các tiểu ban HĐGDNGLL. Riêng sự phối hợp GVCN với ban QL nội trú, thư viện; Phối hợp GVCN với CB Đoàn được trên 80% ý kiến đánh giá là tốt. Đây là con số đáng mừng bởi vì các lực này có vai trò quan trọng trong việc tham gia tổ chức HĐGDNGLL ở nhà trường. Về sự phối hợp giữa GVCN với tổ nuôi dưỡng và ban y tế học đường, với cha mẹ học sinh thì các ý kiến đánh giá tốt lần lượt là 24% và 18%. Có trên 70% các ý kiến đánh giá cho rằng việc phối hợp này chỉ ở mức trung bình và khá. Điều này phản ánh đúng thực tế của nhà trường trong công tác phối hợp giữa GVCN với cha mẹ học sinh, chỉ những học sinh bị xử lý kỷ luật thì GVCN mới mời phụ huynh học sinh xuống để phối hợp giáo dục các em, nguyên nhân cũng do đặc thù của trường nội trú gia đình các em ở xa, phương tiện liên lạc không có, đây cũng là vấn đề khó khăn trong công tác phối kết hợp quản lý giáo dục học sinh dân tộc nội trú hiện nay. Trong khi chỉ có 56% ý kiến cho rằng việc phối hợp giữa nhà trường với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường là tốt, có tới 44% ý kiến cho rằng sự phối hợp này chỉ ở mức trung

bình và khá. Nhìn chung, nhà trường chưa quan tâm thỏa đáng tới việc thu hút các lực lượng ngoài nhà trường cùng tham gia tổ chức các HĐGDNGLL. Cần có những biện pháp để khắc phục tình trạng này.

2.3.4. Thực trạng quản lí việc kiểm tra đánh giá các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

Bảng 2.16: Thực trạng quản lí việc kiểm tra đánh giá các HĐGDNGLL

Nội dung

Mức độ thực hiện

Tốt Khá Trung

bình

SL % SL % SL %

1 Kiểm tra việc xây dựng kế hoạch

HĐGDNGLL 30 60 18 36 2 4

2 Kiểm tra việc chuẩn bị nội dung

và hình thức HĐGDNGLL 33 66 16 32 1 2

3 Kiểm tra việc tổ chức thực hiện

HĐGDNGLL 26 52 21 42 3 6

4 Kiểm tra việc sử dụng CSVC và

kinh phí cho HĐGDNGLL 39 78 10 20 1 2

5 Kiểm tra việc phối hợp với các

lực lượng giáo dục 28 56 15 30 7 14

6 Kiểm tra việc đánh giá kết quả

HĐGDNGLL của học sinh 27 54 22 44 1 2

Kết quả khảo sát 50 CBQL, CB Đoàn và GVCN cho thấy có ba nội dung đó là: Kiểm tra việc xây dựng kế hoạch có 60% ý kiến, Kiểm tra việc chuẩn bị nội dung và hình thức có 66% ý kiến, Kiểm tra việc sử dụng CSVC và kinh phí cho HĐGDNGLL có trên 78% ý kiến đánh giá cho rằng ở mức độ tốt.

Tuy nhiên việc kiểm tra việc tổ chức thực hiện HĐGDNGLL chỉ có 52% ý kiến đánh giá ở mức tốt, 42% đánh giá ở mức độ khá và vẫn còn 6% đánh giá ở mức độ trung bình. Cá biệt vẫn còn 14% ý kiến cho rằng việc kiểm tra phối

hợp với các lực lượng giáo dục chỉ ở mức trung bình. Qua bảng số liệu trên có thể thấy rằng công tác QL việc KT-ĐG các HĐGDNGLL ở nhà trường chưa được quan tâm đúng mức.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh điện biên (Trang 69 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)