CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG NGỪA BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN DẦU TIẾNG, TỈNH BÌNH DƯƠNG
1.2. Các khái niệm chính của đề tài
Thuật ngữ “Quản lý” (Management) có rất nhiều định nghĩa khác nhau trong các từ điển và trong nhiều lĩnh vực khoa học (tâm lý học, giáo dục học, quản lý giáo dục,...). Trong quá trình hình thành và phát triển lý luận quản lý, thuật ngữ quản lý đƣợc các nhà nghiên cứu đƣa ra theo nhiều cách tiếp cận khác nhau. Các quan niệm này phản ánh những nội dung, những chức năng cơ bản của quá trình quản lý. Về cơ bản, các quan niệm đều hướng đến chủ thể, đối tượng quản lý, nội dung, phương thức và mục đích của quá trình quản lý.
Theo (Từ điển Tiếng Việt, 1990, tr. 772) “Quản lý là trông coi và giữ gìn theo những yêu cầu nhất định”.
Từ điển Giáo dục học của nhóm tác giả Vũ Văn Tảo, Bùi Hiền, Nguyễn Văn Giao, Nguyễn Hữu Quỳnh (2001): “Quản lý là hoạt động hay tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý đến khách thể, quản lý trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức.”
Theo C. Mác: “Quản lý là lao động điều khiển lao động. Bất cứ lao động hay lao động chung nào mà tiến hành trên một quy mô khá lớn, đều yêu cầu phải có một sự chỉ đạo để điều hòa những hoạt động cá nhân,... Một nhạc sĩ độc tấu thì điều khiển lấy mình, nhưng một dàn nhạc thì phải có nhạc trưởng” (C. Mác - F. Ănghen, 1993, tr.
350). Nhƣ vậy, Mác coi quản lý nhƣ là một kết quả tất nhiên và quản lý đóng vai trò quan trọng trong quá trình làm việc gồm nhiều khâu phối hợp lại. Quản lý là một dạng lao động đặc biệt, điều khiển các hoạt động lao động, nó có tính khoa học và nghệ thuật cao, nhƣng đồng thời nó là sản phẩm có tính lịch sử, tính đặc thù của xã hội.
Tác giả Jones và George, cho rằng: “Quản lý là hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra tài nguyên nhân sự và các tài nguyên khác nhằm hoàn thành có kết quả và có hiệu quả mục tiêu của tổ chức” (Gareth R. Jones & Jennifer M. George, 2003).
Ở góc độ tâm lý học, tác giả (Vũ Dũng, 2017, tr. 47) quan niệm: “Quản lý là sự tác động có định hướng, có mục đích, có kế hoạch và có hệ thống thông tin của chủ thể quản lý đến khách thể của nó”
Dưới góc độ quản lý giáo dục, tác giả (Nguyễn Ngọc Quang, 1989, tr.18) cho rằng: “Quản lý là tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến người lao động nói chung là khách thể quản lý nhằm thực hiện được những mục tiêu dự
kiến”
Tác giả Phạm Viết Vƣợng cho rằng: “Quản lý là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm chỉ huy, điều hành, hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi của cá nhân hướng đến mục đích hoạt động chung và phù hợp với quy luật khách quan”(Phạm Viết Vƣợng, 2010).
Theo các tác giả Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc cho rằng: “Quản lý là hoạt động có định hướng có chủ đích của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức”
(Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc, 2010).
Theo các tác giả Nguyễn Lộc, Mạc Văn Trang, Nguyễn Công Giáp cho rằng:
“Quản lý là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra công việc của các thành viên tổ chức và sử dụng tất cả các nguồn lực sẵn có của tổ chức để đạt được các mục tiêu của nó” (Nguyễn Lộc (chủ biên) Mạc Văn Trang, Nguyễn Công Giáp, 2009, tr.12)
Nhìn chung, các quan niệm trên, tuy khác nhau, song các tác giả đã có cách hiểu chung về một số nội dung của quản lý.
Từ những điểm chung của các định nghĩa trên, có thể hiểu: Quản lý là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra, đánh giá của chủ thể quản lý tác động đến khách thể quản lý và sử dụng tất cả các nguồn lực sẵn có của tổ chức để đạt được các mục tiêu đề ra.
Từ định nghĩa nêu trên ta thấy:
Quản lý là làm cho tổ chức vận hành có hiệu quả thông qua các chức năng: lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo và kiểm tra, đánh giá thông qua các các nội dung quản lý: mục đích, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, kiểm tra và đánh giá.
Quản lý là quá trình tác động của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm đạt đƣợc mục tiêu để ra của tổ chức, đơn vị.
Quản lý là việc sử dụng tất cả các nguồn lực sẵn có của tổ chức nhƣ: nguồn lực con người, tài chính, vật chất và thông tin.
Tóm lại: Có thể hiểu QL là một quá trình tác động có tổ chức, có mục đích của chủ thể QL lên đối tƣợng QL nhằm sử dụng hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội của tổ chức để đạt được mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến động của môi trường.
1.2.2. Quản lý giáo dục
Theo nghĩa tổng quan, quản lý giáo dục (QLGD) là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lƣợng xã hội nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển của xã hội.
UNESCO cho rằng, “ Quản lý giáo dục là cách thức điều hành hệ thống giáo
dục, nhất là cách thức mà chúng ta áp dụng quyết định sự vận hành của hệ thống giáo dục và tất cả các cấu phần và hoạt động của hệ thống” [tr.102]. Đây là cách tiếp cận ở tầm vĩ mô, áp dụng cho tất cả các quốc gia trên thế giới nhằm đạt đƣợc mục tiêu giáo dục. Cách tiếp cận này coi trọng tính chủ động lựa chọn cách thức của mỗi quốc gia sao cho phù hợp và đạt đƣợc hiệu quả cao nhất.
Tác giả Đặng Quốc Bảo cho rằng “Quản lý giáo dục là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng xã hội nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển của xã hội nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển xã hội”
QLGD đƣợc hiểu là hệ thống tác động tự giác (có ý thức, có mục tiêu, có kế hoạch, có hệ thống hợp quy luật) của chủ thể QL đến khách thể QL (tập thể giáo viên, công nhân viên, tập thể học sinh, cha mẹ học sinh, các lực lƣợng xã hội trong và ngoài nhà trường) nhằm thực hiện có chất lượng, hiệu quả mục tiêu giáo dục.
Nhƣ vậy có thể nói, QLGD là sự tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức của chủ thể QL đến khách thể QL nhằm đƣa hoạt động sƣ phạm của hệ thống giáo dục đạt mục tiêu, kết quả mong muốn một cách có hiệu quả nhất.
1.2.3. Bạo lực
Có khá nhiều khái niệm khác nhau về bạo lực song nó chủ yếu đƣợc hiểu theo nghĩa hẹp của chuyên ngành chính trị học, có một vài khái niệm sau:
- “Bạo lực là sức mạnh dùng để trấn áp, lật đổ” Viện ngôn ngữ học (2003) ,từ điển Tiếng việt.
- “Bạo lực là sức mạnh dùng để trấn áp, chống lại lực lượng đối lập hay lật đổ chính quyền” Nguyễn Nhƣ Ý (1998), Đại từ điển tiếng Việt
Với cách định nghĩa như vậy, bạo lực vẫn thường được hiểu với tính chất của một phương thức vận động chính trị.Dưới góc nhìn xã hội học thì khái niệm này được hiểu rộng hơn, đƣợc thể hiện nhƣ sau:
- Bạo lực là việc sử dụng vũ lực để gây thương tích cho người hoặc tài sản. Bạo lực có thể gây ra đau đớn về thể chất cho người trực tiếp gây ra các hành vi bạo lực cũng như cho những người bị hại. Cá nhân, gia đình, trường học, nơi làm việc, cộng đồng, xã hội, và môi trường – tất cả đều bị tổn thương do bạo lực gây ra. (Huỳnh văn Sơn 2014)
- Bạo lực là một phương thức hành xử trong các mối quan hệ xã hội và tồn tại từ rất lâu trong lịch sử. Với bản chất nhƣ vậy thì bạo lực cũng có thể là những hình thức chém giết, đánh đập, hành hạ nhau về mặt thể xác, nhƣng cũng có thể là trấn áp, đe doạ, gây sức ép về mặt tâm lý, tâm thần.
Bạo lực xảy ra có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn nhƣ: do mâu
thuẫn giữa hai bên về các lĩnh vực trong cuộc sống không thể hòa giải; do sự cạnh tranh, ghen ghét, đố kỵ lẫn nhau; do sự tham vọng hay cố chấp của một người hay một bè phái nào đó; do sự nóng giận bột phát thiếu suy nghĩ,… Tuy nhiên, cho dù do nguyên nhân nào đi nữa thì bạo lực cũng là một hành động tiêu cực, mang lại nhiều hậu quả khôn lường, không như mong muốn. Bạo lực có thể làm cho con người bị thương tật về mặt thể xác, tổn thương về tinh thần thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng của những người tham gia; gây ảnh hưởng xấu tới xã hội như an ninh xã hội không được an toàn, người dân lo lắng, hoang mang, sợ hãi, tiêu phí tiền bạc để chữa trị thương tật,… Bạo lực trở thành vấn nạn chung của toàn xã hội cần phải được ngăn chặn kịp thời.
1.2.4. Bạo lực học đường
Ở các nước, bên cạnh thuật ngữ bạo lực học đường, người ta thường nói tới thuật ngữ bắt nạt học đường. Bắt nạt học đường cũng là một phần của bạo lực học đường và thậm chí nhiều lúc người ta còn đồng nhất giữa bắt nạt và bạo lực học đường.
Tác giả Milton Keynes (1989) định nghĩa: “Bắt nạt là một hành động lặp đi lặp lại một cách hiếu chiến để cố ý làm tổn thương về tinh thần hoặc thể xác cho người khác. Bắt nạt là đặc trƣng của một cá nhân hành xử theo một cách nào đó để đạt đƣợc quyền lực trên người khác” (Nguyễn Thị Hà Tuyên, 2012)
Một quan niệm khác cho rằng bạo lực học đường là bất kỳ hình thức hoạt động bạo lực hoặc các hoạt động bên trong các cơ sở trường học. Nó bao gồm các hành vi bắt nạt, lạm dụng thân thể, lạm dụng bằng lời nói, ẩu đả, bắn,… Bắt nạt và lạm dụng vật chất là những hình thức phổ biến nhất của bạo lực có liên quan đến bạo lực học đường. Tuy nhiên, trường hợp cực đoan như bắn và giết người cũng đã được liệt kê như là bạo lực học đường(Baumrind, 1998).
Theo tác giả Phan Mai Hương định nghĩa: “Bạo lực học đường là thuật ngữ dùng để chỉ những hành vi bạo lực trong môi trường học đường, hoặc những hành vi bạo lực của lứa tuổi học đường. Bao gồm hàng loạt các hành vi bạo lực với các mức độ khác nhau, từ không lời đến có lời, từ hành động đơn giản đến những hành động thù địch, gây hấn, phá phách, gây tổn thương tâm lý thậm chí tổn hại đến thể chất của người khác”(Phan Mai Hương, 2009)
Bạo lực học đường là những hành vi cố ý, sử dụng vũ lực hoặc quyền lực. Đó có thể là những hành vi bạo lực về thể xác, bạo lực về tinh thần, bạo lực về tình dục, bạo lực ngôn ngữ, những bắt ép về tài chính hoặc những hành vi khác có thể gây ra nhưng tổn thương về mặt tinh thần hoặc thể xác cho người bị hại. Nói cách khác, “Bạo lực học đường là một thuật ngữ dùng để chỉ các hành vi làm tổn hại đến thể chất, tinh
thần và vật chất của người khác dưới những hình thức khác nhau diễn ra trong môi trường học đường”(Huỳnh Văn Sơn và cộng sự, 2015).
Bạo lực học đường là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục hoặc lớp độc lập(Chính phủ, 2017).
Mặc dù, cho đến nay vẫn chƣa có định nghĩa thống nhất trong giới nghiên cứu.
Tuy nhiên, với những định nghĩa như vậy chúng ta có thể hiểu: bạo lực học đường là những hành vi cố ý, sử dụng vũ lực hoặc quyền lực của học sinh hoặc giáo viên đối với những học sinh, giáo viên hoặc những người khác và ngược lại. Đó có thể là những hành vi bạo lực về thể xác, bạo lực về tinh thần, bạo lực về tình dục, bạo lực ngôn ngữ, những bắt ép về tài chính hoặc những hành vi khác có thể gây ra nhƣng tổn thương về mặt tinh thần hoặc thể xác cho người bị hại. Nói cách khác, bạo lực học đường là những hành vi có ý thức làm hại người khác (về các mặt: thể chất, tinh thần, vật chất) xảy ra trong hoặc ngoài phạm vi trường học, được thực hiện bởi một hoặc một nhóm học sinh hướng đến một học sinh khác. Ba hình thức bạo lực học đường này được biểu hiện cụ thể như sau:
(1) Bạo lực tinh thần là hành vi của một học sinh hoặc một nhóm học sinh, có mục đích làm hại sức khoẻ tinh thần/xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của một học sinh khác, với các biểu hiện nhƣ: Đặt tên gọi (gọi bằng biệt hiệu), lấy bạn làm trò đùa, trêu chọc, tẩy chay, loại ra khỏi nhóm, không tôn trọng, tung tin đồn, nói xấu sau lƣng, đe dọa qua email, điện thoại, mạng xã hội, thƣ tay,...
(2) Bạo lực thể chất là hành vi thể hiện sức mạnh thể chất của một học sinh hoặc một nhóm học sinh, có mục đích làm hại đến sức khoẻ thể chất của một học sinh khác, với các biểu hiện nhƣ sau: Đấm/đá/xô đẩy/tạt tai/giật tóc/nhốt bạn trong phòng, đe dọa, hoặc ép bạn làm những việc bạn không muốn (phải làm bài tập/chép bài, phải chở bạn đi học,…). Trong một số trường hợp, những học sinh gây ra hành vi bạo lực và học sinh chứng kiến cũng có thể bị tổn thương về sức khoẻ thể chất do ẩu đả qua lại với nhau.
(3) Bạo lực vật chất là hành vi của một học sinh hoặc một nhóm học sinh có mục đích làm hại đến giá trị vật chất của một học sinh khác, với các biểu hiện nhƣ:
Lấy/cố tình sử dụng tài sản cá nhân, dụng cụ học tập, bắt đƣa tiền, vay/xin “đểu” đồ đạc hoặc tiền bạc,làm hỏng tài sản, đồ dùng…
1.2.5. Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường
Quản lý hoạt động GDPNBLHĐ là sự tác động có ý thức của chủ thể QL tới đối tƣợng QL nhằm đƣa công tác GDPNBLHĐ đạt kết quả mong muốn bằng những
cách thức hiệu quả nhất.
Quản lý GDPNBLHĐ trước hết là phải làm cho mọi người hiểu và nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của công tác này đồng thời tham gia vào quá trình một cách tích cực, tự giác. Sau đó, người quản lý công tác GDPNBLHĐ phải quản lý cả về mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp GD, huy động đồng bộ lực lượng GD trong và ngoài nhà trường thực hiện tốt nhiệm vụ GDPNBLHĐ , bên cạnh việc phát huy yếu tố tích cực, tự giác của học sinh. Có thể nói, quản lý GDPNBLHĐ cho HS là quá trình tác động có định hướng của nhà QLGD tới các tổ chức, cá nhân tham gia vào quá trình hoạt động GD nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu GDPNBLHĐ.
Mục tiêu quản lý GDPNBLHĐ bao gồm:
Về nhận thức: giúp cho mọi người, mọi ngành, mọi tổ chức XH có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của công tác quản lý GDPNBLHĐ nhất là trong giai đoạn cấp bách hiện nay.
Về thái độ tình cảm: Giúp mọi người biết ủng hộ lẽ phải, ủng hộ những việc làm đúng, biết lên án, phê bình, đấu tranh với những biểu hiện sai trái. Giúp HS nhận thức đúng đắn về bạo lực học đường để có thể kiểm soát và định hướng hành vi một cách đúng đắn.
Về hành vi: Tích cực tham gia quản lý và tổ chức việc GDPNBLHĐ thông qua các hoạt động GD trong và ngoài nhà trường, có những giải pháp hữu hiệu kết hợp phòng ngừa và can thiệp BLHĐ.
Tóm lại: Điều quan trọng nhất của việc quản lý GDPNBLHĐ là làm sao cho quá trình GDPNBLHĐ tác động tới người học để hình thành cho các em ý thức, tình cảm, niềm tin đạo đức, tạo lập những thói quen sống và làm việc theo pháp luật đồng thời ngăn chặn, giảm thiểu và tiến tới xóa bỏ nạn BLHĐ.