CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG NGỪA BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG Ở CÁC TRƯỜNG TH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN DẦU TIẾNG TỈNH BÌNH DƯƠNG
2.4. Thực trạng giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh tại các trường tiểu họchuyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương
2.4.2. Thực trạng các hoạt động của nhà trường đối với việc giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh
Trong thời gian qua, các trường TH trên địa bàn huyện Dầu Tiếng đã có những nỗ lực nhất định trong việc nghiên cứu, tìm hiểu tình hình, từng bước hoạch định và tìm ra các giải pháp có hiệu quả nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết HS.
Để tìm hiểu về biện pháp giáo dục của GVCN đối với HS trong các trường TH chúng tôi đã hỏi ý kiến của các GVCN tham gia khảo sát và kết quả thu đƣợc nhƣ sau:
Với câu hỏi “Thầy/cô đã làm những gì khi nhận thấy có dấu hiệu hành vi bạo lực ở HS của lớp mình chủ nhiệm?” thì có 75% số GVCN cho rằng cần phải tiếp cận và tìm hiểu nguyên nhân vì sao các em mâu thuẫn, bức xúc. Đây là một động tác cần thiết để có những biện pháp xử lý phù hợp về sau. 64% ý kiến sẽ gặp riêng các bên để phân tích và hoá giải mâu thuẫn đồng thời thường xuyên “để mắt” đến những em này để kịp thời chấn chỉnh (31%). Thầy cô cũng cho rằng thông báo và phối hợp kịp thời với PH để uốn nắn những biểu hiện sai lệch của các em cũng rất quan trọng (37%). Bên cạnh
đó vẫn có 7% số ý kiến cho rằng không nên can thiệp để tự các em giải quyết.
Việc nhận diện các dấu hiệu BLHĐ là việc làm rất cần thiết để làm giảm tình trạng bạo lực trong nhà trường như hiện nay, trong đó vai trò của người GVCN rất quan trọng. Để điều tra về nhận thức của học sinh về tầm quan trọng của các biện pháp để giảm tình trạng bạo lực trong nhà trường, chúng tôi thu được kết quả ở bảng 2.15.
Bảng 2.15. Nhận thức của học sinh về tầm quan trọng của các biện pháp để giảm tình trạng bạo lực trong nhà trường
TT Biện pháp
Mức độ Không
quan trọng TL%
Ít quan trọng TL%
Trung bình TL%
Khá quan trọng TL%
Rất quan trọng TL%
1 GVCN lớp xây dựng đƣợc tập thể
lớp đoàn kết, quan tâm đến nhau. 4 0,4 7,7 21,2 66,7 2 Lớp trưởng và các tổ trưởng gắn
kết đƣợc HS trong lớp 7,9 3,8 18,9 34 35,4
3 Các mâu thuẫn giữa các HS phải đƣợc bạn bè và thầy cô kịp thời giải quyết.
4,3 2,7 11,8 31 50,2 4 Phụ huynh luôn quan tâm và nắm
bắt đƣợc sự thay đổi về tâm sinh lý của HS để kịp thời giáo dục về hành vi bạo lực
4,4 2,7 10,4 24,6 57,9
5 Thường xuyên giáo dục HS biết cách làm chủ và kiểm soát bản thân.
4,4 3,7 13,5 23,9 54,5 6 Thường xuyên tổ chức các hoạt
động ngoại khóa, các cuộc thi tìm hiểu, các hoạt động trãi nghiệm để nâng cao sự hiểu biết về BLHĐ và hướng dẫn kỹ năng phòng tránhcho HS.
5,3 5,7 12,5 23 53,5
7 Thành lập tổ tƣ vấn tâm lý học
đường 4,3 2,7 31,5 11,8 49,7
Hầu hết HS đánh giá cao tầm quan trọng của GVCN trong việc kiểm soát nạn BLHĐ (87,9% chọn mức độ khá quan trọng và rất quan trọng). Điều này có ý nghĩa vì nạn BLHĐ giữa các HS chủ yếu xảy ra ở nhà trường và ngoài nhà trường. GV có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với các HS để giải thích, phân giải khi có hành vi BLHĐ xảy ra hoặc đƣợc các HS khác thông báo, nhƣ vậy HS đã thấy đƣợc vai trò đặc biệt của GVCN trong giáo dục về BLHĐ cho HS.
Phụ huynh cũng có vai trò đặc biệt trong việc ngăn ngừa BLHĐ cho HS (82,5%
chọn mức độ khá quan trọng và rất quan trọng), nếu PH thường xuyên quan tâm đến những thay đổi trong tâm sinh lý các quan hệ bạn bè và xã hội của HS, đặc biệt nếu có sự liên hệ chặt chẽ với nhà trường và với GVCN thì tình trạng BLHĐ sẽ có thể được kiểm soát và ngăn chặn hiệu quả.
Tương tự, HS cũng đánh giá cao sự cần thiết phải giải quyết triệt để các mâu thuẫn giữa HS trước khi có các hành động bạo lực nghiêm trọng xảy ra (81,2% chọn mức độ khá quan trọng và rất quan trọng). Đa số HS không ý thức đƣợc rằng các hành vi BLHĐ có thể sẽ dẫn đến vi phạm pháp luật, vi phạm nội quy nhà trường.
Ngoài ra, có 76,5% ý kiến 82,5% chọn mức độ khá quan trọng và rất quan trọng đối với nội dung số 6. Điều này cho thấy các em có nhu cầu đƣợc tham gia các hoạt động ngoại khoá, trải nghiệm để nâng cao sự hiểu biết. Điều này đúng với tâm lý lứa tuổi các em thích hoạt động tập thể, vui chơi nhẹ nhàng bên cạnh những giờ học còn khô khan trên lớp. Và số HS có mong muốn được có người tư vấn tâm lý trong nhà trường cũng chiếm tỉ lệ khá cao (61,5% ý kiến chọn khá quan trọng và quan trọng đối với nội dung số 7). Đây là điều các nhà quản lý cần quan tâm trong công tác quản lý giáo dục HS.
Để khảo sát thực trạng các hình thức hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ hiện nay các trường TH đang thực hiện, chúng tôi thu được kết quả như sau:
- Thực trạng các hình thức giáo dục phòng ngừa BLHĐ đang đƣợc thực hiện Theo kết quả khảo sát ở bảng 2.16, các hình thức được các trường sử dụng phổ biến nhất là: Báo cáo ngoại khóa, Lồng ghép trong bài giảng ở một số môn học. Các hình thức ít hoặc không đƣợc sử dụng: Hòm thƣ tƣ vấn, sinh hoạt câu lạc bộ, trò chuyện, tƣ vấn trực tiếp.
Nhìn chung, các hình thức giáo dục chưa được các trường đưa vào áp dụng một cách đồng bộ và phong phú, có nhiều hình thức GV và HS cho là có hiệu quả cao nhưng do điều kiện nhà trường: cơ sở vật chất, kinh phí, thời gian…nên chưa được đưa vào tổ chức giáo dục trong nhà trường. Vì vậy các trường cần xây dựng kế hoạch, chương trình hành động đẩy mạnh công tác giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho HS.
Bảng 2.16. Mức độ thực hiện các hình thức hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ
TT Các hình thức
Mức độ thực hiện Thường
xuyên
Không thường xuyên
Không thực hiện Tỉ lệ % Tỉ lệ % Tỉ lệ %
1 Trò chuyện, tƣ vấn trực tiếp 12,5 15,5 72
2 Sinh hoạt câu lạc bộ 10,5 14,5 75
3 Báo cáo ngoại khóa 82 11 7
4 Lồng ghép trong các bài giảng ở
một số môn học 35,5 61,5 3
5 Tổ chức hoạt động văn nghệ 23,5 26 50,5
6 Hòm thƣ tƣ vấn 0,5 4,5 95
7 Tổ chức các hoạt động trải nghiệm 14,5 36 49,5 Việc xử phạt các hành vi BLHĐ cho HS một số trường TH hiện nay chưa đúng mực nên ít có tác dụng giáo dục và phòng ngừa tốt. Với câu hỏi “Học sinh đánh nhau, trường thực hiện việc xét kỷ luật ở mức độ nào?” thì chỉ có 15,9% người trả lời là nhà trường đã thực hiện rất thường xuyên, 26% là thường xuyên, 34,7% là thỉnh thoảng và 1,4% là không hề thực hiện.
Mối quan hệ giữa nhà trường-gia đình và xã hội trong việc chăm sóc, giáo dục đạo đức HS nói chung và phòng ngừa BLHĐ nói riêng có lúc, có nơi chƣa gắn kết chặt chẽ nên chƣa tạo ra sức mạnh tổng hợp. Có tới 90,8% ý kiến cho rằng BLHĐ có liên quan đến việc gia đình thiếu quan tâm giáo dục con em mình và 72,5% ý kiến cho rằng PH đã khoán trắng việc giáo dục HS cho nhà trường và cho GVCN.
2.4.3. Thực trạng các lực lượng tham gia hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh tiểu học
Để khảo sát thực trạng lực lƣợng tham gia giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho HS của các trường TH trên địa bàn huyện Dầu Tiếng, chúng tôi lấy ý kiến của CBQL, GV và HS về đội ngũ tham gia công tác này, kết quả cụ thể ở bảng 2.17 cho thấy, hiện nay tại các trường TH trên địa bàn huyện Dầu Tiếng, đội ngũ tham gia giáo dục phòng ngừa BLHĐ thường là Tổng phụ trách Đội tham gia GDPNBLHĐ theo chương trình
hoạt động của Đội và còn là đội ngũ GVCN tham gia trong chương trình giáo dục ngoài giờ lên lớp, ngoại khóa, sinh hoạt lớp đầu giờ và cuối tuần. Vai trò tham gia công tác giáo dục về BLHĐ của Đoàn TNCSHCM ở các trường TH còn khá mờ nhạt (21,5% ý kiến về mức độ thường xuyên và đôi khi). PH và chính quyền địa phương chỉ tham gia khi có các vụ việc BLHĐ xảy ra.
Ngoài ra, trong các đợt sinh hoạt chủ điểm, ngoại khóa, nhà trường phối hợp với các đơn vị như Công an ở địa phương, Công an Thành phố…các đơn vị này cử cán bộ đến nói chuyện chuyên đề trong một số tiết vào đầu năm học.
Đặc biệt, hiện nay hầu hết các trường chưa có cán bộ phụ trách về công tác này.
Đây là vấn đề mà các nhà quản lý giáo dục cần quan tâm.
Bảng 2.17. Thực trạng lực lượng tham gia giáo dục phòng ngừa BLHĐ
TT
Các lực lƣợng và mức độ tham gia giáo dục phòng
ngừa BLHĐ
Mức độ Thường xuyên
TL%
Đôi khi TL%
Không tham gia
TL%
1 Ban giám hiệu, Ban nề nếp 18 52 30
2 Giáo viên chủ nhiệm 57,5 29,5 13
3 Đội TNTPHCM 76,5 21 2,5
4 Đoàn TNCSHCM 3,5 18 78,5
5 Bố mẹ, anh, chị em, người
thân gia đình 1,5 17,5 81
6 Bạn bè 26,5 43 30,5
7 Chính quyền địa phương
(UBND, Công An…) 12 20,5 67,5
8
Các phương tiện thông tin đại chúng (sách, báo, ti vi, đài….)
37 53,5 9,5