Khái quát về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội - giáo dục và đào tạo huyện Dầu Tiếng tỉnh Bình Dương

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh tại các trường tiểu học huyện dầu tiếng tỉnh bình dương (Trang 43 - 48)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG NGỪA BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG Ở CÁC TRƯỜNG TH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN DẦU TIẾNG TỈNH BÌNH DƯƠNG

2.2. Khái quát về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội - giáo dục và đào tạo huyện Dầu Tiếng tỉnh Bình Dương

2.2.1. Về điều kiện tự nhiên

Dầu Tiếng là một huyện nằm phía bắc của tỉnh Bình Dương, cách trung tâm hành chính tỉnh Bình Dương khoảng 50 km, với diện tích tự nhiên 721,95 km2 (chiếm 14%

diện tích cả tỉnh). Phía bắc giáp huyện Bình Long (tỉnh Bình Phước), Phía Đông và Đông Nam giáp thị xã Bến Cát (tỉnh Bình Dương), phía Tây Bắc và Tây Nam giáp huyện Dương Minh Châu (tỉnh Tây Ninh), phía Nam giáp huyện Củ Chi (thành phố Hồ Chí Minh). Có dân số trên 123.879 người (năm 2019). Mật độ dân số thưa hơn các huyện khác trong tỉnh: 171 người/km2, trong đó người dân sống tại đô thị chiếm 20,6%

và sống ở vùng nông thôn chiếm 79,4%. Đơn vị hành chính: 11 xã, 01 thị trấn gồm: 1 thị trấn Dầu tiếng, xã: An Lập, Long Tân, Thanh Tuyền, Bến Súc, Long Hòa, Định Hiệp, Thanh An, Minh Hòa, Minh Thanh, Định An, Định Thành. Địa hình tương đối bằng phẳng, nền địa chất ổn định, vững chắc, đặc biệt có vùng thung lũng bãi bồi. Đây là vùng đất thấp, phù sa mới, khá phì nhiêu, bằng phẳng, cao khoảng 6 – 10m.

2.2.2. Về tình hình kinh tế

Trong suốt chặng đường lịch sử, tổ chức hành chính của huyện Dầu Tiếng thường xuyên có nhiều biến động. Cho đến ngày 23 tháng 7 năm 1999, Chính Phủ quyết định tái lập huyện Dầu Tiếng với diện tích tự nhiên 721,95 km2, dân số 113.830 người, chủ yếu sinh sống bằng sản xuất nông nghiệp (năm 1999). Với nhiều thành phần dân tộc thiểu số như: Tày, Nùng, Mường, Thái ... đông nhất là dân tộc Khơme.

Với điều kiện tự nhiên có nhiều thuận lợi, Địa hình gò đồi nhấp nhô, lƣợn thoải dần về phía Nam. Phía Bắc có dãy Núi Cậu, tổ hợp của 02 ngọn Núi Ông và Tha La. Nằm trong khu vực nhiệt đới vùng Đông Nam Bộ, Dầu Tiếng có chung đặc điểm là nắng nóng và mưa nhiều. Tuy nhiên, khí hậu ở đây tương đối ôn hòa, ít thiên tai, bão lụt, đất có độ cao trung bình thấp và tương đối bằng phẳng. Đất Dầu Tiếng chủ yếu là đất bazan xám rất thích hợp cho các cây công nghiệp nhƣ: cao su, điều, tiêu và các loại

cây ăn quả. Riêng dải đất ven Sông Sài Gòn là đất phù sa mới, trồng lúa và các loại rau đậu tốt. Nhìn chung, đất đai, khí hậu và sông suối của huyện Dầu Tiếng rất thuận lợi để phát triển nông nghiệp và ngành này đang trở thành một thế mạnh của huyện. Tính đến nay toàn huyện có 339 doanh nghiệp (trong đó có 51 doanh nghiệp sản xuất) có 21 HTX, 10 Tổ hợp tác; các HTX, Tổ hợp tác từng bước hoạt động có hiệu quả. Có 218 trại chăn nuôi gia súc, gia cầm, trong đó trại chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao (trại lạnh) là 149 trại (chiếm 68,3%). Diện tích nuôi trồng thủy sản khoảng 116.000m2. Đến nay, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đạt 4.241 tỷ đồng, chiếm 23,73% trong cơ cấu kinh tế huyện (Trong đó: trồng trọt chiếm 58%, chăn nuôi chiếm 42%) (UBND huyện Dầu Tiếng, 2019).

Đặc biệt với tuyến đường giao thông ĐT 744, 748, 749 nối thành phố Thủ Dầu Một (Bình Dương) với địa bàn huyện tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của địa phương. Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt 12,44%, cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch đúng hướng, trong đó ngành nông nghiệp - lâm nghiệp chiếm 40%; công nghiệp - xây dựng 31,9%; thương mại dịch vụ 28,1%. Thu nhập bình quân đầu người đến cuối năm 2018 đạt 55 triệu đồng/ người/năm. Lưới điện quốc gia phủ kín 89/89 khu, ấp. Tỷ hộ sử dụng điện đạt 99,8%, tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh đạt 100%. Tóm lại, nền kinh tế của Dầu Tiếng khá phát triển, đặc biệt trên lĩnh vực sản xuất nông lâm nghiệp với sự phát triển của các công ty cao su và sự ra đời của của hàng trăm trang trại tƣ nhân. Kinh tế đã bắt đầu chuyển lên thành nền kinh tế hàng hóa theo hướng sản xuất lớn.

Thế mạnh kinh tế của huyện Dầu Tiếng là nông nghiệp, Cao su vẫn là cây trồng chủ lực của huyện, diện tích cây cao su trên địa bàn huyện là 50.270ha. Diện tích cây ăn quả 580ha. Tổng diện tích gieo trồng các loại cây lương thực và rau màu ước đạt 4.077ha, trong đó diện tích lúa xuống giống 681ha.

2.2.3. Về tình hình văn hóa-xã hội

Các cơ sở khám, chữa bệnh từ huyện đến các xã, thị trấn đƣợc xây dựng mới;

nâng cấp và tu sửa, trang thiết bị khám, chữa bệnh đƣợc đầu tƣ bổ sung, tổng số giường bệnh 322 giường, công suất sử dụng giường bệnh đạt 88,8%.Công tác phát triển văn hóa, thông tin, thể thao luôn đƣợc quan tâm đầu tƣ đúng mức, nhằm đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa và nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân. Hàng năm tổ chức hơn 100 buổi biểu diễn văn nghệ, chiếu phim lưu động phục vụ các tầng lớp nhân dân trong huyện; tổ chức nhiều giải thể thao cấp huyện và tham dự các giải cấp tỉnh đạt nhiều thành tích. Toàn huyện có 10 di tích văn hóa đã đƣợc xếp hạng, trong đó có 01 di tích cấp quốc gia, 09 di tích văn hóa cấp tỉnh.

Thực hiện tốt các chính sách đền ơn đáp nghĩa, chăm sóc phụng dƣỡng mẹ Việt

Nam anh hùng. Xây dựng và sửa chữa hơn 2.047 căn nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết; giải quyết việc làm cho trên 6.500 lao động; 100% người nghèo, người bị nhiễm chất độc hóa học, cán bộ kháng chiến, người cao tuổi được cấp thẻ Bảo hiểm y tế; tỷ lệ hộ nghèo hiện nay giảm.

2.2.4. Khái quát tình hình giáo dục huyện Dầu Tiếng a. Mạng lưới trường, lớp, học sinh

Huyện Dầu tiếng có 15/17 trường TH được Ủy ban nhân dân (UBND) huyện đầu tư xây dựng trường lầu hóa kiên cố (tỉ lệ 83 %); trường TH đạt chuẩn quốc gia 16/17 (tỉ lệ 94%). Cơ sở vật chất các trường có đầy đủ phòng học, phòng bộ môn, phòng thực hành, trang thiết bị, đồ dùng dạy học... và hàng năm đƣợc đầu tƣ mua sắm, trang thiết bị bổ sung cơ bản phục vụ tốt cho việc tổ chức các hoạt động giảng dạy cơ bản trong năm học 2019-2020.

Giáo dục huyện Dầu Tiếng cấp TH có 320 lớp, 10.847 hs/ 5416 nữ; giảm 115 so với đầu năm (chuyển đến 113 HS, chuyển đi 220 HS, bỏ học 7 HS).

Bảng 2.1. Thống kê trường lớp, học sinh

TT Trường TH

TS HS Đầu năm

TSHS hiện

nay

Tăng Giảm

C. đến Đi học

lại

TC C.

đi

B

học TC

1 Định An 481 481 5

2 An Lập 438 438 6

3 Thanh An 438 438 5 2

4 Minh Tân 813 813 16 1

5 Định Thành 145 145 4

6 Minh Thạnh 842 842 11

7 Định Hiệp 547 547 7

8 Bến Súc 1046 1046 12

9 Dầu Tiếng 1165 1165 5

10 Ngô Quyền 1168 1168 14 3

11 Định Phước 167 167 3

12 Long Tân 623 623 5

13 Minh Hòa 774 774 6

14 Thanh Tuyền 422 422 4

TT Trường TH

TS HS Đầu năm

TSHS hiện

nay

Tăng Giảm

C. đến Đi học

lại

TC C.

đi

B

học TC

15 Hòa Lộc 187 187 2

16 Long Hòa 1225 1225 16 1

17 Thanh Tân 283 283 8

Tổng:17 10847 10847 10934 122 7

(Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Dầu Tiếng, tháng 9/ 2019) b. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên

* Số lƣợng: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên thuộc huyện Dầu Tiếng quản lý là 1619 trong đó CBQL: 102 ; GV 1.386: ; NV : 131 (bảng 2.2)

Bảng 2.2. Thống kê đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên Bậc học CBQL

GV

Tổng số Biên chế Hợp đồng NV

Mầm non 45 572 498 20 54

Tiểu học 39 453 396 15 42

THCS 18 361 313 13 35

Tổng cộng 102 1386 1207 48 131

(Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Dầu Tiếng tháng 5/2020)

* Cơ cấu, giới tính:

Bảng 2.3. Cơ cấu về giới tính của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên

Cấp học CBQL GV

Tổng số Nữ DTTS Tổng số Nữ DTTS

MN 45 45 0 572 572 1

TH 39 25 0 453 225 0

THCS 18 8 0 361 223 1

Tổng

cộng 102 78 00 1386 1020 2

(Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Dầu Tiếng tháng 5/2020)

* Trình độ chuyên môn:

Bảng 2.4. Trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên

Cấp học

CBQL GV

Tổng số

Đạt chuẩn (TL %)

Trên chuẩn (TL %)

Tổng số

Đạt chuẩn (TL %)

Trên chuẩn (TL %)

MN 45 0% 100% 572 31,2% 68,8%

TH 39 0% 100% 453 19,8% 80,2%

THCS 18 0% 100% 361 8,2% 91,8%

Tổng

cộng 102 0% 100% 1386 19,7% 80,3%

(Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Dầu Tiếng tháng 5/2020) Trong những năm qua, được sự quan tâm của các cấp, các trường đã thực hiện tốt công tác quy hoạch cán bộ kế cận và dự nguồn các chức danh cán bộ chủ chốt các đơn vị trường học, thực hiện triệt để công tác luân chuyển đội ngũ CBQL, đã cơ bản hoàn thành luân chuyển CBQL các trường, công tác bổ nhiệm mới, bổ nhiệm lại CBQL đƣợc thực hiện đúng quy trình. Triển khai việc đánh giá chuẩn nghề nghiệp GV và chuẩn Hiệu trưởng theo TT 14/2018 và TT 20/2018 của Bộ giáo dục và Đào tạo các trường MN, TH, THCS đúng quy định.

Nhìn vào kết quả thống kê bảng 2.4 ta thấy, CBQL có trình độ trên chuẩn năm 2020 chiếm tỉ lệ tuyệt đối 100%, đội ngũ GV có trình độ chuyên môn trên chuẩn là 80,3%. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức, chỉ đạo và thực hiện các hoạt động giáo dục trong đó có hoạt động quản lý GDPNBLHĐ.

c. Chất lượng hoạt động giáo dục

Đến cuối năm học 2019-2020, chất lượng bậc tiểu học đã có bước phát triển khá ổn định, tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình lớp học đạt 97,9%, số lượng học sinh chưa hoàn thành các môn học 2,1%. Số lượng học sinh hoàn thành chương trình Tiểu học đạt 100%.

Bảng 2.5. Số liệu đánh giá kết quả học tập các trường tiểu học

TT Trường Tổng HS

Kết quả học tập

Hoàn thành CT lớp học

Chƣa Hoàn thành CT

lớp học

Hoàn thành CT

tiểu học

Chƣa thành CT

tiểu học

SL % SL % SL % SL %

1 Định An 481 475 98,8 6 1,2 118 100 0 0

2 An Lập 438 427 97,5 11 2,5 91 100 0 0

3 Thanh An 438 429 97,9 9 2,1 83 100 0 0

4 Minh Tân 813 802 98,6 11 1,4 162 100 0 0

5 Định Thành 145 145 100 0 0 35 100 0 0

6 Minh Thạnh 842 829 98,5 13 1,5 156 100 0 0

7 Định Hiệp 547 539 98,5 8 1,5 90 100 0 0

8 Bến Súc 1046 1032 98,7 14 1,3 200 100 0 0 9 Dầu Tiếng 1165 1109 95,2 56 4,8 236 100 0 0 10 Ngô Quyền 1168 1134 97,1 34 2,9 240 100 0 0 11 Định Phước 167 166 99,4 1 0,6 41 100 0 0

12 Long Tân 623 614 98,6 9 1,4 111 100 0 0

13 Minh Hòa 774 758 97,9 16 2,1 168 100 0 0 14 Thanh

Tuyền 422 414 98,1 8 1,9 82 100 0 0

15 Hòa Lộc 187 187 100 0 0 40 100 0 0

16 Long Hòa 1225 1193 97,4 32 2,6 276 100 0 0

17 Thanh Tân 366 361 98,9 5 3,5 72 100 0 0

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh tại các trường tiểu học huyện dầu tiếng tỉnh bình dương (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)