Điều kiện kinh tế - xã hội

Một phần của tài liệu Công cuộc xóa đói giảm nghèo ở huyện tuy an, tỉnh phú yên từ năm 2000 đến năm 2020 (Trang 33 - 38)

Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN TUY AN, TỈNH PHÚ YÊN VÀ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN

1.2. Khái quát về huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên

1.2.3. Điều kiện kinh tế - xã hội

* Tình hình cư dân, dân số và lao động

Dân cư Tuy An đa số là người Kinh, có nguồn gốc từ vùng Thanh - Nghệ Tĩnh theo ông Lương Văn Chánh vào khẩn hoang rồi sinh cơ lập nghiệp tại nơi này từ thế kỷ XVII. Theo nhiều nguồn tài liệu thì từ cuối thế kỷ XVIII, ở vùng đồng bằng ven biển Phú Yên đã có người Hoa đến lập nghiệp. Phần lớn họ là người Hải Nam, Triều Châu, Phúc Kiến và một số người Quảng Đông. Sau đó, có thêm một số gia đình người Thượng Hải, Hồ Nam đến sinh sống. Vì thế, ở Tuy An xưa, “gần cửa biển Tiên Châu, tại Vũng Lắm có làng

Minh Hương, xưa là một thương cảng thịnh vượng mà người Pháp còn được chứng kiến khi họ đến đó lập Tòa sứ đầu tiên năm 1887”. Hầu hết người Hoa đến Phú Yên, nói riêng Tuy An họ sống và lao động chủ yếu ở những vùng gần biển, gần sông để thuận lợi cho nghề buôn bán và dịch vụ. Trong quá trình định cư, người Hoa nhanh chóng hòa nhập vào cộng đồng dân cư và họ góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế, xã hội của vùng đất này [52, tr.109-110].

Theo bảng số liệu từ Niên giám thống kê huyện Tuy An, dân số huyện Tuy An từ năm 2000 - 2019, như sau:

Bảng 1.1. Dân số huyện Tuy An từ năm 2000 - 2019

Năm Dân số/ người

2000 128.301

2001 130.393

2002 132.272

2003 133.527

2004 135.248

2005 129.177

2006 130.790

2007 132.635

2008 121.343

2009 121.648

2010 121.827

2011 122.381

2012 123.230

2013 123.908

2014 124.612

2015 125.374

2016 125.524

2017 125.656

2018 126.196

2019 123.167

Nguồn: [4]

Dân số năm 2019 (123167 người) giảm so với năm 2000 (128301 người). Nguyên nhân giảm là do tỷ lệ sinh giảm, áp dụng các biện pháp kế hoạch hóa gia đình, mỗi gia đình nên sinh từ 1 đến 2 con. Từ năm 2009 đến năm 2019 dân số huyện Tuy An tăng thêm 1.812 người. Trong đó khu vực thành thị dân số tăng 1.077 người, khu vực nông thôn tăng 735 người [5, tr.41].

Kết cấu dân số Tuy An theo giới tính còn gọi là kết cấu dân số nam - nữ, đó là tập hợp những nhóm người được sắp xếp theo giới tính. Theo thống kê trong các năm, huyện Tuy An có tỷ lệ dân số trung bình nữ nhiều hơn nam.

Dân cư phân bố tập trung đông nhất là vùng đồng bằng và ven biển của huyện.

Thể hiện qua bảng số liệu niên giám thống kê huyện Tuy An, cơ cấu dân số huyện Tuy An từ 2004 đến 2019 như sau:

Bảng 1.2. Cơ cấu dân số Tuy An từ 2004 đến 2019

Năm Phân theo giới tính Phân theo khu vực

Nam Nữ Thành thị Nông thôn

2004 67365 67883 9.468 125.780

2005 64071 65106 9.606 119.571

2006 64872 65918 9.730 121.060

2007 65787 66848 9.869 122.766

2008 60541 60802 8.261 113.082

2009 60697 60951 8.363 113.285

2010 60743 61084 8.470 113.357

2011 61016 61365 8.509 113.872

2012 61439 61791 8.568 114.662

2013 61759 62113 8.613 115.259

2014 62102 62510 8.670 115.942

2015 62485 62889 8.723 116.651

2016 62544 62980 8.773 116.751

2017 62.608 63.048 8.787 116.869

2018 62.859 63.337 8.822 117.374

2019 62.218 60.949 9.520 113.647

Nguồn: [5, tr.89], [52, tr.118-119]

Cơ cấu lao động tiếp tục chuyển dịch tích cực. Lao động nông - lâm - ngư nghiệp là 50218, chiếm 69%. Lao động trong lĩnh vực công nghiệp - xây

dựng là 10330 người, chiếm 14,19% và lao động trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ là 12233 người, chiếm 16,81%. Tỷ lệ tăng dân số 1,08%/năm [52, tr.120].

* Về hoạt động kinh tế

Xuất phát từ điều kiện tự nhiên, huyện Tuy An có nhiều thuận lợi nhất định trong phát triển kinh tế - xã hội với cơ cấu ngành nghề đa dạng.

Từ năm 1986 đến nay, thực hiện chủ trương đường lối của Đảng, Nhà nước, tình hình kinh tế - xã hội của Huyện đã có nhiều chuyển biến tích cực.

Kinh tế của Huyện từ chỗ mang nặng tính tự cung, tự cấp chuyển dần sang nền kinh tế thị trường. Thu nhập bình quân đầu người giai đoạn 1996-2000 tăng 8,5%; giai đoạn 2010-2015 tăng 5,2%; giai đoạn 2016-2020 tăng 12,53%

[21], [39], [45].

Kinh tế nông nghiệp huyện Tuy An phát triển đa dạng trên các lĩnh vực:

Về trồng trọt, các xã vùng đồng bằng như An Chấn, An Cư, An Hòa Hải, An Thạch, An Ninh Tây, An Ninh Đông, người dân đã sản xuất lúa hai, ba vụ/năm. Đây là những xã đã sản xuất và cung cấp nguồn lương thực khá lớn trong huyện. Bên cạnh sản xuất lúa, ở các vùng trung du người dân trong huyện còn trồng các loại cây hoa màu khác như: các loại đậu đỗ, cây mì,…

bổ sung thêm một số lượng lớn lương thực. Ở các xã vùng núi An Thọ, An Xuân, An Lĩnh, nhân dân tập trung trồng các loại công nghiệp ngắn và dài ngày như cây mía, hạt tiêu, hay loại cây lấy gỗ. Tập trung vùng đất gò đồi để hình thành các vùng nông-lâm kết hợp cho công nghiệp xuất khẩu.

Về khai thác thủy hải sản, với tiềm năng hiện có, nguồn lợi thủy hải sang đem về thu nhập đáng kể cho nhân dân địa phương các vùng biển. Các bến cá Mỹ Quang (An Chấn) tại thôn Mỹ Quang Nam xã An Chấn, sản lượng qua cảng 5000 tấn/năm, quy mô năng lực 50 lượt/200CV; Bến cá Phú Thường ở thôn Phú Thường xã An Hòa, quy mô năng lực 30 lượt/150CV, sản lượng

thuỷ sản qua cảng là 2000tấn/năm. Quy mô bến còn nhỏ, chủ yếu tiếp nhận các loại tàu <150CV [52, tr.227].

Về chăn nuôi, nhân dân trong huyện tập trung nuôi các loại gia súc, gia cầm, đặc biệt chăn nuôi gia súc có sừng như bò ở vùng đồng cỏ thấp.

Về nuôi trồng thủy hải sản, huyện Tuy An là vùng đất có điều kiện thiên nhiên ưu đãi có biển, đầm Ô Loan, sông Cái, nhiều suối, hồ. Cung cấp nhiều thực phẩm nước biển, nước lợ, nước ngọt rất quan trọng, phục vụ đời sống của người dân. Ở Tuy An rất phát triển ngành nuôi trồng thủy hải sản như nuôi tôm hùm ở biển An Hải, An Ninh, An Chấn, nuôi tôm sú, tôm thẻ ở Đầm Ô Loan.

Về ngành nghề thủ công truyền thống như nghề đan lát, nghề mộc, nghề rèn, làm gạch, nghề gốm, làm nước mắm … Trong đó có những xã có nghề thủ công nổi tiếng như xã An Thạch với nghề gốm làng Quảng Đức, nghề làm nước mắm ở xã An Hòa Hải, xã An Ninh Đông, nghề đan chiếu ở xã An Cư, nghề bánh tráng ở xã An Mỹ. Theo thống kê năm 2018, toàn huyện có trên 2.300 cơ sở thủ công nghiệp. Tuy nhiên các sản phẩm thiếu sức cạnh tranh, thị trường tiêu thụ hẹp và chưa có khả năng xuất khẩu lớn [52, tr. 246].

Người dân Tuy An có đức tính cần cù, nhẫn nại, thật thà, chất phác, hiếu khách và anh dũng, kiên cường. Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, nhân dân Tuy An sáng tạo trong lao động, kiên trung trong kháng chiến, nhất là hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, nhân dân Tuy An một lòng một dạ theo Đảng và Bác Hồ, cống hiến sức người, sức của cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng đến nay, nhân dân Tuy An không ngừng phát huy tinh thần đoàn kết, ý chí tự lực, tự cường, tinh thần sáng tạo, chung tay, góp sức hàn gắn vết thương chiến tranh, khắc phục khó khăn, thiếu thốn, nỗ lực thi đua lao động sản xuất; phát triển kinh tế - xã hội;

xóa đói, giảm nghèo; góp phân xây dựng cuộc sống mới trên quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại.

* Về các ngành dịch vụ - du lịch - thương mại

Đến Tuy An là đến với những danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử nổi tiếng như: Di tích quốc gia đặc biết Ghành đá đĩa xã An Ninh Đông; Danh thắng quốc gia Đầm Ô Loan xã An Cư, Danh thắng cấp quốc gia Hòn Yến xã An Hòa Hải; Di tích lịch sử quốc gia Mộ và Đền thờ Danh nhân lịch sử Lê Thành Phương; Di tích lịch sử quốc gia Thành An Thổ, nơi sinh của Tổng bí thư Trần Phú xã An Dân; Di tích lịch sử quốc gia Địa đạo Gò Thì Thùng xã An Xuân; Danh thắng cấp tỉnh Chùa Đá Trắng xã An Dân; hay thắng cảnh Bãi Xếp - Hoa vàng trên cỏ xanh,… Với tìêm năng vốn có cùng với các Lễ hội truyền thống dịp Tết nguyên đán, nhiều làng nghề, nét văn hóa đặc sắc, ngành du lịch huyện Tuy An được đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham quan, du lịch. Đem lại nhiều nguồn lợi cho nhân dân địa phương vươn lên phát triển kinh tế.

Một phần của tài liệu Công cuộc xóa đói giảm nghèo ở huyện tuy an, tỉnh phú yên từ năm 2000 đến năm 2020 (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)