Tác động về xã hội

Một phần của tài liệu Công cuộc xóa đói giảm nghèo ở huyện tuy an, tỉnh phú yên từ năm 2000 đến năm 2020 (Trang 93 - 96)

3.2. Tác động của công tác xóa đói giảm nghèo đến sự phát triển kinh tế - xã hội - văn hóa huyện Tuy An giai đoạn 2000 - 2020

3.2.2. Tác động về xã hội

Cùng với sự chuyển biến về kinh tế, cuộc vận động XĐGN đã đưa đến sự chuyển biến về xã hội

Thực hiện các mục tiêu giảm nghèo góp phần giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho người dân. Hàng năm huyện đã giải quyết việc làm mới cho 4.200 lao động. Cơ cấu lao động tiếp tục chuyển dịch tích cực. Đến năm 2018 lao động nông - lâm - ngư nghiệp là 50.218 người, chiếm 69%, lao động trong lĩnh vực công nghiệp - xây dựng là 10.330 người, chiếm khoảng 14,19% và lao động trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ là 12.233, chiếm khoảng 16,81%. Bên cạnh đó trình độ lao động cũng được nâng lên đáng kể. Năm

2020 số lao động qua đào tạo chiếm là 65%, trong đó lao động qua đào tạo nghề đạt 45,2% [45, tr.20].

Từ năm 2000 đến năm 2010, huyện đã giải quyết việc làm cho hơn 10.310 lao động. Bình quân hàng năm giải quyết khoảng 2.062 lao động có thêm việc làm mới [59, tr.3]; Giai đoạn 2011-2015: giải quyết việc làm mới cho 20.397 lao động, xuất khẩu lao động 122 người; Giai đoạn 2016-2020:

Giải quyết việc làm mới cho 5.001/4.950 lao động, đạt 101% kế hoạch, tăng 3,2% so cùng kỳ; xuất khẩu lao động 71/70, đạt 101,4% kế hoạch, giảm 4,1%

so cùng kỳ. Thu nhập và đời sống của nhân dân trong các năm gần đây ngày càng được tăng cao và cải thiện đáng kể. Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 17,2 triệu đồng năm 2010, đến năm 2015 là 25,7 triệu đồng, năm 2020 là 46,2 triệu đồng [33], [39], [45].

Thực hiện mục tiêu giảm nghèo góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới: Trong năm năm 2016-2020, huyện đã huy động tối đa các nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng nông thôn, bê tông hóa hơn 253,589 km đường giao thông nông thôn với kinh phí 155 tỷ đồng, trong đó nhân dân đóng góp 47,4 tỷ đồng, thực hiện tốt Chương trình bê tông hẻm phố, bê tông giao thông miền núi. Từ hiệu quả của chương trình bê tông nông thôn đã đổi mới bộ mặt nông thôn, đời sống nhân dân nâng lên rõ rệt. Đến cuối năm 2020, có 10/14 xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới (04 xã chưa đạt là An Ninh Đông, An Lĩnh, An Hiệp, An Hòa Hải) [75, tr.2].

Thực hiện chính sách miễn, giảm, cấp bù học phí cho học sinh, sinh viên góp phần nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục địa phương. Tính đến năm 2020, toàn huyện có 60 trường, trong đó có 17 trường mẫu giáo - mầm non, 25 trường tiểu học, 14 trường trung học cơ sở, 2 trường phổ thông cấp 2- 3 và 2 trường trung học phổ thông; có 6 trường đạt chuẩn quốc gia. Huyện đã hoàn thành mục tiêu xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học (năm 2000);

phổ cập giáo dục trung học cơ sở (năm 2010). Tính đến năm 2020, toàn huyện

15/15 xã, thị trấn đạt PCGD THCS năm 2014. Trong đó có 8 xã đạt PCGD THCS mức độ 2 (An Chấn, An Mỹ, An Hòa, An Hiệp, An Cư, An Xuân, An Lĩnh, An Thọ). 100% xã, thị trấn giữ vững và nâng chuẩn về công tác phôt cập giáo dục - xóa mù chữ; 100% xã, thị trấn có Hội khuyến học. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS trên toàn huyện đạt 100%. Tỷ lệ thanh, thiếu niên từ 15 đến 18 tuổi có bằng tốt nghiệp THCS đạt 95%. Tỷ lệ thanh niên trong độ tuổi có trình độ trung học phổ thông chiếm 85,2%. Giáo dục - đào tạo là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Với chính sách miễn, giảm, cấp bù học phí cho học sinh, sinh viên nghèo kịp thời đã tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên được cắp sách đến trường và có cơ hội học tập, có nghề nghiệp, việc làm và thu nhập ổn định cho gia đình, góp phần giảm hộ nghèo. Tạo điều kiện để ai cũng được học hành, được đóng góp trí tuệ, nhân lực, vật lực, tài lực xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu mạnh [45].

Thực hiện chính sách hỗ trợ về y tế góp phần tăng cơ hội tiếp cận các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe, ổn định cuộc sống của người dân nói chung và người nghèo nói riêng. Tính đến năm 2020, toàn huyện đạt 90,1% người dân đều có thẻ bảo hiểm y tế (trong đó tỷ lệ người nghèo, cận nghèo có BHYT là 100%). Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm.

Huyện đã kiện toàn mạng lưới y tế và đầu tư nâng cấp trang thiết bị khám, chữa bệnh từ tuyến huyện đến tuyến cơ sở. Đội ngũ cán bộ y tế ngày càng được chuẩn hóa, tỷ lệ trạm ý tế có bác sỹ đạt 100%, tỷ lệ bác sỹ đạt 8 bác sỹ/vạn dân. Toàn huyện có 01 bệnh viện đa khoa, 15 trạm y tế xã, thị trấn đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trong huyện. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng, thể nhẹ cân năm 2000 là 26%, đến năm 2020 giảm xuống còn 8,57% [27], [45].

Các chương trình XĐGN về hỗ trợ tiền hàng tháng, hỗ trợ miễn giảm học phí, cấp phát miễn phí thẻ BHYT, hỗ trợ tiền điện,… rất có ý nghĩa. Tuy nhiên với nhiều ưu đãi như vậy làm một số hộ vẫn không muốn thoát nghèo,

có trường hợp “chạy chính sách” để con cháu vào hộ nghèo của ông bà để được hưởng chế độ. Điều này có ảnh hưởng đến công bằng xã hội, làm mất đi ý nghĩa nhân văn của chính sách, chương trình giảm nghèo của Đảng, Nhà nước, cản trở quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Có thể nói các chương trình giảm nghèo đem lại nhiều hiệu quả tích cực cho cuộc sống người dân, ổn định tình hình xã hội địa phương, góp phần thúc đẩy hoàn thành chương trình quốc gia về nông thôn mới.

Một phần của tài liệu Công cuộc xóa đói giảm nghèo ở huyện tuy an, tỉnh phú yên từ năm 2000 đến năm 2020 (Trang 93 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)