3.2. Tác động của công tác xóa đói giảm nghèo đến sự phát triển kinh tế - xã hội - văn hóa huyện Tuy An giai đoạn 2000 - 2020
3.2.3. Tác động về văn hóa
Công cuộc xoá đói giảm nghèo ở huyện Tuy An đã khơi dậy và huy động được truyền thống tốt đẹp của dân tộc, truyền thống “lá lành đùm lá rách”, tinh thần “tương thân tương ái”, tạo thành phong trào thi đua sản xuất sôi nổi và mang tính xã hội hoá cao, cùng giúp đỡ, đùm bọc, bao dung vượt lên trên từng số phận đói nghèo với truyền thống nhân ái và mang tính cộng đồng sâu sắc của dân tộc, nhân dân huyện Tuy An đã đoàn kết, tương trợ lẫn nhau để cùng xoá đói giảm nghèo. Chính sách xoá đói giảm nghèo do Đảng ta phát động đã đi vào lòng dân, trở thành phong trào quần chúng rộng khắp, cán bộ, công nhân viên chức đã tiết kiệm ngày lương ủng hộ quỹ vì người nghèo.
Thật đáng trân trọng về nỗ lực của các cán bộ làm công tác xoá đói giảm nghèo từ cấp huyện đến cấp cơ sở, những bạn đoàn viên, thanh niên năng nổ nhiệt tình… Tất cả mọi người đã tham gia tận tình tham gia phong trào với một ý nghĩa thống nhất. Lo cho người nghèo, cho đồng bào ruột thịt của mình.
Tất cả những việc làm trên đều rất trong sáng và không hề vụ lợi cá nhân, vượt qua những tác động tiêu cực của mặt trái cơ chế thị trường và sự cám dỗ vật chất, lối sống thực dụng. Điều đó thể hiện lòng nhân ái, tình đoàn kết bao dung tốt đẹp với “một miếng khi đói bằng một gói khi no” của dân tộc ta. Đó cũng chính là làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Bác đã từng kêu gọi đồng bào cả nước phát huy tinh thần “tương thân tương ái”, “lá lành đùm lá rách” để cứu giúp những người đói, nghèo. Phát huy truyền thống dân tộc, chủ trương
xoá đói giảm nghèo của Đảng và Nhà nước ta đang đi vào cuộc sống với khí thế của phong trào rộng khắp, mang tính xã hội hoá cao ở huyện Tuy An.
Chính sách xoá đói giảm nghèo không những giúp cho người nghèo có vốn làm ăn mà cái được ở đây là khơi dậy lòng tin, ý chí, năng lực để họ vươn lên thoát khỏi cảnh khốn cùng, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Người dân không những có được cuộc sống vật chất mà họ còn được tiếp cận với nhiều dịch vụ càng góp phần nâng cao nhận thức và hành động.
Công tác giảm nghèo còn góp phần vào việc nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của người dân trong huyện. Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở huyện Tuy An nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ của người dân. Năm 2005, toàn huyện có 72 thôn văn hoá (chiếm 80%), 87 cơ quan văn hoá và 28.622 hộ gia đình được công nhận gia đình văn hoá. Huyện đã cơ bản hoàn thành chương trình xoá nhà ở tạm cho hộ nghèo chính sách, hộ nghèo dân tộc thiểu số và hộ nghèo đặc biệt khó khăn.
Từ năm 2005-2020, ngành văn hóa tổ chức vận động nhân dân thực hiện có hiệu quả phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”
có 68.782 hộ gia đình được công nhận gia đình văn hóa; 84/90 thôn, khu phố được công nhận thôn, khu phố văn hóa; 90/96 cơ quan, đơn vị được công nhận cơ quan, đơn vị văn hóa. Đã có 18 Bà mẹ Việt Nam anh hùng còn sống đều được các cơ quan nhận phụng dưỡng đến cuối đời. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao được tổ chức xuyên suốt, tạo không khí vui tươi trong nhân dân [27], [33], [39], [45].
Bên cạnh đó huyện triển khai vận động nhân dân thực hiện xây dựng nếp sống văn minh, thực hành tiết kiệm trong việc cưới hỏi, tang chế, lễ hội;
đầu tư trang thiết bị phục vụ công tác thông tin tuyên truyền cho hệ thống công tác tuyên truyền địa phương các xã, thị trấn, cung cấp các ấn phẩm văn hóa thông tin, tăng cường hoạt động văn hóa, nhằm nâng cao mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân, đặc biệt nâng cao đời sống tinh thần. Kết quả những
cuộc vận động đã phát huy tinh thần tương thân tương ái, giúp nhau xóa đói giảm nghèo, tạo sự chuyển biến trong nhận thức về xây dựng nếp sống văn minh, thực hành tiết kiệm, tạo động lực phát triển sản xuất phát triển kinh tế gia đình, góp phần xóa đói giảm nghèo tại địa phương.
Với mục đích cao cả và ý nghĩa nhân đạo, công tác xoá đói giảm nghèo không dung nạp những tư tưởng cá nhân vụ lợi mà xuất phát từ tấm lòng, tình cảm nhân nghĩa, yêu nước thương nòi, đồng cam cộng khổ, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau trong tình làng nghĩa xóm, tình cộng đồng trong quan hệ giữa con người với con người, con người với xã hội. Do đó xoá đói giảm nghèo cần phải là hoạt động tự nguyện, tự giác của tất cả mọi người. Chính với ý nghĩa cao cả đó mà thông qua hoạt động xoá đói giảm nghèo chúng ta có thể có được những chuẩn mực xã hội ngày càng tốt đẹp hơn trong mối quan hệ cộng đồng xã hội.
Vì thế xoá đói giảm nghèo không chỉ là chính sách giải quyết về mặt kinh tế - xã hội mà còn là chính sách củng cố được lòng tin, sức mạnh của cộng đồng người đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.
Tuy nhiên, có một bộ phận người nghèo đã và đang xảy ra tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự giúp đỡ của Nhà nước và của cộng đồng. Một số gia đình tuổi đời còn nhỏ lười biến không lao động, ỷ lại, trông chờ vào sự giúp đỡ, làm mất đi ý nghĩa cao quý tinh thần “tương thần tương thân tương ái”
của cộng đồng, ảnh hưởng xấu đến xây dựng nền văn hóa tiên tiến.
Tiểu kết chương 3
XĐGN là một vấn đề kinh tế, xã hội cần được giải quyết. Tuy An là một trong những huyện khó khăn của tỉnh Phú Yên, trong thời gian 20 năm, dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy, UBND huyện Tuy An, phối hợp hiệu quả của các ban ngành đoàn thể huyện, các cấp chính quyền các xã, thị trấn, đông đảo các tầng lớp nhân dân nên công tác xóa đói, giảm nghèo ở huyện đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, tỷ lệ hộ nghèo trong huyện được giảm nhiều qua các
năm, tỷ lệ hộ vươn lên thoát nghèo bền vững ngày một tăng, góp phần rất lớn vào sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.
Công cuộc XĐGN ở huyện Tuy An đã đạt được những kết quả quan trọng như khai thác được tiềm năng lợi thế của địa phương về địa hình, đất đai, hệ thống giao thông vận tải, biển, đầm, sông ngòi …, đã huy động được cả hệ thống chính trị và nhân dân trong huyện tham gia tích cực. Những thành tựu đó đã tác động tích cực đến kinh tế - xã hội của huyện. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân, đời sống nhân dân được nâng lên rõ ràng.
Việc triển khai thực hiện chương trình XĐGN (2000-2020) có ý nghĩa quan trọng, đóng góp vào việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện Tuy An giai đoạn 2000-2020, hướng tới mục tiêu về đích huyện đạt chuẩn Nông thôn mới trong năm 2023 và phát triển thành Thị xã Tuy An năm 2025. Từ chính thực tiễn công cuộc giảm nghèo tại địa phương, Tuy An trong thời gian tới cần có quyết tâm và nhiều giải pháp hợp lý để phát huy thế mạnh địa phương, nhân rộng các mô hình, gương tiêu biểu trong công tác giảm nghèo để đạt kết quả tốt nhất, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ổn định xã hội, tăng cường củng cố khối đại đoàn kết dân tộc.
KẾT LUẬN
Tuy An là một huyện của tỉnh Phú Yên, có nhiều lợi thế cho phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên có tỷ lệ hộ nghèo đói cao so với mặt bằng chung của tỉnh Phú Yên. Trải qua quá trình thực hiện các chương trình giảm nghèo, cùng với chung tay của cộng đồng, sự phấn đấu, nổ lực của bản thân hộ nghèo, đến năm 2020 tỷ lệ hộ nghèo ở huyện chỉ còn 4,14%. Từ việc nghiên cứu thực trạng các chương trình, mục tiêu, và kết quả công tác XĐGN của huyện. Tôi rút ra một số kết luận sau:
1. Từ năm 2000 - 2020, quá trình thực hiện XĐGN ở Tuy An dựa vào những lợi thế của địa phương về đất đai, địa hình, hệ thống sông ngòi, giao thông vận tải, làng nghề truyền thống, dịch vụ du lịch… Huyện đã phát huy những lợi thế đó để thực hiện công tác XĐGN đạt kết quả. Đồng thời phát huy nhân rộng các mô hình sản xuất giỏi giúp phát triển kinh tế.
Cùng với ý thức vươn lên, khát vọng thoát nghèo ổn định cuộc sống được người nghèo quyết tâm thực hiện trong giai đoạn từ năm 2000-2020, huyện Tuy An khai thác thực hiện hiệu quả các chương trình, mục tiêu XĐGN.
2. Huyện Tuy An đã vận dụng những chủ trương của Trung Ương Đảng, Tỉnh ủy Phú Yên, Đảng bộ huyện Tuy An về XĐGN vào thực tiễn địa phương. XĐGN của huyện đã có sự tham gia của toàn bộ hệ thống chính trị và nhân dân trong huyện: Với mục tiêu giảm nghèo gắn với cuộc vận động xã hội hóa của cộng đồng cùng với sự nỗ lực vươn lên vượt khó thoát nghèo của chính bản thân hộ nghèo, đảm bảo thoát nghèo bền vững. Thực hiện mục tiêu đó, Đảng bộ huyện đã phát động phong trào hành động cách mạng sâu rộng, sôi nổi và đề ra những chương trình kế hoạch thiết thực, các Phòng, ban ngành chức năng và Mặt trận Tổ quốc huyện, các tổ chức đoàn thể cấp huyện xây dựng kế hoạch thực hiện các giải pháp của chương trình theo hệ thống tổ chức của mình, lồng ghép với kế hoạch thực hiện nhiệm vụ của ngành mình, đơn vị, tổ chức mình.
Nhiều địa phương xây dựng mô hình Câu lạc bộ nông dân giúp hộ nghèo vay vốn, hướng dẫn nông dân làm ăn XĐGN; Hội Cựu chiến binh xây dựng mô hình phát triển kinh tế hộ với nội dung ứng dụng KH-KT, chuyển đổi cơ cấu sản xuất, phát triển ngành nghề, tạo việc làm giúp hộ nghèo XĐGN; Huyện đoàn Tuy An tham gia vào hoạt động XĐGN với các phong trào tiêu biểu như phong trào thanh niên lập thân lập nghiệp, phong trào thanh niên xung kích tự nguyện đi xây dựng kinh tế ở những vùng đặc biệt khó khăn của huyện.
3. Kết quả XĐGN đã tác động đến tình hình kinh tế - xã hội, văn hóa trong huyện: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm trên 10%; thu nhập bình quân đầu người năm 2020 đạt 46,2 triệu đồng/người/năm, tăng 20,5 triệu đồng so với năm 2015. Bộ mặt nông thôn nhiều vùng đổi thay tiến bộ hơn, đời sống vật chất và tinh thần nhân dân được nâng lên rõ rệt. Các chính sách, các chương trình và dự án, đã đem lại kết quả nhất định cho nhân dân huyện Tuy An. Bên cạnh những thành tựu đạt được, quá trình XĐGN ở huyện còn một số hạn chế như: vấn đề giải quyết việc làm chưa đáp ứng nhu cầu lao động, một số xã có tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn cao có nguy cơ tái nghèo của một số hộ mới thoát nghèo. Vì thế, Huyện ủy cần quan tâm, chủ động, tạo điều kiện cho người dân phấn đấu thoát nghèo bền vững, đào tạo nghề cho người lao động và thực hiện các dự án giảm nghèo.
4. Trên cơ sở những thành tựu đạt được, những hạn chế của công tác XĐGN huyện Tuy An giai đoạn 2000-2020, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm để tăng cường công tác XĐGN như sau:
Một là, cần quán triệt, vận dụng sáng tạo đường lối chủ trương của Đảng vào việc xác định đúng phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu giảm nghèo phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tiễn huyện Tuy An.
Hai là, chính quyền tăng cường đầu tư kinh phí, đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực; các hoạt động chuyển giao các tiến bộ khoa học công nghệ mới cho nhân dân áp dụng vào sản xuất; xây dựng các mô hình kinh tế
trình diễn để nhân dân học tập áp dụng rộng rãi vào sản xuất, đồng thời định hướng quy hoạch các khu công nghiệp phía nam của huyện như địa bàn xã An Hòa Hải, xã An Mỹ để giải quyết việc làm, phát triển kinh tế địa phương trên tiềm năng lợi thế làng nghề.
Ba là, giảm chính sách hỗ trợ cho không, tăng chính sách hỗ trợ có điều kiện gắn với đối tượng, địa bàn và thời hạn thụ hưởng, nhằm tăng cơ hội tiếp cận chính sách và khuyến khích sự tích cực chủ động tham gia của người nghèo, tăng cường các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất và dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo.
Bốn là, nhân dân phải phấn đấu cùng các cấp chính quyền quyết tâm vượt qua nghèo đói. Huyện ủy phát động các phong trào thi đua lao động sản xuất, hướng dẫn nhân dân áp dụng KH-KT vào sản xuất, nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Năm là, với những tiềm năng, lợi thế của địa phương, huyện Tuy An cần phát huy đúng mức, nhất là ngành công nghiệp, du lịch, dịch vụ. Đồng thời công tác giảm nghèo phải gắn với cuộc vận động xã hội hóa của cộng đồng cùng với sự nổ lực vươn lên vượt khó, thoát nghèo của chính bản thân người nghèo. Có như vậy mới đảm bảo sự bền vững của những hộ thoát nghèo.
Công cuộc XĐGN ở huyện Tuy An đã và đang mang lại những hiệu quả nhất định, nâng cao chất lượng đời sống cho người dân, thu hẹp khoảng cách chênh lệch về phát triển của các địa phương trên địa bàn huyện. XĐGN đã thúc đẩy phát triển kinh tế, xây dựng nếp sống văn hóa, đảm bảo an toàn xã hội. Kết quả XĐGN ở huyện Tuy An đã góp phần cùng cả nước thực hiện thắng lợi Nghị quyết đại hội Đảng toàn quộc lần thứ XIII đã đề ra mục tiêu chiến lược xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2021-2030 là: “Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Đổi mới thực chất cách tiếp cận trong giảm nghèo bằng các chính sách hỗ trợ có điều kiện,
giảm hỗ trợ cho không, khơi dậy ý chí chủ động vươn lên tự thoát nghèo”.
Phấn đấu “Đến năm 2025 tỷ lệ nghèo đa chiều duy trì mức giảm 1 - 1,5%
hằng năm”. Trên cơ sở thành tựu về XĐGN đạt được trong giai đoạn 2000 - 2020, Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ huyện Tuy An lần thứ XVIII (Nhiệm kỳ 2020-2025) đề ra mục tiêu phấn đấu đến cuối năm 2025 toàn huyện còn 845 hộ nghèo, tỷ lệ hộ nghèo ở mức 2,2%, đồng thời đạt mục tiêu về đích huyện đạt tiêu chuẩn huyện nông thôn mới vào năm 2023, phấn đấu trở thành Thị xã Tuy An vào năm 2025.
Như vậy, với sự tham gia của toàn bộ hệ thống chính trị và nhân dân trong huyện, hy vọng trong giai đoạn mới Công tác XĐGN của huyện Tuy An sẽ đạt được mục tiêu đề ra và đạt được những thành tựu lớn hơn nữa.
Tuy An (1996-2010),lưu trữ tại văn phòng huyện ủy Tuy An.
[2] Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (2004), Những định hướng chiến lược của chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo giai đoạn 2006- 2010,Nxb Lao động xã hội, Hà Nội.
[3] Chi cục thống kê huyện Tuy An, Báo cáo hệ thống chi tiêu kinh tế - xã hội năm từ năm 2001-2020, lưu trữ tại chi cục thống kê huyện Tuy An.
[4] Chi cục thống kê huyện Tuy An, Niên giám thống kê từ năm 2000-2020, lưu trữ tại chi cục thống kê huyện Tuy An.
[5] Chi cục thống kê huyện Tuy An (2020), Kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở thời điểm 0 giờ ngày 01 tháng 4 năm 2019 huyện Tuy An, lưu hành nội bộ.
[6] Chính phủ nước Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2002),Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo, Hà Nội.
[7] Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII,Nxb Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội.
[8] Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX,Nxb Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội.
[9] Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Vãn kiện Đại hội đại bỉểu toàn quốc lần thứ X,Nxb Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội.
[10] Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI,Nxb Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội.
[11] Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII,Nxb Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội.
[12] Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII,Nxb Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội.