Tổng kết đột biến trên bệnh nhân

Một phần của tài liệu nghiên cứu và xây dựng quy trình phát hiện một số đột biến gen gây bệnh β-thalassemia (Trang 49 - 51)

Bảng 3.2 Kết quả bệnh nhân

Mã bệnh nhân Kết quả multiplex PCR Kết quả ARMS-PCR β07 IVSI-1 GT Đột biến dị hợp tử β08 IVSI-1 GT Đột biến dị hợp tử β10 Cd 41/42 -TCTT Đột biến dị hợp tử β14 Cd 71/72 TA Đột biến dị hợp tử β22 Chưa xác định Chưa xác định Mk250 b14 b10 b07 b08 750 1 Kb 500 250 bp

CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN

4.1. Kết quả tách chiết DNA

Kỹ thuật sinh học phân tử đang ngày càng phát triển và có những đóng góp rất lớn trong lĩnh vực khoa học nói chung và y học nói riêng. Đối với các bệnh lý di truyền, chẩn đoán bệnh ở mức độ phân tử giúp chẩn đoán sớm và chính xác bệnh. Đặc biệt với bệnh β-thalassemia có biểu hiện lâm sàng tương tự với các bệnh về hemoglobin đặc biệt là α-thalassemia. Đây là bệnh di truyền trên nhiễm sắc thể thường. Người bệnh có tình trạng thiếu máu, các bệnh lý về xương và ảnh hưởng đến gan, lách, hạch bạch huyết, ngực và cột sống. Bệnh được chia làm ba thể nặng, trung gian và nhẹ. Tuy nhiên thể nhẹ không có biểu hiện trên lâm sàng do đó khó phát hiện được các trường hợp người lành mang gen bệnh. Do đó việc phát hiện các đột biến là cần thiết giúp đỡ và tư vấn các vấn đề di truyền trước khi sinh.

Tách chiết DNA là bước đầu tiên, quan trọng trong quy trình thực hiện các kỹ thuật sinh học phân tử sử dụng DNA làm vật liệu di truyền. Chất lượng DNA có ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả của các kỹ thuật sinh học phân tử. Yêu cầu của DNA tách chiết đạt tiêu chuẩn là: tinh khiết và không đứt gãy; đảm bảo cho kết quả PCR và giải trình tự gen đạt độ chính xác cao. Trong nghiên cứu này, DNA được tách chiết theo quy trình phenol/chloroform và đã thu được sản phẩm có chất lượng tốt nhất.

Tất cả DNA của bệnh nhân và mẫu chứng sau khi tách chiết được xác định nồng độ và kiểm tra độ tinh sạch bằng cách đo mật độ quang trên máy Nanodrop 1000 tại các bước sóng 260 nm (A260) và 280 nm (A280). Tỉ số A260/A280 nằm trong khoảng 1.8÷2.0 cho biết DNA tách được không bị tạp

nhiễm. Giá trị mật độ quang ở bước sóng 260 nm (A260) của các mẫu DNA cho phép xác định nồng độ DNA trong dung dịch.

Bảng 3.1 cho thấy tất cả DNA sau tách chiết của các đối tượng nghiên cứu đều có nồng độ và độ tinh sạch cao, với tỉ lệ A260/A280 nằm trong khoảng 1,82,0. Hàm lượng DNA thu được đều trên 200 ng/ µl, đảm bảo đủ hàm lượng để tiến hành kỹ thuật multiplex PCR và giải trình tự gen.

Một phần của tài liệu nghiên cứu và xây dựng quy trình phát hiện một số đột biến gen gây bệnh β-thalassemia (Trang 49 - 51)