CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO CÔNG CHỨC
1.2. Lý luận chung về tạo động lực làm việc
1.2.3. Một số lý thuyết về tạo động lực làm việc
Lý thuyết phân cấp nhu cầu của Abraham Maslow được phân loại thành một hệ thống phân cấp gồm năm bậc, từ nhu cầu cơ bản nhất đến nhu cầu cao hơn, gọi là mô hình "hệ thống phân cấp nhu cầu" bao gồm:
Nhu cầu sinh lý: Là nhu cầu của con người cần được đáp ứng về mặt vật chất như: ăn, mặc, ở, đi lại, nghỉ ngơi…Đây là những nhu cầu thiết yếu đảm bảo điều kiện tồn tại của con người. Vì thế, họ cần được trả lương nhằm thoả mãn những nhu cầu này. Mức lương được chi trả cần phải đảm bảo họ nuôi sống được bản thân, gia đình, thoả mãn những nhu cầu về đời sống vật chất đồng thời họ cần có thời gian, điều kiện để nghỉ ngơi hợp lý nhằm tái tạo lại sức lao động, không bị áp lực về gánh nặng những nhu cầu vật chất trong đời sống sinh hoạt hàng ngày [17].
Nhu cầu an toàn: Là các nhu cầu được sống và làm việc trong môi trường an toàn, không bị đe doạ, an ninh, chuẩn mực và luật lệ [6].
Nhu cầu xã hội: Con người có nhu cầu thiết lập các mối quan hệ quan hệ trong gia đình và ngoài xã hội như: kết bạn, kết hôn, tìm kiếm việc làm, tham gia các câu lạc bộ, tham gia các hoạt động trải nghiệm, hoạt động xã hội…Thông qua các mối quan hệ này các cá nhân tự tin thể hiện bản thân cũng như giá trị của mình trong cuộc sống [6].
Nhu cầu được tôn trọng: Đây là nhu cầu của cá cá nhân luôn muốn được người khác tôn trọng mình. Sự tôn trọng thể hiện thông qua: thái độ ứng xử, trong công việc, tôn trọng trong trang phục, giao tiếp…
Nhu cầu tự hoàn thiện: Là nhu cầu được thúc đẩy ở trình độ tự giác của mỗi cá nhân. Mỗi cá nhân sẽ tự giác nỗ lực hoàn thiện bản thân và thực hiện hành vi để hiện thực mục tiêu đã đặt ra của cá nhân cũng như của tổ chức. Theo cách phân chia của Maslow đây là nhu cầu cao nhất của con người.
Để có thể tạo ra sự khuyến khích, tạo được động lực một cách tự giác ở người lao động hoàn thiện trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp, sự nỗ lực, say mê trong làm việc để hoàn thành mọi mục tiêu đặt ra thì cần thoả mãn các thứ bậc trong tháp nhu cầu là: nhu cầu sinh lý, nhu cầu an toàn, nhu cầu xã hội, nhu cầu được tôn trọng.
Việc tác động vào nhu cầu cá nhân có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh, thay đổi hành vi của con người. Nhờ tác động tạo vào các yếu tố tạo nên động lực mà hình thành sức kích thích tạo nên sự chuyển biến một cách tự giác trong hành vi của con người. Họ sẽ trở nên hăng hái hơn và chăm chỉ hơn và tự giác thực hiện hành vi nhằm đạt được mục tiêu đề ra.
Như vậy, mọi hành vi của con người đều xuất phát từ nhu cầu bản thân họ được thoả mãn. Các nhà quản lý cần thoả mãn các yếu trong tháp nhu cầu theo học thuyết của Maslow sẽ tạo ra động lực to lớn đối với việc thúc đẩy hành vi của cá nhân nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức. Áp dụng lý thuyết phân cấp nhu cầu của Maslow vào việc tạo động lực cho công chức có thể giúp cải thiện hiệu suất công việc và sự hài lòng trong công việc, giúp xây dựng một môi trường làm việc tích cực và hỗ trợ.
Bằng cách đáp ứng từng bậc nhu cầu, các cơ quan nhà nước có thể cải thiện sự hài lòng, động lực, và hiệu suất công việc của công chức, từ đó đạt được các mục tiêu và hiệu quả cao hơn trong công việc.
- Học thuyết kỳ vọng của Victor H.Vroom
Học thuyết kỳ vọng của H. Vroom được xây dựng theo công thức:
Sự vận động = Kỳ vọng x Phương tiện x Tính hấp dẫn của phần thưởng Học thuyết kỳ vọng của Victor H. Vroom đã chỉ ra rằng, để tạo động lực làm việc cho người lao động người quản lý tổ chức cần làm tốt mối quan hệ giữa kỳ vọng đạt được của người lao động đối với hiệu quả việc làm mà họ đã nỗ lực để đạt được.
Nếu bản thân người lao động nỗ lực, cố gắng cống hiến để đạt những thành tích nhất định, đạt được mục tiêu đề ra của tổ chức thì người lao động sẽ nhận được sự đãi ngộ hoặc phần thưởng mong muốn.
Victor H. Vroom đã chỉ ra trong học thuyết này là, người lao động sẽ có động lực làm việc nếu họ thấy được và tin tưởng vào việc người đứng đầu tổ chức thực
hiện hiệu quả mối quan hệ giữa hiệu quả việc làm, những cố gắng, nỗ lực đạt được thành tích trong làm việc, hiệu quả làm việc cao đạt được mục tiêu của tổ chức, bản thân người lao động sẽ nhận được phần thưởng xứng đáng; phân thưởng xứng đáng thoả mãn với nhu cầu của người lao động, phần thưởng đó sẽ trở thành động lực, chất kích thích chủ yếu tạo nên sự say mê trong công việc, nỗ lực làm việc của người lao động trong tổ chức [5].
- Học thuyết công bằng của John Stacy Adams
Học thuyết của John Stacy Adams đề cập đến tạo động lực làm việc cho người lao động bằng sự đối xử đúng đắn và công bằng trong tổ chức của nhà quản lý. Học thuyết này đã chỉ ra ba vấn đề cơ bản. Một là, các cá nhân trong tổ chức luôn có nhu cầu tối đa hóa thu nhập của mình. Hai là, tập thể có thể tối đa hoá phần thưởng của mình thông qua việc phân chia công bằng cho các thành viên dựa trên cơ sở sự đóng góp và hiệu quả làm việc của các cá nhân trong tập thể. Sự đối xử công bằng trong tổ chức/nhóm sẽ trở thành sợi dây quan trọng tạo nên sự gắn bó giữa các thành viên trong tổ chức, cũng như sự nỗ lực, cố gắng làm việc và cống hiến của cá nhân đối với tổ chức. Ba là, khi trong tổ chức xuất hiện sự đối xử không công bằng sẽ dẫn đến sự bất bình, thất vọng làm giảm niềm tin và động lực làm việc của các cá nhân, tạo ra tâm lý không thoả mãn của các cá nhân trong tổ chức.
Những luận điểm cơ bản trong học thuyết của John Stacy Adams này có thể áp dụng trong tạo động lực cho công chức dựa trên cơ sở: mỗi công chức đều có nhu cầu, mong đợi được hưởng quyền lợi, lợi ích, phần thưởng như nhau nhằm tối đa hoá thu nhập của mình khi họ có sự nỗ lực cống hiến như nhau. Họ có nhu cầu được đối xử công bằng, sự đối xử công bằng trong tổ chức trở thành động lực làm việc quan trọng đối với mỗi công chức trong cơ quan nhà nước. Vì thế, nhà quản lý và cơ quan tổ chức quản lý nhân sự cần có phân công nhiệm vụ phù hợp với năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của các công chức trong tổ chức, đồng thời trong đánh giá hiệu quả làm việc cần có sự nhìn nhận, đánh giá, ghi nhận và có sự đãi ngộ cũng với những phần thưởng xứng đáng, đảm bảo sự công bằng giữa các cá nhân trong tổ chức. Đồng thời, để các công chức thấy được sự công bằng trong tổ chức, nhà quản lý cần thực
hiện tốt hoạt động trưng cầu ý kiến, khuyến khích công chức tham gia góp ý cho quy chế trong làm việc, quy chế chi tiêu, quy chế chi trả lương, chế chế độ phụ cấp, chế độ thu nhập tăng thêm, quy chế thi đua - khen thưởng… trong tổ chức để các cá nhân có thể đưa ra các ý kiến bảo đảm quyền lợi của công chức phù hợp với lợi ích chung của cơ quan.