Các yếu tố bảo đảm tổ chức thực hiện các giải pháp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Tạo động lực làm việc cho công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội (Trang 60 - 72)

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO CÔNG CHỨC CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN CẦU GIẤY

3.2. Lộ trình và các nguồn lực bảo đảm tổ chức thực hiện các giải pháp

3.2.2. Các yếu tố bảo đảm tổ chức thực hiện các giải pháp

Để thực hiện các giải pháp đề ra trong đề án, nguồn lực con người và nguồn kinh phí, cơ sở vật chất để thực hiện có ý nghĩa quan trọng. Về yếu tố bảo đảm chung, Nhà nước có chính sách bảo đảm nguồn lực và điều kiện bảo đảm cho hoạt động tăng cường công tác tạo động lực làm việc cho công chức các CQCM thuộc UBND quận Cầu Giấy từ các khoản thu ngân sách, xem đây là nguồn lực chính để có những khuyến khích, động viên bằng vật chất cho công chức làm việc.

Về nguồn nhân lực thực hiện các giải pháp, Chính phủ, Bộ Nội vụ, UBND thành phố Hà Nội và UBND quận Cầu Giấy là những chủ thể chính thực hiện các giải pháp tăng cường động lực làm việc cho công chức các CQCM thuộc UBND quận Cầu Giấy.

Về kinh phí, các cơ quan có liên quan cần bố trí kinh phí từ ngân sách nhà nước hoặc nguồn thu của đơn vị để thực hiện các giải pháp tăng cường động lực làm việc cho công chức các CQCM thuộc UBND quận Cầu Giấy. Cụ thể:

- Nguồn kinh phí để cải thiện thu nhập, điều chỉnh chế độ phụ cấp, các chính sách phúc lợi và các chế độ đãi ngộ đặc biệt: từ ngân sách nhà nước và một số nguồn thu của UBND quận Cầu Giấy được giữ lại;

- Nguồn kinh phí để cải thiện môi trường làm việc với việc đầu tư, hiện đại hóa trang thiết bị làm việc cho công chức: từ ngân sách nhà nước cấp cho UBND quận Cầu Giấy. Đồng thời, bản thân UBND quận Cầu Giấy cần khuyến khích tinh thần sáng tạo của công chức để tạo dựng không gian làm việc thân thiện, hài hòa và tạo những năng lượng tích cực cho công chức khi đến công sở làm việc.

- Nguồn lực cho công tác hoàn thiện những quy định về chính sách đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực của UBND quận Cầu Giấy do các chủ thể có thẩm quyền thuộc Chính phủ, Bộ Nội vụ và UBND thành phố Hà Nội cũng như UBND quận Cầu Giấy thực hiện.

- Nguồn lực cho công tác đổi mới đánh giá công chức, công tác thi đua, khen thưởng, nâng cao vai trò của người lãnh đạo các CQCM và đổi mới phong cách lãnh đạo do các chủ thể có thẩm quyền thuộc Bộ Nội vụ và UBND thành phố Hà Nội cũng như UBND quận Cầu Giấy thực hiện.

Tiểu kết chương 3

Chương 3 của đề án đã phân tích một số giải pháp tạo động lực làm việc cho công chức ở các cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận Cầu Giấy tập trung ở: đảm bảo một hệ thống tiền lương khoa học, hợp lý; đảm bảo phân công công việc phù hợp với khả năng, năng lực và sở trường của công chức; xác định rõ ràng mục tiêu cần đạt được của từng cá nhân công chức; tạo cơ hội thăng tiến cho công chức; xây dựng môi trường làm việc hiệu quả; công nhận những đóng góp của cấp dưới. Trên những giải pháp được đưa ra, đề án đưa ra lộ trình và các điều kiện thực hiện giải pháp trong thực tế. Đây là những giải pháp có tính khả thi áp dụng vào thực tiễn nhằm tạo động lực làm việc cho công chức ở các cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận Cầu giấy

KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN

KIẾN NGHỊ

Kiến nghị với Chính phủ và Bộ Nội vụ

Chính phủ và Bộ Nội vụ cần rà soát và hoàn thiện hệ thống chính sách đối với đội ngũ công chức nói chung và công chức các CQCM thuộc UBND cấp quận nói riêng; cần tiếp tục có những kế hoạch ngắn hạn và dài hạn trong việc đào tạo và tuyển chọn công chức có trình độ cao. Đề án đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ ở nước ngoài là một trong những giải pháp đột phá về công tác cán bộ nhằm đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH trong điều kiện nhanh chóng hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

Kiến nghị với UBND thành phố Hà Nội và UBND quận Cầu Giấy

Thứ nhất, UBND quận Cầu Giấy cần hoàn thiện và thực hiện đề án vị trí việc làm của các CQCM thuộc UBND quận trình UBND thành phố Hà Nội phê duyệt và nộp Bộ Nội vụ làm căn cứ tuyển dụng, trả lương, phụ cấp, thưởng… Bản mô tả công việc của từng vị trí việc làm sẽ giúp lãnh đạo và công chức cùng hiểu rõ hơn về công việc và thực hiện xây dựng kế hoạch công tác hàng tháng, quý, năm. Đồng thời, căn cứ trên bản mô tả vị trí việc làm, việc báo cáo, đánh giá mức độ hoàn thành công việc của công chức, mức độ vượt mức được giao, từ đó việc đánh giá lương, thi đua, khen thưởng cũng như đánh giá năng lực, trình độ chuyên môn của từng vị trí công việc sẽ dễ dàng, được lượng hóa và khách quan hơn.

Thứ hai, UBND quận Cầu Giấy cần xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng đối với công chức được cử đi đào tạo, bồi dướng, trình UBND thành phố Hà Nội phê duyệt. Đây cũng sẽ là căn cứ để UBND quận tổ chức khen thưởng đối với công chức thực hiện tốt hoặc xử lý đối với công chức không hoàn thành nhiệm vụ hoặc có vi phạm trong quá trình tham gia đào tạo, bồi dưỡng. Đây cũng là nội dung góp phần tạo nên phong trào rèn luyện phấn đấu học tập nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ của công chức, từ đó khuyến khích động viên tinh thần học tập của công chức, giúp công chức có thêm động lực học tập và làm việc.

Thứ ba, UBND quận Cầu Giấy cần tạo điều kiện cho công chức các CQCM tham gia nhiều hơn vào quá trình đánh giá thực hiện công việc, có sự phản hồi kết quả đánh giá từ công chức để đảm bảo sự đánh giá được đa chiều, khách quan hơn so với các đánh giá một chiều từ lãnh đạo trực tiếp.

KẾT LUẬN

Tạo động lực làm việc hiệu quả sẽ trở thành “chất kích thích” quan trọng khuyến khích, khởi dậy sự sáng tạo, tinh thần say mê, yêu thích với công việc, thắp lên niềm tin, nỗ lực làm việc và cống hiến hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao trong bất cứ điều kiện hoàn cảnh nào. Vì thế, tạo động lực làm việc có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của bất cứ tổ chức nào.

Tạo động lực làm việc cho công chức các CQCM thuộc UBND quận Cầu Giấy với mục tiêu là khuyến khích tinh thần làm việc say mê yêu người, yêu nghề, sáng tạo, nỗ lực cống hiến cho UBND hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Từ thực tiễn tìm hiểu các biện pháp tạo động lực làm việc cho công chức các CQCM thuộc UBND quận Cầu Giấy cho thấy Ban lãnh đạo UBND quận Cầu Giấy trong thời gian qua đã rất quan tâm tới công tác tạo động lực làm việc cho đội ngũ công chức tại đơn vị mình và đã đạt được một số thành tựu nhất định song cũng còn những hạn chế cần khắc phục.

Trong giai đoạn 2025- 2030, để nâng cao hiệu quả tạo động lực làm việc cho công chức các CQCM thuộc UBND quận Cầu Giấy, Ban lãnh đạo UBND quận Cầu Giấy cần thực hiện đồng bộ các giải pháp cơ bản sau: Một là, xây dựng hệ thống tiền lương khoa học, điều chỉnh chế độ phụ cấp, các chính sách phúc lợi và các chế độ đãi ngộ đặc biệt. Hai là, cải thiện môi trường làm việc. Ba là, hoàn thiện những quy định về chính sách đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực của UBND. Bốn là, đổi mới sắp xếp, bố trí, sử dụng nhân lực phù hợp với vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp, trình độ, năng lực và đánh giá công chức. Năm là, đổi mới công tác thi đua - khen thưởng. Sáu là nâng cao vai trò của người lãnh đạo các CQCM và đổi mới phong cách lãnh đạo.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thị Thúy An (2023), Tạo động lực làm việc cho công chức các cơ qan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ, Học Viện Hành chính Quốc gia

2. Chính phủ (2010), Nghị định số 06/2010/NĐ-CP ngày 25/01/2010 của Chính phủ quy định những người là công chức

3. Nguyễn Thị Hồng (2020), Giáo trình tạo động lực lao động, Nxb. Lao động - xã hội

4. Nguyễn Quốc Hưng (2019), Động lực làm việc của công chức các cơ quan chuyên môn tại Ủy ban nhân dân quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng, Luận văn thạc sĩ Quản lý công

5. Nguyễn Thanh Hội (2000), Quản trị nhân sự, Nxb. Thống kê Hà Nội.

6. Học viện Hành chính quốc gia (2014), Giáo trình Động lực làm việc trong tổ chức hành chính nhà nước, Nxb. Bách Khoa, Hà Nội

7. Bùi Huy Khiên, Nguyễn Thị Vân Hương (2013), Quản lý công, Nxb. Chính trị - Hành chính, Hà Nội.

8. Koontz, Harold (1994), Những vấn đề cốt yếu của quản lý, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

9. Đào Quang Long (2017), Tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã, huyện Krông Buk, tỉnh Đắk Lắk, Luận văn thạc sĩ Quản lý Hành chính công, Học viện Hành chính quốc gia.

10. Nguyễn Thị Phương Lan (2015), Hoàn thiện hệ thống công cụ tạo động lực cho công chức ở các cơ quan hành chính Nhà nước, Luận án Tiến sĩ Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia, Hà Nội

11. Nguyễn Ngọc Huỳnh Như (2023), Tạo động lực làm việc của công chức phường trên địa bàn quận 6, thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ, Học Viện Hành chính Quốc gia

12. Vũ Thị Lan Phương (2020), Tạo động lực làm việc cho công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ, Học Viện Hành chính Quốc gia

13. Phòng Nội vụ quận Cầu Giấy (2023), Số liệu thống kê công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận Cầu Giấy

14. Hoàng Phê (1988), Từ điển tiếng Việt, xb. Khoa học xã hội, Hà Nội.

15. Quốc hội (2008), Luật công chức năm 2008

16. Nguyễn Thị Hảo Tâm (2021), “Tạo động lực làm việc cho công chức hiện nay”, Tạp chí điện tử Lý luận chính trị

17. Hồ Bá Thâm (2004), Động lực và tạo động lực phát triển xã hội, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

18. Thành phố Hà Nội, Cổng thông tin điện tử quận Cầu Giấy (2024), Giới thiệu chung về quận Cầu Giấy, http://caugiay.hanoi.gov.vn/gioi-thieu-ve-quan 19. Trần Thị Thanh Thủy (2021), Duy trì động lực và hiệu suất làm việc của công

chức trong bối cảnh cải cách hành chính,

20. Nguyễn Tiệp (2007), Giáo trình Tổ chức lao động, Nxb Lao động - xã hội 21. Ủy ban nhân dân quận Cầu Giấy (2023), Báo cáo tổng kết công tác của UBND

quận Cầu Giấy năm 2023 và phương hướng hoạt động năm 2024

PHỤ LỤC

PHIẾU KHẢO SÁT

Dành cho đối tượng công chức đang công tác ở các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân quận Cầu Giấy về tạo động lực làm việc cho công chức

Xin kính chào Anh/Chị

Tôi đang tiến hành nghiên cứu về đề tài “Tạo động lực làm việc cho công chức các CQCM thuộc Ủy ban nhân dân quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội”, tôi rất mong được quý Anh/ Chị dành ít thời gian và vui lòng trả lời các câu hỏi dưới đây bằng cách đánh dấu ( X ) vào ô được chọn.

Sự hỗ trợ của các Anh/ Chị có ý nghĩa rất lớn đối với kết quả nghiên cứu và sự thành công của đề tài này. Xin lưu ý rằng không có câu trả lời nào đúng hay sai.

Tất cả các câu trả lời của quý Anh/ Chị đều có giá trị cho đề tài nghiên cứu này và mọi thông tin, ý kiến của Anh/Chị sẽ được giữ bí mật tuyệt đối.

Rất trân trọng cảm ơn quý Anh/ Chị!

I. Thông tin chung:

1. Giới tính: □ Nam; □ Nữ

2. Nhóm tuổi: □ Dưới 30 □ Từ 30 - dưới 40 □ Từ 40 - dưới 50 □ Trên 50 3. Thời gian công tác tại đơn vị:

□ Dưới 5 năm □ Từ 5 - dưới 10 năm □ Trên 10 năm 4. Trình độ:

□ Giáo sư/Phó giáo sư □ Tiến sĩ □ Thạc sĩ

□ Cử nhân đại học □ Cao đẳng, Trung cấp

II. Thực trạng về tạo động lực làm việc cho công chức thuộc Ủy ban nhân dân quận Cầu Giấy

Xin anh/chị trả lời các các câu hỏi đều liên quan đến các vấn đề của công tác tạo động lực làm việc cho công chức và câu trả lời sử dụng thang đo liker 5 cấp độ như sau:

1. Rất không đồng ý (1 điểm);

2. Không đồng ý (2 điểm);

3. Bình thường (3 điểm);

4. Đồng ý (4 điểm);

5. Rất đồng ý (5 điểm).

Câu 1. Xin anh/chị cho biết mức độ hài lòng với chính sách tiền lương, phụ cấp hiện tại của anh/chị? 1- Rất không hài lòng; 2- Không hài lòng; 3- Bình thường; 4- Hài lòng; 5- Rất hài lòng.

Nội dung Mức độ đồng ý

1 2 3 4 5

Hài lòng với mức lương được chi trả hiện nay

Hài lòng với mức tăng lương và tần suất tăng lương

Có được ghi nhận thành tích để được nâng lương trước thời hạn

Chế độ phụ cấp theo đặc thù công việc, tiền trực, phụ cấp độc hại

Hài lòng với mức thu nhập tăng thêm hàng tháng ở cơ quan

Câu 2. Xin anh/chị cho biết mức độ hài lòng với chính sách phúc lợi hiện tại của cơ quan? 1- Rất không hài lòng; 2- Không hài lòng; 3- Bình thường; 4- Hài lòng; 5- Rất hài lòng.

Nội dung Mức độ đồng ý

1 2 3 4 5

Chế độ trợ cấp ốm đau, thai sản hiếu, hỉ được đơn vị thực hiện tốt

Đơn vị thực hiện đầy đủ chế độ tham quan, nghỉ dưỡng cho cán bộ

Câu 3. Xin anh/chị cho biết mức độ hài lòng với chính sách đào tạo, bồi dưỡng hiện tại của cơ quan? 1- Rất không hài lòng; 2- Không hài lòng; 3- Bình thường; 4- Hài lòng; 5- Rất hài lòng.

Nội dung Mức độ đồng ý

1 2 3 4 5

Việc học tập, bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho các cán bộ được thực hiện công bằng

Anh/chị được tạo điều kiện, cơ hội để học tập nâng cao trình độ

Câu 4. Xin anh/chị cho biết mức độ hài lòng với chính sách đánh giá - khen thưởng hiện tại của cơ quan? 1- Rất không hài lòng; 2- Không hài lòng; 3- Bình thường; 4- Hài lòng; 5- Rất hài lòng.

Nội dung Mức độ đồng ý

1 2 3 4 5

Lãnh đạo luôn ghi nhận những kết quả mà anh/chị đạt được

Đồng nghiệp luôn ghi nhận những kết quả mà anh/chị đạt được

Kết quả công việc, bình xét thi đua của anh/chị luôn được cấp trên đánh giá đúng Lãnh đạo công bằng trong việc đánh giá khen thưởng

Câu 5. Xin anh/chị cho biết mức độ hài lòng với chính sách bố trí, sử dụng cán bộ hiện tại của cơ quan? 1- Rất không hài lòng; 2- Không hài lòng; 3- Bình thường; 4- Hài lòng; 5- Rất hài lòng.

Nội dung Mức độ đồng ý

1 2 3 4 5

Năng lực hiện tại của anh/chị phù hợp với công việc được giao

Khối lượng công việc phù hợp

Câu 6. Xin anh/chị cho biết mức độ hài lòng với công tác quy hoạch, bổ nhiệm hiện tại của cơ quan? 1- Rất không hài lòng; 2- Không hài lòng; 3- Bình thường; 4- Hài lòng; 5- Rất hài lòng.

Nội dung Mức độ đồng ý

1 2 3 4 5

Anh/chị có cơ hội được quy hoạch/bổ nhiệm

Câu 7. Xin anh/chị cho biết mức độ hài lòng với văn hóa tổ chức hiện tại của cơ quan. 1- Rất không hài lòng; 2- Không hài lòng; 3- Bình thường; 4- Hài lòng;

5- Rất hài lòng.

Nội dung Mức độ đồng ý

1 2 3 4 5

Đồng nghiệp sẵn sàng lắng nghe và chia sẻ những khó khăn của anh/chị

Đồng nghiệp sẵn sàng hỗ trợ/phối hợp với anh chị trong công việc

Cán bộ, nhân viên trong cơ quan có sự đoàn kết cao

Câu 8. Xin anh/chị cho biết mức độ hài lòng với phong cách của lãnh đạo UBND Cầu Giấy. 1- Rất không hài lòng; 2- Không hài lòng; 3- Bình thường; 4- Hài lòng; 5- Rất hài lòng.

Nội dung Mức độ đồng ý

1 2 3 4 5

Lãnh đạo sẵn sàng đón nhận những sáng kiến, cải tiến của anh/chị

Lãnh đạo luôn ghi nhận những kết quả mà anh/chị đạt được

Lãnh đạo luôn hỗ trợ/bảo vệ các nhân viên trong cơ quan

Quy chế dân chủ cơ sở được thực hiện tốt ở cơ quan

Lãnh đạo công bằng trong việc đánh giá khen thưởng

Lãnh đạo công bằng trong việc xử lý cán bộ, nhân viên vi phạm kỷ luật?

Lãnh đạo có trình độ quản lý tốt

Lãnh đạo có giải quyết những khó khăn, vướng mắc của anh/chị

III. Một số giải pháp về tạo động lực làm việc cho công chức tại CQCM thuộc Ủy ban nhân dân quận Cầu Giấy

Câu 9. Anh/chị vui lòng cho ý kiến về mức độ cần thiết đối với các nhóm giải pháp tạo động lực làm việc sau:

TT Các nhóm giải pháp

Mức độ cần thiết Không

cần thiết

Ít cần thiết

Cần thiết

Rất cần thiết

1

Cải cách chính sách tiền lương, thưởng, chế độ

phúc lợi

2 Đổi mới công tác đánh giá công chức

3

Nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi

dưỡng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Tạo động lực làm việc cho công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội (Trang 60 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)