Yếu tố ảnh hưởng đến tạo động lực làm việc của công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Tạo động lực làm việc cho công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội (Trang 32 - 36)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO CÔNG CHỨC

1.4. Yếu tố ảnh hưởng đến tạo động lực làm việc của công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận

1.4.1 Yếu tố con người

Mỗi CC ở một vị trí, vai trò trong thực hiện công vụ luôn có những nhu cầu, tính cách, khả năng, năng lực biểu hiện khác nhau. Khả năng của CC hay còn gọi là năng khiếu giúp CC có thể lĩnh hội một công việc, một kỹ năng hay một loại kiến thức nào đó được dễ dàng khi hoạt động ở lĩnh vực đó. Năng lực của CC được thực hiện và trưởng thành chủ yếu trong thực tế. CC có thể có một trình độ chuyên môn rất tốt nhưng nếu họ chỉ được sắp xếp để làm những công việc ngang bằng với trình độ hiện có thì năng lực của họ cũng chưa được phát huy hết sức vì họ luôn muốn tìm tòi, học hỏi để nâng cao tầm hiểu biết của mình lên. Vì vậy, trong quá trình làm việc, nếu có thể được thì nhà quản trị nên thiết lập nên một không gian cho CC làm việc hợp lý với khả năng và trình độ và tính cách, nhu cầu. Đánh giá đúng năng lực, khả năng của CC là cơ sở để nhà quản lý sử dụng tốt nhất nhân viên trong tổ chức. Một CC sẽ phát huy tốt vai trò, sở trường của mình khi họ được giao những công việc phù hợp với khả năng và năng lực, họ sẽ hoàn thành được công việc đó ở mức tốt nhất.

Ngược lại, khi công việc ngoài khả năng thì sẽ rất dễ gây nên tâm lý bất mãn của CC và hiệu quả đạt được sẽ không cao đối với tổ chức.

1.4.2. Yếu tố về công việc

Đặc điểm công việc: Với quy định pháp luật về chức năng, nhiệm vụ của công chức CQCM thuộc Ủy ban nhân dân quận, động lực làm việc của công cức quận sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp theo từng vị trí việc làm trong thực thi công vụ. Công việc có tính thách thức cao, cho phép công chức áp dụng kỹ năng và kiến thức của mình, thường tạo động lực lớn hơn so với công việc đơn điệu và thiếu sáng tạo. Những nhiệm vụ có tính chất đa dạng và tạo cơ hội học hỏi sẽ kích thích sự hứng thú và động lực làm việc.

Khi công việc được phân định rõ ràng với các mục tiêu cụ thể và trách nhiệm rõ ràng, công chức sẽ cảm thấy an tâm và tự tin hơn trong công việc của mình. Điều này giúp giảm bớt sự căng thẳng và lo lắng, đồng thời tăng cường động lực làm việc.

Ngoài ra, đặc điểm công việc cũng bao gồm khối lượng công việc và sự linh hoạt trong thời gian làm việc. Khi công việc quá tải và không có thời gian nghỉ ngơi hợp lý, công chức dễ bị căng thẳng và giảm động lực. Ngược lại, sự cân bằng hợp lý giữa công việc và cuộc sống cá nhân có thể làm tăng sự hài lòng và động lực làm việc.

Điều kiện làm việc: Quá trình lao động bao giờ cũng được diễn ra trong một môi trường hoạt động nhất định. Môi trường sản xuất khác nhau có các điều kiện khác nhau tác động đến công chức. Như vậy, điều kiện làm việc của mỗi công chức rất phong phú, đa dạng và mỗi một môi trường làm việc, một điều kiện làm việc đều tác động nhiều đến công chức và nó tác động đến họ theo nhiều khía cạnh khác nhau Điều kiện về chế độ làm việc, nghỉ ngơi. Xây dựng tốt chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý sẽ đảm bảo cho việc tái sản xuất sức lao động, là điều kiện để giảm tai nạn lao động, tăng năng suất và chất lượng lao động.

1.4.3. Yếu tố về tổ chức

Chính sách quản lý của các CQCM thuộc Ủy ban nhân dân quận: Quản trị nhân lực vừa là một khoa học vừa là một nghệ thuật. Chính sách quản lý của tổ chức phải bao gồm nhiều biện pháp khác nhau vì một chính sách quản lý của tổ chức tác

động rất nhiều đến thái độ, hành vi của công chức. Ở một khía cạnh nào đó công chức trong tổ chức chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi chính sách quản lý, cách cư xử của người đứng đầu.

Phong cách lãnh đạo: Trong quá trình làm việc phong cách quản lý của người lãnh đạo sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nhân viên của họ. Trong quá trình tạo động lực cho công chức đòi hỏi nhà quản lý phải hiểu rõ từng nhân tố và các hướng tác động của chúng từ đó kết hợp với điều kiện của tổ chức mình mà tìm ra các biện pháp hợp lý để thúc đẩy công chức làm việc nâng cao năng suất lao động cũng như đạt được mục tiêu của tổ chức.

Văn hóa tổ chức: Văn hóa tổ chức được hiểu là những giá trị, những niềm tin, những quy phạm được chia sẻ bởi các thành viên trong tổ chức và hướng dẫn hành vi của công chức theo hướng nào đó. Việc tạo ra một văn hóa riêng, một bầu không khí vui vẻ, tinh thần đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong công việc sẽ tạo cho công chức trạng thái tâm lý tốt gây hứng thú lôi cuốn mọi người tới làm việc.

1.4.4. Yếu tố về vật chất và tinh thần - Yếu tố vật chất:

Lương và thu nhập: Mức lương phù hợp với năng lực và khối lượng công việc là yếu tố chính thúc đẩy công chức cơ quan chuyên môn cống hiến. Lương thường là động lực mạnh mẽ, đáp ứng nhu cầu cơ bản và mong muốn tài chính của cá nhân.

Tiền thưởng và phúc lợi: Các khoản thưởng (thưởng theo năng suất, thưởng cuối năm) và phúc lợi (bảo hiểm, trợ cấp, nghỉ phép) giúp công chức cơ quan chuyên môn cảm thấy được đền đáp xứng đáng cho nỗ lực của mình, từ đó thúc đẩy họ làm việc tích cực hơn.

Điều kiện làm việc: Môi trường làm việc thoải mái, an toàn với trang thiết bị hiện đại, cơ sở vật chất tiện nghi sẽ giúp công chức cơ quan chuyên môn cảm thấy thoải mái và nâng cao hiệu suất làm việc.

- Yếu tố tinh thần:

Sự công nhận và đánh giá cao: Khi người lao động được công nhận về thành tích và nỗ lực, họ sẽ cảm thấy có giá trị và động lực để phấn đấu hơn nữa. Điều này

có thể được thể hiện qua lời khen ngợi, khen thưởng công khai, hoặc phản hồi tích cực từ quản lý.

Cơ hội đào tạo và phát triển chuyên môn: khi công chức cơ quan chuyên môn được cung cấp các khóa đào tạo, hỗ trợ học tập để phát triển kỹ năng mới giúp công chức cơ quan chuyên môn nâng cao trình độ và tạo ra động lực để tiến xa hơn trong sự nghiệp.

Quan hệ lao động tích cực: Mối quan hệ thân thiện, đoàn kết giữa đồng nghiệp và sự hỗ trợ từ quản lý tạo ra một môi trường làm việc tích cực, nơi công chức cơ quan chuyên môn cảm thấy thoải mái và an tâm để cống hiến.

Sự tự chủ và trách nhiệm: Việc trao quyền tự chủ cho công chức cơ quan chuyên môn giúp họ cảm thấy được tin tưởng và có trách nhiệm hơn với công việc.

Điều này thúc đẩy họ làm việc sáng tạo và hiệu quả hơn.

Tiểu kết chương 1

Tạo động lực làm việc cho công chức các CQCM thuộc UBND quận được coi như đòn bẩy khuyến khích tinh thần làm việc hăng say, lòng yêu người, yêu nghề, nỗ lực cống hiến tài đức của công chức đối với công việc. Đồng thời, tạo động lực làm việc cũng tạo ra sự gắn bó của công chức với UBND. Sự nỗ lực trong học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ, rèn luyện nâng cao đạo đức nghề nghiệp của công chức các CQCM thuộc UBND quận nhằm hoàn thiện hơn năng lực chuyên môn nghề nghiệp, đồng thời góp phần phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của UBND quận, góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng và uy tín của UBND quận đối với xã hội.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Tạo động lực làm việc cho công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)