Các chương trước đã giải đáp câu hỏi "Tại sao lại có sự buôn bán giữa các nước?" thông qua sự mô tả những nguyên nhãn và các tác động của thương mại quốc tế và sự hoạt động của một nền kinh tế thế giới có thương mại. Bản thân càu hỏi này đá rất lý thú và câu trả lời sẽ còn lý thú hơn khi nó giải đáp cho câu hỏi "Chính sách ngoại thương của quốc gia nên như thế nào?". Liệu Mỹ có nên sử dụng thuế quan và hạn ngạch nhập khẩu đế bảo vệ cho các ngành công nghiệp ôtô trước sức cạnh tranh của Nhật và Hàn Quốc không?
Ai sẽ có lợi và ai sẽ bị thiệt khi sử dụng hạn ngạch nhập khẩu? Liệu các nguồn lợi' có trội hơn các khoản thua th iệt hay không?
Chương này sẽ xem xét các chính sách mà các chính phủ thông qua về thương mại quốc tế, có liên quan đến những hoạt động khác hhau. Các hoạt động này gồm có thuế quan đốì với một số giao dịch quô'c tế, viện trợ cấp cho các giao dịch khác, các hạn chế pháp lý đối với giá trị hay số lượng của các loại hàng hóa nhập khẩu cụ thể hoặc các biện pháp khac. Chương này sẽ cung cấp cho chúng ta những hiểu biết cơ sở về tác động của các công cụ quan trọng n hất trong chính sách thương mại.
PHÂN TÍCH VE THUẾ c ơ BAN
Thuế quan, hình thức đơn giản nhất trong chính sách buốn bán, là thuế đánh vào hàng hóa nhập khẩu. Các loại
thuế theo số lượng được coi như là một số tiền nhất định đánh vào từng đơn vị hàng nhập khẩu (ví dụ, 3 USD cho mỗi thùng cfâu). Thuế theo giá là loại th ế được coi là một phần giá trị đánh vào hàng nhập khẩu (ví dụ, 25% thuế quan của Mỹ đánh vào việc nhập khẩu xe tải). Trong cả hai trường hợp, kết quả của thuế quan là làm tăng chi phí của việc đưa hàng hóa đến một nước.
Thuế quan là hình thức cổ điển n h ất trong chính sách ngoại thương và từ lâu đã được sử dụng như một nguồn thu nhập của chính phủ. Ví dụ, cho đến khi thuế thu nhập được ban hành, thì Chính phủ Mỹ có nguồn thu chủ yếu là từ thuế quan. Tuy vậy, mục đích chính của thuế quan thường chỉ là cung cấp nguồn thu mà còn bảo vệ các lĩnh vực sân xuất cụ thể trong nước. Vào đầu th ế kỷ XIX, Anh dùng thuế quan (Luật hạn chế nhập khẩu ngũ cốc) để bảo vệ nền nông nghiệp trước sức cạnh tranh của hàng nhập khẩu. Vào cuối th ế kỷ XIX cả Đức và Mỹ dêu đã bảo vệ các ngành công nghiệp mđi bằng cách áp đặt thuế quan đối với hàng chế tạo nhập khẩu. Tâm quan trọng của thuế quan đã giảm đi trong thời kỳ hiện đại, bởi vì các chính phủ trong thời kỳ na thường có chiều hưđng bảo vệ các ngành công nghiệp trong nưđc thông qua các hàng rào p h i thuế qiưm. Tuy nhiên, sự hiểu biết về tác động của thuế quan vẫn là cơ sở quan trọng cho việc hiếu biết các chính sách ngoại thương khác.
Khi trìn h bày (các) lý thuyết về thương mại từ chương 2 đến chương 7, chúng ta đã sử dụng cách nhìn cân bằng
Điều đó có nghĩa là, chúng ta nhận thức một cách đầy đủ rằng các hiện tượng xảy ra trong một bộ phận của nên kinh tế sẽ có ảnh hưởng đến các bộ phận khác. Tuy vậy, trong nhiều trường hợp (cho dù không phải tấ t cả) các chính sách ngoại thương đối với một khu vực có thể được người ta hiểu khá rõ mà không cần đi sâu vào các ảnh hưởng của chính sách đó đối'với nền kinh tế. Lúc này chính sách ngoại thương có thể được xem xét trong khuôn khố càn băng bộ phận. Tuy vậy, phần còn lại của nên kinh tế vẫn luôn luôn được xem xét trong bối cảnh này. Khi các tác động đối với nền kinh
tế nói chung trở nên quan trọng sống còn, chúng ta sẽ quay lại với sự phân tích về cân bằng chung.
C u n g , c â u v à b u ô n b á n t r o n g m ô t n g à n h c ô n g n g h i ệ p d u y n h ấ t
Hãy giả định có hai nước, Nội địa và Nước ngoài, cả hai đàu sản xuất và tiêu thụ lúa mì, loại hàng được vận chuyển miễn phí giữa hai nước. Tại mỗi nước, sản xuất lúa mì là ngành cạnh tran h đơn giản trong đó các đường cung và cầu đ<3u là các hàm số của giá thị trường. Thông thường cung và cầu của Nội địa sẽ phụ thuộc vào giá tính theo tiền của Nội địa, và cung và cầu ở Nước ngoài sẽ phụ thuộc vào giá tính theo tiền của Nước ngoài, nhưng chúng ta hãy giả định rhng tỷ giá giữa hai đồng tiền này không bị bâ't kỳ chính sách thương mại nào được sử dụng trong thị trường này tác động. Vì vậy, chúng ta tính giá cả trên cả hai thị trường theo đồng tiền của Nội địa.
Thương mại sẽ xuất hiện trong một thị trường như vậy nếu như có sự chênh lệch về các mức giá do không có mậu dịch. Hãy cho rằng, khi không có quan hệ buôn bán, giá lúa mì ở Nội địa cao hơn ớ Nước ngoài. Lúc này hãy cho phép ngoại thương tồn tại. Do giá của lúa mì ở Nội địa cao hơn giá ở Nước ngoài, nhứng người cung ứng sẽ đưa lúa mì từ Nưđc ngoài vào Nội địa. Việc xuất khẩu lúa mì làm tăng giá lúa mì ở Nước ngoài và hạ giá ở Nội địa cho đến khi sự khác biệt về giá cả được xóa bỏ.
Đế xác định mức giá và số lượng hàng hóa được trao đổi trên thế giới cần phải xác định hai đường mới: đ ư ờ n g c ầ u n h â p k h ẩ u của Nội địa và d ư ờ n g c u n g x u ấ t k h ẩ u của Nước ngoài, các đường này được vạch ra từ các đường cung và đường cầu trong nước. Yêu cầu nhập khâu của Nội địa là sô' trội hơn giứa yêu cầu của người tiêu dùng so với số cung của người sản xuất ở Nội địa. Cung về xuất khẩu của Nứớc ngoài là số trội hơn giữa nhứng gì người sản xuất có thể cung cấp và nhũ cầu của người tiẽu dùng ở Nước ngoài.
Biểu đồ 8-1 sẽ cho thấy đường cầu nhập khấu của Nội địa được vẽ như thế nào. Ở giá p 1, người tiêu dùng ở Nội địa có nhu cầu D 1, trong khi đó người sản xuất chỉ cung cấp được ở mức s 1, do vậy yêu cầu nhập khẩu của Nội địa là D 1 - s 1. Nếu như chúng ta nâng giá lên p 2, người tiêu dùng ở Nội địa sẽ chỉ yêu cầu ở £)2, trong khi người sản xuất của Nội địa nâng mức cung của họ lên mức s2, vì vậy
yêu cầu về nhập khẩu giảm xuống D2 s 2- Vì vậy đường cầu nhập khấu MD sẽ đi xuô'ng. ơ giá PA, mức cung và cầu của Nội địa là như nhau khi đó không có quan hệ buôn bán; vì vậy đường cầu nhập khẩu của Nội địa đi qua điểm o ở mức giá đó.
B iể u đ ồ 8-1. Vẽ đường cầu nhập khẩu của Nội địa.
Giá, p Giá,
Khi giá của hàng hóa tăng, yêu cầu cùa người tiêu dùng ở Nội địa giảm đi, trong khi các nhà sản xuất cung cấp nhiêu hơn, vỉ vậy yêu cầu nhập khẩu giảm.
Biểu đồ 8-2 cho thấy đường cung xuất khẩu của Nước ngoài xs được vẽ như thế nào. Ờ giá p 1 các nhà sản xuất của Nước ngoài cung cấp lượng s*1, trong khi người tiêu dùng chủ yếu cần ở mức D*1, do vậy lượng cung có sẵn cho xuất khẩu 1 à s“ - ũ ’1. Ờ giá p 2 các nhà sản xuất của Nước ngoài nâng phần cung của họ lên s , các nhà tiêu dùng giảm nhu
cầu của họ xuống D*2, như vậy sô' cung cho xuất khấu sẽ tăng đến mức s*~ - D*2.Vì thế, đường xuất khẩu của Nước ngoài là đường dốc lên. Nếu như giá thấp ở mức P*A, cung
và cầu sẽ cân bằng khi không có buôn bán, do vậy đường xuất khẩu của Nước ngoài sẽ đi qua o ở n -
B iểu đồ 8-2. Vẽ đường cung xuất khẩu của Nưđc ngoài.
Giá , p Giá , p
Do giá hàng hóa tăng, các nhà sản xuất ở Nước ngoài cung cấp một sô' lượng nhiêu hơn trong khi người tiêu dùng ỏ Nước ngoài lại yêu cầu ít hơn, vì v ậ y sô' lượng cung có sẵn cho việc tăng xuất khẩu.
Cân bằng thương mại thế giới xuất hiện khi yêu câu nnập khẩu của Nội địa bằng số cung cho xuất khấu của Nước ngoài (biểu đồ 8-3), ở giá Pw nơi hai đường cắt nhau, lượng Cjng và cầu của thế giới bằng nhau. Ờ vào điếm cân bằng L ở trong biểu đồ 8-3.
ơâu của Nội địa - cung của = cung của Nước ngoài - cầu củi
Nội địa Nước ngoài.
Bằng cách thêm và bớt ơ hai vế, có thế sắp xếp lại như sau:
ơâu của Nội địa + ơâu của Nước ngoài hay nói cách khác,
ơâu của thế giới
T á c đ ộ n g c ủ a t h u ế q u a n
Theo cách nhìn nhận của nhứng người xuất nhập khẩu hàng hóa, thuế quan chỉ là một loại chi phí vận chuyến. Nếu như Nội địa đánh thuế 2 đôla đối với mỗi giạ (bushel) lúa mì được nhập, các nhà xuất nhập khẩu sẽ không sẵn ỉàng vận chuyển lúa mì trừ phi chênh lệch giứa hai thị trường ít n h ất là 2 đôla.
Biểu đồ 8-4 minh họa cho các tác động của một loại chuê' quan đánh theo sô' lượng với mức $, đối với mỗi đơn vị lúa mì. Khi không có thuế, giá lúa mì ở Nội địa và Nước Igoài sẽ cân bằng ở Pw. Tuy vậy, khi có thuế quan các nhà vận chuyển sẽ không muốn chuyển lúa mì từ Nưđc ngoài vào Nội địa trừ phi giá ở Nội địa vượt giá ở Nước ngoài ít nhốt $,.
Như vậy giá ở Nội địa sẽ tăng, và ở Nước ngoài sẽ giảm,
*. Giạ - đơn vị đo lường thể tích dùng để đong ngũ cốc, khoáng 3(,4 lít.
= Cung của Nội địa + Cung củi Nước ngoà
= Cung của thế giới.
cho đến khi có sự khác nhau về giá là $r Việc ban hành th u ế quan sẽ tạo ra một cái đệm ngăn cách các mức giá trên hai thị trường. Thuế quan làm nâng giá của Nội địa lên PT và hạ giá ở Nước ngoài xuống = P j Ở Nội địa khi giá cao hơn các nhà sản xuất sẽ cung ứng nhiêu hơn, trong khi người tiêu dùng có nhu cầu ít hơn, nên lượng cầu nhập khẩu sẽ giảm đi. ơ Nước ngoài giá thấp hơn sẽ đưa đến tình trạn g giảm cung và tăng cầu, và do đó làm giảm mức cung xuất khẩu. Vì vậy khôi lượng lúa mì được trao đổi sẽ giảm từ Qw, khô'i lượng khi buôn bán tự do, xuống QT, khối lượng khi có thuế quan, ờ khối lượng trao đổi QT, lượng cầu nhập khẩu ở Nội địa bằng lượng cung xuất khẩu của Nước ngoài khi
PT -P*T = t.
B iểu đồ 8-3. Cân bằng của thế giới.
Giá cân bằng của thế giới là giá khi mà lượng càu nhập khẩu của Nội địa bằng với mức cung xuất khẩu của Nước ngoài.
Giá., p
B iểu đồ 8-4. Tác động của thuế quan.
Thuế sê nâng giá ỏ Nội địa trong khi giảm giá ở Nưđc ngrài, Số lượng được trao đối sẽ giảm.
Thị trường Nội địa Thị trường thế giới T hi trưùng Nưrc ngoài
Giá, p Giá, p Giá, p
Mức tăng giá ở Nội địa, từ Pw lên ít hơn mức thuế, bởi vì một phần của thuế được thể hiện qua sự giảm giá hàng xuất khẩu của Nước ngoài và không được chuyên sang cho
người tiêu dùng ởNội địa. Đây là kết quả thường tình cva thuế quan và bất kỳ chính sách thương mại nào dùng để hạa
chế nhập khẩu. Tuy vậy, trong thực tế mức độ ảnh hưởng
kiểu này rấ t nhỏ. Khi một nước nhỏ đưa ra một loại thuế, phần hàng nhập khẩu của nước này trên thị trường th ế giới thường nhò, vì vậy lượng hàng nhập khẩu giảm ở đây sẽ có ảnh hưởng rất nhỏ đô'i với giá thế giới. Vì tất cả những mục tiftu thực tiễn, giá xuất khẩu ciia Nước ngoài đối với hàng nhập khâu có thê được xem xét như một mức giá đã biết, trong nhiều trường hợp.
B iểu đô 8-5. Thuê ở một nước nhỏ.
Đôi với một nước nhỏ, thuế không thể làm giảm giá ở nưđc ngoài của hàng hóa mà nưđc đó nhập khấu.
Giá, p
s /
1
\ /
\ /
X
i
/ \
-
• 1 1
/ \
\
/ • \\
---y ---
/
//
/:
/ /
/ !
//
Ị
•
\
; \
; ■ \
I \
\
: \
\
D
i
t
ị ỉ
C' s z D2 0 1 So lưựng, Q Nhập khấu sau Ihuc
Nhập khấu trước thuế
Các tác động của một loại thuế trong trường hợp "của nột nước nhỏ, mà ở đó một nưđc không thế tác động vào ịiả xuất khẩu của Nước ngoài được minh họa ở biểu đồ 8-5.
r'rong trường hợp này, thuế làm giá của hàng nhập khẩu tăng
bằng toàn bộ mức thuế, từ Pw lên Pw + Sản xuâ't sẽ tăng từ s1 lên s2 trong khi tiêu dùng giảm từ D1 xuông D".
%
Đ á n h g i á m ứ c d ộ b ả o h ộ
Một loại thuế đánh vào hàng hóa nhập khẩu làm tăng giá hàng hóa do các nhà sản xuất trong nước làm ra. Tác động này thường là mục tiêu cơ bản của thuế - nhằm
vệ các nhà sản xuất trong nước tránh khỏi mức giá thấp, kết quả tấ t yếu do cạnh tranh trong nhập khẩu. Khi phân tích chính sách ngoại thương trong thực tiễn, cần phải xem xét một loại thuế hay một chính sách ngoại thương khác cuối cùng có mức độ bảo hộ đến đâu. Câu trả lời thường được thể hiện qua phần trăm giá được nâng so với giá khi thực hiện tự do mậu dịch. Ví dụ, hạn ngạch nhập khẩu đường có thể làm cho các nhà sản xuất đường ở Mỹ tăng giá lên 45%.
Đối với một loại thuế quan, việc đánh giá mức độ bảo hộ dường như là đơn giản; nếu như thuế quan này là loại thuế theo giá trị tính theo tỷ lệ giá trị của hàng nhập khẩu, bản thân tỷ lệ thuế có thế đo lường mức độ bảo hộ; nếu như đây là loại thuế đánh theo khối lượng, bằng việc chia mức thuế cho mức giá, mức thuế quan thực sẽ cho chúng ta một đại lượng tương đương vđi thuế theo giá trị.
Khi cố gắng tính toán tỷ lệ bảo hộ dường như đơn giản này sẽ xuất hiện hai vấn đề. Thứ nhất, nếu như giả định về một nước nhỏ không sát thực tế, một phần tác động của thuế quan sẽ là làm giảm giá xuất khẩu của nước ngoài hơn là làm tăng giá trong nước và tác động của chính sách ngoại thương đôi với giá xuất khấu của nước ngoài đôi khi khá có ý nghĩa. Vê phương diện lý thuyết (mặc dù ít khi có trong thực tế) thuế quan có thế thực sự làm giảm giá hàng hóa của những người sản xuất trong nước (Nghịch lý Metzler dã được thảo luận trong ■ chương 5).
Vấn đê th ứ hai là các loại thuế có thế có các tác độr.g rất khác nhau đối với các giai đoạn sản xuất khác nhau cua
một sản phẩm. Một ví dụ đơn giản có thế minh họa cho điếm này.
Hãy giả định rằng, một chiếc ỏtô bán ra trên thị trường thố giđi với giá 8.000 đỏla và các bộ phận câu thành nên chiếc ôtô đó bán ra với giá 6.000 đôla. Hãy so sánh hai nước:
một nước muôn phát triển ngành công nghiệp lắp ráp ôtô và một nưđc đã có ngành công nghiệp lắp ráp và muốn phát triên một ngành công nghiệp sản xuất các bộ phận (ôtô).
Dê khuyến khích ngành công nghiệp ỗtô trong nưđc, nước th ứ nhất áp dụng thuế 2 5 % đánh vào ôtô nhập khẩu, cho phép các nhà lắp ráp trong nước đặt giá 10.000 đôla thay vì 8.000 đốla. Trong trường hợp này sẽ là sai lầm khi cho rằng các nhà lắp ráp chỉ nhận được mức báo hộ là 25%. Trước khi có thuế, ngành lắp ráp trong nước chi có thế tồn tại khi chi phí lắp ráp là 2.000 đôla (sự chênh lệch giữa giá 8.000 dôla của một chiếc ôtô hoàn thiện và 6.000 đôla của các bộ phận) hay ít hơn; hiện nay nó có thế tôn tại ngay cả khi chi phí của ná lên đến 4.000 đôla (sự chênh lệch giứa giá 10.000 đôla và giá của các bộ phận). Điều đó có nghĩa là, ty lệ thuế 25% cung cấp cho các nhà lắp ráp m ột tỷ lệ bảo hô có hiệu quả là 100%.
Bây giờ háy giả sử rằng nước thứ hai, nhằm khuyến khích ngành sản xuất các bộ phận (ôtô) trong nước, đã đánh thuế 10% vào các bộ phận được nhập khẩu, nâng giá của các bộ phận từ 6.000 lên đến 6.600 đóla. Mặc dù không có thay đổi nào về thuế đánh vào các ôtô dược, lắp ráp, chính sách này đã giảm sự thuận lợi cho việc lắp ráp ôtô trong nước. Trước khi có thuế, nếu như chi phí lắp ráp một chiếc ôtô ớ địa phương giđi hạn trong phạm vi 2.000 đôla thì nên làm (8.000 đôla - 6.000 dôla); sau khi có thuế quan ngành lắp ráp ở địa phương sẽ chi tồn tại nếu' chi phí sản xuất của nó được giđi hạn trong 1.400 đôla (8.000 đôla - 6.600 đôla).
Lúc này, thuế đánh vào các bộ phận, trong khi tạo nên sự bảo hộ tích cực cho các nhà sần xuất các bộ phận, sẽ có ản h hưởng tiêu cực đối với ngành lắp ráp với tỷ lệ - 30%
(- 600/2.000).
Lập luận tương tự với điều được nhận thấy trong ví dụ này đã buộc các nhà kinh tế phải tính toán ti mí nhằm đo lường mức độ bảo hộ có hiệu quả đối với các ngành công nghiệp cụ thể do thuế và các chính sách ngoại thương khác thực sự đưa lại. Các chính sách ngoại thương nhằm thúc đấy phát triển kinh tế (xem chương 10) thường dẫn đến chỗ tỷ lệ bảo hộ có hiệu quả sẽ cao hơn rất nhiều so với bản thân các tỷ lệ thuế.*
CHI PH Í VÀ LƠI Íc h c ủ a t h u ế q u a n
Thuế quan làm tăng giá của hàng hóa ở nước nhập khẩu và làm giảm giá ở nước xuất khẩu. Do sự thay đôi giá này người tiêu dùng ở nước nhập khẩu sẽ bị th iệt và người tiêu dùng ở nước xuất khấu sẽ có lợi. Các nhà sản xuất được lợi tại nước nhập khẩu và bị thiệt ở nước xuất khâu. Thêm vào đó, chính phủ ban hành thuế sẽ có thu nhập. Đế so sánh chi phí và lợi ích cần phải lượng hóa các khoản này. Phương pháp để đo lường chi phí và lợi' ích của một loại thuế quan sẽ phụ thuộc vào hai khái niệm khá quen thuộc với hầu hết các phân tích về kinh tế vi mô: thặng dư của người tiêu dùng và của người sản xuất.
T h ặ n g d ư c ủ a n g ư ờ i t i ê u d ù n g v à n g ư ờ i s ả n x u ấ t
■- Thặng dư của người tiêu dùng đo lường cái lợi thu dược của người tiêu dùng khi mua hàng do sự chênh lệch về giá thực tế anh ta phải trả và giá anh ta sẵn sàng trả. Ví dụ, 1
1. Tỳ lệ bảo hộ có hiệu quả cho một khu vực thường được xác định bằng (Vrp - vw) / vw, trong đó vw là giá trị gia tăng tính theo giá của thẽ giới và Vrỵ. là giá trị gia tăng khi có các chính sách ngoại thương. Trong ví dụ của chúng ta, gia sử PA là giá thế giới của một chiếc ôtô được l.ắp ráp, p Q là giá thế giới của các bộ phận cấu thành, là ty lệ thuế theo giá của các ôtô nhập khấu và ỈQ là tỷ lệ thuế theo giá của các bộ phậin Bạn có thể kiểm tra được rằng nếu như các loại thuế quan không tác động đến giá của thế giới, chúng cung cấp cho các nhà lắp ráp một tỷ lệ hảo írộ có hiệu quả như sau:
Vt - Vw
— t A — p f w
(*A ■- * c )
Pa - P c