BÀI 2: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI
IV. HỆ THỐNG THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG
Thông tin về môi trường bao gồm số liệu, dữ liệu về các thành phần môi trường; về trữ lượng, giá trị sinh thái, giá trị kinh tế của các nguồn tài nguyên thiên nhiên; về các tác động đối với môi trường; về chất thải; về mức độ môi trường bị ô nhiễm, suy thoái và thông tin về các vấn đề môi trường khác.
2. Nội dung
Thông tin môi trường có thể mô tả hiện trạng của môi trường, mô tả những nhân tố bên ngoài có thể gây ra những thay đổi hay biến đổi với môi trường, hoặc giúp người sử dụng hiểu được các hệ quả của các hành động ảnh hưởng đến môi trường hay bị môi trường ảnh hưởng.
Thông tin môi trường có thể xuất hiện trong các báo cáo đánh giá tác động môi trường, các đánh giá nghiên cứu, sách thống kê, trong các báo cáo chính sách và chương trình của các tổ chức trong khu vực công cộng cũng như tư nhân.
Thông tin môi trường có thể được trình bày dưới nhiều dạng và sử dụng các phương tiện khác nhau, chủ yếu trong các báo cáo, các bản tin truyền hình, băng video, các hội nghị và hội thảo, trong các tạp chí khoa học và chuyên đề báo cáo.
Tại Điều 102, 103, 104 Luật Bảo vệ môi trường quy định:
Điều 102. Thống kê, lưu trữ dữ liệu, thông tin về môi trường
1) Số liệu về môi trường từ các chương trình quan trắc môi trường phải được thống kê, lưu trữ nhằm phục vụ công tác quản lý và bảo vệ môi trường.
2) Việc thống kê, lưu trữ số liệu về môi trường được quy định như sau:
a) Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về thống kê ở trung ương để xây dựng cơ sở dữ liệu về môi trường quốc gia;
b) Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thống kê, lưu trữ số liệu về môi trường của ngành, lĩnh vực do mình quản lý;
c) Uỷ ban nhân dân các cấp thống kê, lưu trữ số liệu về môi trường tại địa phương;
d) Người quản lý, vận hành cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung có trách nhiệm thống kê, lưu trữ số liệu về các tác động đối với môi trường, về các nguồn thải, về chất thải từ hoạt động của mình.
3) Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm xây dựng hệ thống thu thập, xử lý, tổng hợp, lưu trữ và áp dụng công nghệ thông tin trong thống kê, lưu trữ số liệu về môi trường.
Điều 103. Công bố, cung cấp thông tin về môi trường
1) Tổ chức, cá nhân quản lý khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường có trách nhiệm báo cáo các thông tin về môi trường trong phạm vi quản lý của mình với cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh.
2) Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm cung cấp thông tin về môi trường liên quan đến hoạt động của mình cho cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp huyện hoặc cán bộ phụ trách về bảo vệ môi trường cấp xã nơi cơ sở hoạt động và công bố thông tin về môi trường để cộng đồng dân cư được biết.
3) Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường các cấp có trách nhiệm báo cáo các thông tin về môi trường trên địa bàn cho cơ quan cấp trên trực tiếp và công bố các thông tin chủ yếu về môi trường theo định kỳ hoặc theo yêu cầu.
4) Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm định kỳ cung cấp cho Bộ Tài nguyên và Môi trường, cơ quan quản lý nhà nước về thống kê ở trung ương thông tin về môi trường liên quan đến ngành, lĩnh vực mình quản lý.
Điều 104. Công khai thông tin, dữ liệu về môi trường
1) Thông tin, dữ liệu về môi trường sau đây, trừ các thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, phải được công khai:
a) Báo cáo đánh giá tác động môi trường, quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và kế hoạch thực hiện các yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường;
b) Cam kết bảo vệ môi trường đó đăng ký;
c) Danh sách, thông tin về các nguồn thải, các loại chất thải có nguy cơ gây hại tới sức khoẻ con người và môi trường;
d) Khu vực môi trường bị ô nhiễm, suy thoái ở mức nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng, khu vực có nguy cơ xảy ra sự cố môi trường;
đ) Quy hoạch thu gom, tái chế, xử lý chất thải;
e) Báo cáo hiện trạng môi trường cấp tỉnh, báo cáo tình hình tác động môi trường của ngành, lĩnh vực và báo cáo môi trường quốc gia.
2) Hình thức công khai phải bảo đảm thuận tiện cho những đối tượng có liên quan tiếp nhận thông tin.
3) Cơ quan công khai thông tin về môi trường chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, khách quan của thông tin được công khai.
3. Truyền thông môi trường
Truyền thông môi trường là một quá trình tương tác xã hội hai chiều nhằm giúp những người có liên quan hiểu được các yếu tố môi trường then chốt, mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau của chúng và cách tác động vào các vấn đề có liên quan một cách thích hợp để giải quyết các vấn đề về môi trường.
a/ Các cách tiếp cận và một số phương pháp truyền thông môi trường - Các cách tiếp cận truyền thông môi trường
+ Tiếp cận cá nhân: là cách tiếp cận truyền thông dựa trên các quan hệ cá nhân với nhau. Hình thức tiếp cận này bao gồm: đến nhà, đến cơ quan, gọi điện thoại, gửi thư,…
+ Tiếp cận nhóm: cách tiếp cận dựa trên mối quan hệ đa dạng hơn giữa các cá nhân với nhau trong một nhóm, giữa cá nhân với nhóm. Hình thức của cách tiếp cận này gồm: tổ chức hội thảo, lớp học, học nhóm, tổ chức tham quan, khảo sát…
+ Tiếp cận truyền thông đại chúng: đây là cách tiếp cận được sử dụng phổ biến trong các chương trình truyền thông cộng đồng. Hình thức của cách tiếp cận này bao gồm: báo chí; tivi, đài; pano, áp phích, tờ rơi; chiếu phim…
+ Tiếp cận truyền thống dân gian: hình thức của cách truyền thông này bao gồm: biểu diễn lưu động; tham gia hội diễn, chiến dịch; tham gia lễ hội, các ngày kỷ niệm…
- Một số phương pháp truyền thông môi trường
+ Phương pháp truyền thông một chiều: là phương pháp truyền thông đơn giản, người gửi chỉ gửi hoặc truyền thông điệp tới người nhận mà người nhận không có điều kiện trao đổi hoặc phản hồi thông tin lại với người gửi một cách trực tiếp. Phương pháp này được thể hiện qua sơ đồ dưới đây:
Hình 1: Mô hình truyền thông một chiều
+ Phương pháp truyền thông hai chiều: là loại truyền thông có thảo luận và
phản hồi giữa người nhận và người gửi (người phát thông điệp). Đây là phương pháp truyền thông có hiệu quả lớn, phù hợp với các cấp dự án và góp phần giải quyết các vấn đề của địa phương và cộng đồng.
Hình 2: Truyền thông hai chiều
+ Phương pháp truyền thông đa chiều: phương pháp truyền thông này về cơ bản giống với truyền thông hai chiều, nhưng ở đây người gửi thông điệp bắt đầu với quá trình bằng việc thu thập và phân tích đặc điểm của người nhận, rồi sau đó gửi thông điệp đi.
Phương pháp này có ba quá trình:
Quá trình 1: phân tích đối tượng hay còn gọi là quá trình nạp vào
Quá trình 2: gửi thông điệp tới người nhận hay còn gọi là quá trình đưa ra Quá trình 3: thu thập ý kiến hay là quá trình phản hồi
Trong đó, quá trình nạp vào thường được thực hiện thông qua công tác nghiên cứu, khảo sát cơ sở. Quá trình đưa ra thực hiện bằng các phương pháp truyền thông đại chúng và quá trình phản hồi thực hiện thông qua sự giám sát và
đánh giá.
Người nhận
Thông điệp
Người gửi Kênh truyền
Người nhận
Thông điệp
Người gửi Kênh truyền
Phản hồi
(1) (2) Đưa ra
(3) Hình 3: Truyền thông đa chiêù
b/ Kỹ năng và công cụ thường sử dụng khi làm việc với cộng đồng
- Kỹ năng thuyết trình: trong công việc cũng như mọi hoạt động khác, kỹ
năng thuyết trình đóng một phần quan trọng dẫn đến sự thành công của mỗi cá
nhân cũng như tập thể. Trong lĩnh vực truyền thông có được kỹ năng thuyết trình tốt, người gửi sẽ dễ dàng truyền tải được thông điệp, ý tưởng và mong muốn của mình tới người nghe. Để đạt được điều đó việc nắm vững nội dung thuyết trình chưa đủ, chúng ta cần có sự chuẩn bị tốt không chỉ về mặt nội dung mà còn cả hình thức.
- Kỹ năng thúc đẩy: khi làm việc với cộng đồng trong các hoạt động bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế – xã hội, các truyền thông viên phải thực hiện một số nhiệm vụ từ các khâu tổ chức các cuộc họp, giúp đỡ nhóm trong quá
trình thảo luận, ra quyết định hoặc hỗ trợ kỹ thuật. Do vậy, để làm được những điều này, bên cạnh các kiến thức về mặt chuyên môn, người làm truyền thông cần phải thành thạo kỹ năng thúc đẩy. Thúc đẩy có thể hiểu là tạo điều kiện thuận lợi giúp người khác tự giải quyết bằng cách chỉ cần sự có mặt của người đó, lắng nghe và đáp ứng nhu cầu của mọi người, hoặc hỗ trợ các cá nhân, nhóm tổ chức trong quá trình có sự tham gia.
- Kỹ năng thuyết phục: để giải quyết tốt một công việc nào đó, chúng ta thường cần sự giúp đỡ, sự hợp tác của người khác. Điều này đòi hỏi giữa chúng ta và họ phải có sự thông nhất về quan điểm, lập trường, về cách giải quyết công việc. Tuy nhiên, trên thực tế, chúng ta thường gặp trường hợp trong đó người khác không cùng chung ý kiến, quan điểm với chúng ta. Thuyết phục là đưa ra tình tiết, sự kiện, phân tích, giải thích làm cho người khác thấy hay mà tin theo, làm theo.
- Công cụ làm việc nhóm: PRA (Participatory/ Rapid Rural Appraisal – PRA/RRA) là quá trình liên tục, là phương pháp khuyến khích, lôi cuốn người dân trong cộng đồng cùng tham gia chia sẻ, thảo luận và phân tích kiến thức của họ về đời sống và điều kiện thực tế của họ để họ lập kế hoạch hành động và thực hiện.
Người gửi Kênh truyền Người nhận
Nạp vào
Phản hồi