Thực hiện dự án

Một phần của tài liệu Tài liệu tập huấn cán bộ xã Quản lý nhà nước về tài nguyên thiên nhiên và môi trường (Trang 98 - 113)

BÀI 6: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KHOÁNG SẢN

II. LẬP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT KỲ ĐẦU CẤP XÃ

2. Thực hiện dự án

2.1. Điều tra, thu thập các thông tin, dữ liệu và bản đồ

Điều tra cơ bản là quá trình điều tra, thu thập thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ phục vụ lập quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất.

Yêu cầu của điều tra cơ bản là: tài liệu, số liệu điều tra phải đầy đủ, kịp

thời, chính xác và đảm bảo tính hệ thống.

Trình tự, nội dung thực hiện:

* Công tác nội nghiệp

Nghiên cứu hệ thống biểu mẫu điều tra: mục đích nghiên cứu hệ thống biểu mẫu điều tra để khi tập hợp số liệu thuận tiện cho việc nhập và xử lý các thông tin, số liệu phục vụ quy hoạch.

Điều tra, thu thập các loại thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ:

- Điều kiện tự nhiên: Vị trí địa lí, địa hình địa mạo, khí hậu thời tiết, thuỷ văn, nguồn nước…

- Các nguồn tài nguyên: tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên rừng, tài nguyên biển, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nhân văn…

- Cảnh quan môi trường: đặc điểm điều kiện cảnh quan, thực trạng môi trường đất, môi trường nước, môi trường không khí,…

- Kinh tế - xã hội

+ Tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực trạng phát triển các ngành, các lĩnh vực, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, dân số, lao động, việc làm, mức sống.

+ Thực trạng phân bố và mức độ phát triển các khu dân cư - Tình hình quản lý đất đai.

- Hiện trạng sử dụng đất: nhóm đất nông nghiệp, nhóm đất phi nông nghiệp, nhóm đất chưa sử dụng; hiện trạng sử dụng đất trong khu dân cư.

- Biến động của đất đai của thời kỳ trước trong vòng 5 năm, 10 năm.

- Tiềm năng đất đai, chất lượng đất đai: bản đồ đánh giá đất, bản đồ phân hạng đất thích nghi,…

- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện, quy hoạch của các ngành đã được xét duyệt có liên quan đến việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết của xã.

- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của kỳ trước.

- Định hướng phát triển của các ngành, các lĩnh vực, phương hướng phát triển kinh tế xã hội của địa phương và nhu cầu sử dụng của các tổ chức, hộ gia đình cá nhân trên địa bàn xã.

Phân loại và đánh giá các thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ thu thập được.

Xác định những nội dung, địa bàn cần điều tra khảo sát thực địa.

Xây dựng kế hoạch điều tra, khảo sát bổ sung, chỉnh lý thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ.

* Công tác ngoại nghiệp (khảo sát thực địa)

Mục đích khảo sát thực địa để: chỉnh lý, bổ sung tài liệu, số liệu, bản đồ

cho phù hợp và thực tế, đảm bảo tính chính xác của tài liệu, số liệu đã điều tra.

Mặt khác, thông qua khảo sát thực địa, có thể khái quát được đặc điểm, phân bố của các loại đất, sự phù hợp, có hiệu quả cao hay thấp của việc sử dụng đất hiện tại để chuẩn bị cho một phương án hợp lý, hiệu quả hơn về quản lý sử dụng đất trong tương lai.

- Nội dung của khảo sát thực địa

- Điều tra bổ sung thông tin tài liệu, số liệu, bản đồ.

- Chỉnh lý bổ sung thông tin tài liệu, số liệu, bản đồ.

* Tổng hợp xử lý các loại tài liệu, chuẩn xác hoá các thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ

- Tổng hợp, lựa chọn, thống nhất các thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ.

- Chuẩn hoá các tài liệu số liệu, bản đồ đã thu thập và điều tra bổ sung - Xác định cơ sở pháp lý của các số liệu, bản đồ.

* Lập báo cáo đánh giá thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ.

* Hội thảo thống nhất số liệu, tài liệu điều tra.

* Đánh giá, nghiệm thu kết quả điều tra, thu thập các thông tin, dữ liệu và bản đồ.

2.3. Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và biến đổi khí hậu; hiện trạng sử dụng đất; kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ trước và tiềm năng đất đai.

Mục đích là phân tích, đánh giá những lợi thế, hạn chế về điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên, cảnh quan môi trường và áp lực của thực trạng kinh tế xã hội đối với việc sử dụng đất đai. Đánh giá tình hình quản lý và hiện trạng sử dụng đất, biến động đất đai qua các thời kỳ, đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch của kỳ trước để làm cơ sở cho việc xây dựng phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Sản phẩm của bước 3 là báo cáo chuyên đề đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, hiện trạng sử dụng đất và tiềm năng đất đai, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, các sơ đồ, bản đồ chuyên đề về thổ nhưỡng, bản đồ phân hạng đất, cơ sở hạ tầng kỹ thuật.

* Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, biến đổi khí hậu tác động đến việc sử dụng đất

- Vị trí địa lý: các lợi thế, hạn chế về vị trí địa lý trong việc phát triển kinh tế - xã hội và sử dụng đất đai.

- Đặc điểm địa hình địa mạo: những khó khăn, thuận lợi trong quá trình sử dụng đất đai, trong phát triển kinh tế - xã hội.

- Về khí hậu - thời tiết: nhiệt độ, nắng, mưa, độ ẩm, gió, giông, bão, lũ, lụt, sương muối, sương mù, v.v... ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống và sử dụng đất đai.

- Đặc điểm thuỷ văn, nguồn nước: hệ thống lưu vực, mạng lưới thuỷ văn, chế độ thuỷ văn, nguồn nước ảnh hưởng đến khả năng cung cấp nước, khả năng thoát nước, khả năng giao thông thuỷ, nuôi trồng thuỷ sản…

- Tài nguyên đất: nguồn gốc phát sinh, đặc điểm phân bố, tính chất đặc trưng, khả năng thích nghi sử dụng, mức độ khai thác sử dụng các loại đất chính, mức độ xói mòn, ô nhiễm, độ nhiễm mặn, nhiễm phèn.

- Tài nguyên nước: nguồn nước mặt, nước ngầm, chất lượng nước và khả năng khai thác sử dụng.

- Tài nguyên rừng: khái quát chung về tài nguyên rừng, các loại rừng, đặc điểm, thảm thực vật, động vật rừng, yêu cầu bảo vệ và khả năng khai thác sử dụng.

- Tài nguyên khoáng sản: các loại khoáng sản vị trí phân bố, trữ lượng, khả năng khai thác sử dụng…

- Tài nguyên biển, ven biển: chiều dài bờ biển, các ngư trường, vòng vịnh, nguồn lợi biển, yêu cầu bảo vệ và khả năng khai thác sử dụng.

- Tài nguyên nhân văn: di tích lịch sử văn hoá dân tộc, tôn giáo, các lễ hội, phong tục tập quán truyền thống, ngành nghề truyền thống khả năng khai thác và phát triển...

- Đặc điểm điều kiện cảnh quan, thực trạng môi trường sinh thái. Điều kiện cảnh quan thiên nhiên, khả năng khai thác tiềm năng du lịch. Tình hình môi trường, nguyên nhân gây ô nhiễm, thực trạng ô nhiễm, các giải pháp để giảm thiểu ô nhiễm môi trường…

Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội.

- Thực trạng phát triển các ngành kinh tế:

+ Ngành nông nghiệp: chuyển dịch cơ cấu giữa trồng trọt, chăn nuôi, diện tích năng suất, sản lượng một số cây trồng chính, số lượng gia súc gia cầm, thuỷ sản, lâm sản…

+ Ngành công nghiệp: số lượng cơ sở, ngành nghề, sản lượng, loại sản phẩm, chất lượng sản phẩm, diện tích chiếm đất và thực trạng sử dụng

+ Ngành dịch vụ: số lượng cơ sở, hình thức kinh doanh, loại hình dịch vụ, diện tích chiếm đất và thực trạng sử dụng.

+ Mức sống và thu nhập bình quân đầu người - Đặc điểm về dân số và lao động :

Hiện trạng, cơ cấu dân số và lao động, tỷ lệ tăng dân số (tăng tự nhiên, tăng cơ học) đặc điểm phân bố và dịch chuyển dân cư, lao động. Chất lượng lao động, tình trạng thừa thiếu lao động. Vấn đề định canh, định cư, tập quán sinh hoạt sản xuất.

- Thực trạng phát triển và phân bố các khu dân cư:

Số lượng, quy mô diện tích, số dân, số hộ, đặc điểm phân bố, phân loại

theo khả năng phát triển các điểm dân cư, mức độ phù hợp và sự phát triển kinh tế - xã hội.

- Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng:

Xây dựng cơ bản, giao thông, thuỷ lợi, các công trình y tế, du lịch, dịch vụ, thương mại, văn hoá, giáo dục, thể thao, thực trạng phát triển số lượng công trình, khả năng khai thác sử dụng, mức độ thiếu đủ về diện tích so với tiêu chuẩn quy định, sự phù hợp về vị trí v.v...

* Phân tích, đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất, biến động sử dụng đất - Đánh giá trình hình quản lý đất đai:

Phân tích đánh giá những kết quả đạt được, những tồn tại cần khắc phục trong công tác quản lý nhà nước về đất đai theo các nội dung:

+ Việc thực hiện các văn bản Quy phạm Pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai.

+ Việc xác định địa giới hành chính, phối hợp lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính.

+ Thực hiện công tác khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất.

+ Thực hiện việc quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất.

+ Thực hiện quản lý việc giao đất, cho thuê đất chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất

+ Thực hiện việc đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ điạ chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

+ Thực hiện việc thống kê, kiểm kê đất đai.

+ Thực hiện việc quản lý tài chính về đất đai.

+ Việc quản lý phát triển thị trường, quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản.

+ Quản lý giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.

+ Thực hiện phối hợp về công tác thanh tra, kiểm tra, việc chấp hành các quy định của Pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm Pháp luật về đất đai.

+ Việc giải quyết tranh chấp đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai.

+ Việc phối hợp quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai.

- Phân tích đánh giá hiện trạng và biến động sử dụng đất:

+ Đánh giá diện tích các loại đất, cơ cấu sử dụng các loại đất, mức độ thích hợp so và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của các loại đất, mức độ khai thác tiềm năng đất đai, những mâu thuẫn trong sử dụng đất. Tình hình đầu tư về vốn, vật tư, khoa học kỹ thuật trong sử dụng đất. Những tác động đến môi

trường đất trong quá trình khai thác, sử dụng đất như thoái hoá đất, ô nhiễm đất, nguyên nhân và biện pháp khắc phục. Những tồn tại chủ yếu trong sử dụng đất, nguyên nhân chính, giải pháp khắc phục; những kinh nghiệm về sử dụng đất.

+ Trình hình biến dộng đất đai, xu thế biến động đất đai, nguyên nhân biến động đất đai và các giải pháp khắc phục.

+ Phân tích đánh giá hiệu quả sử dụng đất: hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường.

. Tỉ lệ sử dụng đất : được tính bằng công thức sau S - Sc

Đ = x 100 (%) S

Trong đó :

Đ : Tỉ lệ sử dụng đất (%)

S : Tổng diện tích tự nhiên (ha).

Sc : Diện tích đất chưa sử dụng (ha)

Đ càng lớn càng tốt vì Đ lớn chứng tỏ đất được sử dụng đầy đủ hơn.

. Tỉ lệ sử dụng các loại đất : Si

K = x 100 S

Trong đó :

K : Tỉ lệ sử dụng một loại đất (%)

Si : Diện tích loại đất sử dụng cho mục đích i (ha) S : Tổng diện tích tự nhiên (ha).

K thể hiện cơ cấu sử dụng đất cho một mục đích sử dụng.

K chỉ ra một ngành kinh tế chủ yếu của một đơn vị sử dụng đất.

. Hệ số sử dụng đất : d H = D Trong đó :

H : Hệ số sử dụng đất (lần) . Đối với đất nông nghiệp

d : Diện tích gieo trồng (ha) D : Diện tích canh tác (ha)

H chỉ ra trình độ canh tác của nhân dân, H càng lớn hệ số quay vòng càng nhiều và hiệu quả sử dụng đất càng lớn.

. Đối với đất xây dựng:

d : Diện tích sàn D : Diện tích khu đất

H càng lớn khả năng tiết kiệm đất càng cao, hiệu quả sử dụng đất càng cao trong xây dựng

. Độ che phủ đất :

Sr + Sq

P = x 100 S

Trong đó :

P : Độ che phủ đất (%)

Sr : Diện tích đất lâm nghiệp có rừng (ha) Sq : Diện tích đất cây lâu năm (ha)

P xác định hiệu quả môi trường khi sử dụng đất, P càng lớn hiệu quả môi trường càng cao.

- Đánh giá tiềm năng đất đai và sự phù hợp của hiện trạng sử dụng đất :

Đánh giá khái quát chung về tiềm năng đất đai theo các ngành chủ đạo, các mục đích đặc thù.

Đánh giá về diện tích, vị trí phân bố, khả năng mở rộng, chuyển đổi mục đích sử dụng của từng loại đất.

- Nhóm đất nông nghiệp: đánh giá tính thích nghi, sự phù hợp của hiện trạng sử dụng đất so với tiềm năng đất đai, khả năng chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế nông nghiệp đã được xác định.

- Nhóm đất phi nông nghiệp: đánh giá tính phù hợp hoặc không phù hợp của việc sử dụng đất ở trong khu dân cư, sử dụng đất để xây dựng các khu hành chính, các công trình công nghiệp, khu dịch vụ, khu di tích lịch sử, văn hoá, danh lam, thắng cảnh, quốc phòng an ninh,…

- Nhóm đất chưa sử dụng: đánh giá tiềm năng khai thác đưa vào sử dụng cho các mục đích nông nghiệp, phi nông nghiệp.

* Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kỳ trước

Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ trước.

Phân tích đánh giá kết quả (số lượng, chất lượng) thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch kỳ trước.

- Đánh giá kết quả về chỉ tiêu chuyển đổi giữa các loại đất.

- Đánh giá chỉ tiêu chuyển đất chưa sử dụng vào sử dụng cho các mục đích.

- Đánh giá tổng hợp những mặt tích cực, tồn tại chủ yếu trong việc quản lý, sử dụng, biến động đất đai, thực hiện quy hoạch sử dụng đất, những nguyên nhân tồn tại yếu kém trong việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất

Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất kỳ trước.

- Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất kỳ trước.

- Đánh giá kết quả về chỉ tiêu chuyển đổi giữa các loại đất.

- Đánh giá chỉ tiêu chuyển đất chưa sử dụng vào sử dụng cho các mục đích.

- Đánh giá tiến độ thực hiện kế hoạch sử dụng đất, kết quả thu hồi đất, việc xử lý tình trạng quy hoạch treo.

- Đánh giá tổng hợp những mặt tích cực, tồn tại chủ yếu trong việc quản lý, sử dụng biến động đất đai, thực hiện kế hoạch sử dụng đất những nguyên nhân tồn tại yếu kém trong việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất

* Xử lý và hoàn thiện bản đồ hiện trạng sử dụng đất

* Phân tích, đánh giá tiềm năng đất đai phục vụ chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất; mở rộng khu dân cư và phát triển cơ sở hạ tầng

* Xây dựng các báo cáo phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và biến đổi khí hậu; hiện trạng sử dụng đất; kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ trước và tiềm năng đất đai

* Xử lý và hoàn thiện bản đồ chuyên đề đã có (bản đồ địa hình, bản đồ mạng lưới cơ sở hạ tầng …).

* Hội thảo

* Đánh giá, nghiệm thu.

2.3. Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất

Mục tiêu: xác định phương hướng, mục tiêu khai thác sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả toàn bộ quỹ đất đến năm định hình quy hoạch; xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất chi tiết phù hợp, đáp ứng nhu cầu về đất để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội, quốc phòng an ninh và bảo vệ môi trường sinh thái trên địa bàn xã trong kỳ quy hoạch. Đề xuất các giải pháp thực hiện quy hoạch sử dụng đất chi tiết, các biện pháp sử dụng, bảo vệ , cải tạo đất và bảo vệ môi trường sinh thái.

Sản phẩm của bước 4 là báo cáo chuyên đề về phương án quy hoạch sử dụng đất (kèm theo các biểu đồ, sơ đồ, bản đồ thu nhỏ, các bảng biểu số liệu); bản đồ quy hoạch sử dụng đất chi tiết và bản đồ quy hoạch sử dụng đất tổng hợp.

Trình tự, nội dung được thực hiện như sau:

* Thu thập thông tin về phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của xã trong kỳ quy hoạch.

Một phần của tài liệu Tài liệu tập huấn cán bộ xã Quản lý nhà nước về tài nguyên thiên nhiên và môi trường (Trang 98 - 113)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(332 trang)
w