ĐO VÀ VẼ TRÍCH THỬA

Một phần của tài liệu Tài liệu tập huấn cán bộ xã Quản lý nhà nước về tài nguyên thiên nhiên và môi trường (Trang 183 - 186)

BÀI 6: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KHOÁNG SẢN

V. ĐO VÀ VẼ TRÍCH THỬA

Trong thực tế hiện nay công tác đo trích thửa được sử dụng nhiều trong công tác địa chính nhất là phục vụ cho công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Đo trích thửa là thể hiện riêng từng thửa lên tờ giấy trích đo. Tuỳ theo kích thước thửa thực tế mà qui định tỷ lệ trích đo là bao nhiêu cho thích hợp.

Thường tỷ lệ trích đo thửa là 1: 500 hoặc 1: 200.

2. Phương pháp đo và vẽ trích thửa

Trích đo là tiến hành đo bằng thước dây tất cả các cạnh của thửa cần trích đo tại thực địa, đo đến cm.

Khi chuyển vẽ thửa lên tờ trích đo lấy các góc của thửa trên bản đồ địa chính để dựng hình, lấy cạnh đo trực tiếp bằng thước dây ở thực địa thu theo tỷ lệ bản đồ.

Trên tờ trích đo phải ghi đầy đủ hướng bắc, chiều dài các cạnh đến cm, ghi chú các đặc điểm giáp biên của thửa trích đó, như giáp thửa nào, nếu là thổ cư ghi rõ tên chủ hộ (hình 22).

VI. MỐC RANH GIỚI

Hình 22

B

1. Cắm mốc ranh giới

Ranh giới của xã, phường, thị trấn có thể là ranh giới cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh hoặc cấp quốc gia. Vì vậy khi cắm mốc ranh phải chọn ranh giới cấp cao nhất để cắm mốc theo cấp đó. Các mốc ranh giới được làm bằng bê tông, có tên, có số thứ tự. Mốc ranh giới sau khi cắm xong ở thực địa, có sơ đồ ghi lại và có ít nhất là 3 khoảng cách từ mốc ranh giới đó đến các điểm địa vật cố định, ổn định và lâu dài, ghi tên địa vật có điểm đó cụ thể (hình 23).

2. Phục hồi mốc ranh giới bị mất

Đối với những trường hợp mốc ranh giới bị mất, cần phải phục vụ hồi, tiến hành như sau, dựa trên sơ đồ mốc ranh giới đã cắm trước dây, căn cứ vào các địa vật cố định đã được ghi tên trên sơ đồ, dùng thước dây đo các cung từ các điểm đó, tìm điểm cắt nhau đo từ 3 điểm đến theo khoảng cách đã ghi trên sơ đồ, được điểm mốc ranh giới. Dùng mốc mới chôn tại điểm vừa xác định.

3. Quản lý bản đồ địa chính

Bản đồ địa chính là tài liệu cơ bản phục vụ cho ngành quản lý đất đai trong các công tác như đăng ký thống kê đất đai, quy hoạch phân bổ sử dụng đất, thanh tra – kiểm tra đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất… Vì vậy bản đồ địa chính phải được quản lý chặt chẽ, có hệ thống. Đối với cấp xã bản đồ địa chính là các bản sao, để bảo quản lâu dài phải có tủ đựng bản đồ. Bản đồ phải được sắp xếp theo thứ tự phân mảnh, theo khu vực. Các tờ bản đồ nên đánh từ số nào đến số nào để thuận tiện khi tra cứu.

PHẦN THỰC HÀNH

Để phục vụ cho phần thực hành cho môn học sử dụng và chỉnh lý bản đồ địa chính yêu cầu:

1- VỀ DỤNG CỤ

- Thước dây vải 30m

- Thước nhựa thẳng dài 30cm

Hình 23

Ông Bồng

- Bộ que dấu (6 que) - Bút chì, bút mực đỏ 2- TỔ NHÓM THỰC HÀNH

Một nhóm có từ 3 đến 4 học viên, mỗi nhóm được trang bị 1 thước dây, 1 thước nhựa thẳng, 1 bộ que dấu, 1 bút chì và 1 bút mực đỏ.

3- GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Chuẩn bị sẵn một số bài tập thực hành. Hướng dẫn cụ thể chi tiết, thao tác làm mẫu.

4- HỌC VIÊN THỰC HÀNH

Học viên làm theo các công việc do giáo viên hướng dẫn và yêu cầu.

CÁC BÀI TẬP THỰC HÀNH:

Bài tập 1: Dùng thước dây đo chiều dài 3 đến 5 đoạn thẳng, tính kết quả đo và đánh giá độ chính xác.

Bài tập 2 : Sử dụng thước tỷ lệ thẳng để tính khoảng cách từ thực địa đưa lên bản đồ và tính từ bản đồ ra thực địa từ 5 đến 10 đoạn thẳng.

Bài tập 3: Tính diện tích 10 đến 15 thửa đất có trên bản đồ theo phương pháp phân thửa ra các hình tam giác và phương pháp đếm ô khi theo tỷ lệ 1/1000;

1/2000; 1/5000 và 1/10000.

Bài tập 4: Định hướng tờ bản đồ địa chính theo hướng đã biết hoặc theo địa vật.

Bài tập 5: Đo và vẽ trích thửa từ 5 đến 10 thửa theo tỷ lệ 1/500; 1/1000;

1/2000 và 1/5000.

Bài tập 6: Chuyển các thửa đất có biến động ngoài thực lên bản đồ địa chính (chỉnh lý từ 5 đến 10 thửa) theo các số liệu khác nhau.

Bài tập 7: Chuyển các thửa đất có biến động trên bản đồ địa chính ra thực địa (chỉnh lý từ 3 đến 5 thửa ) theo các số liệu khác nhau.

CHUYÊN ĐỀ 4: ĐĂNG KÝ, THỐNG KÊ ĐẤT ĐAI VÀ QUẢN LÝ HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH

Bài 1. ĐĂNG KÝ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT LẦN ĐẦU - LẬP HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN

Một phần của tài liệu Tài liệu tập huấn cán bộ xã Quản lý nhà nước về tài nguyên thiên nhiên và môi trường (Trang 183 - 186)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(332 trang)
w