TÀI NGUYÊN ĐẤT, TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ KHOÁNG SẢN

Một phần của tài liệu Tài liệu tập huấn cán bộ xã Quản lý nhà nước về tài nguyên thiên nhiên và môi trường (Trang 307 - 318)

Bài 4: MỘT SỐ TÌNH HUỐNG GIẢI QUYẾT CÁC VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG Ở CƠ SỞ

I. TÀI NGUYÊN ĐẤT, TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ KHOÁNG SẢN

1. Xử lý một số tình huống trong lĩnh vực tài nguyên đất

1.1. Trường hợp đòi lại đất đã chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp:

a. Tình huống 1. Nhiều gia đình ở xã, phường, thị trấn sau khi xây dựng gia đình cho con trai, hoặc gả chồng cho con gái, đã chuyển nhượng một phần đất thổ cư của minh cho con làm nhà ở. Một thời gian sau, do không may, con trai hoặc con gái bị chết, do đó con dâu đi bước nữa, con rể đi lấy vợ khác, gia đình nhà chồng cũ hoặc nhà vợ cũ đòi lại số đất đã chuyển nhượng, dẫn đến sự tranh chấp, đề nghị UBND xã, phường, thị trấn giải quyết.

* Yêu cầu và giải pháp giải quyết

- Uỷ ban nhân dân xã cử cán bộ địa chính- xây dựng đến xem xét một cách

đầy đủ diễn biến của sự việc. Chú ý là phải ghi đầy đủ lời trình bày của các bên.

- Kiểm tra lịa toàn bộ hồ sơ giấy tờ pháp lý có liên quan đến diện tích đất đang tranh chấp.

- Mời các bên tranh chấp lên trụ sở UBND xã để giải quyết. Việc giải quyết trước hết trên tinh thần hoà giải. Dựa vào pháp luật và chính sách của Nhà nước về đất đai để giải quyết theo các bước sau đây:

+ Nếu đất chuyển nhượng quyền sử dụng đã được hợp thức hoá theo đúng quy định của pháp luật đất đai thì gia đình của nhà chồng hoặc vợ trước không được quyền đòi lại đấtở trên – áp dụng Điều 10 Luật Đất đai 2003.

+ Nếu đất đã được chuyển nhượng quyền sử dụng trên thực tế từ lâu nhưng về mặt văn bản giấy tờ chưa tiến hành làm thì UBND xã phải tiến hành các thủ tục theo đúng pháp luật để bảo vệ quyền lợi cho vợ hoặc chồng của người quá cố.

+ Nếu việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất đai mới chỉ thoả thuận bằng miệng, người được chuyển nhượng chưa nhận đất và giấy tờ thủ tục chưa làm theo đúng quy định của pháp luật thì UBND xã phải xem xét điều chính đất đai một cách hợp lý bảo đảm cho mọi người có đất để sản xuất nông nghiệp và có đất để ổn định nhà ở theo đúng chủ trương của Đảng và quy định của pháp luật đất đai hiện hành.

a. Tình huống 2. Bố mẹ bán nhà và đất ở cho người khác nhưng không cho con cái biết hoặc con cái không đồng ý bán. Sau khi bố mẹ mất con cái đòi lại đất do bố mẹ mình đã chuyển quyền sử dụng cho người khác, dẫn đến sự tranh chấp, đề nghị UBND xã giải quyết.

Yêu cầu và giải pháp giải quyết

- UBND xã cử cán bộ địa chính, xây dựng đến nắm lại một cách đầy đủ, chính xác việc mua bán chuyển nhượng nhà và đất giữa các bên.

- Nắm tình hình dư luận của quần chúng nhân dân xung quanh về việc mua bán chuyển nhượng giữa các bên trước đây, đặc biệt là thu thập nghe ý kiến của những người già trong gia tộc.

- Ghi lời khai của một số người biết rõ sự việc để làm tài liệu tham khảo trong khi giải quyết.

- Áp dụng các biện pháp nhăn chặn không để xảy ra tình trạng tranh chấp, xô xát như giải thích, động viên các bên tự kiềm chế, bình tĩnh chờ giải quyết, dùng người có uy tín trong gia tộc để khuyên can.

- Mời các bên lên trụ sở UBND xã để hoà giải, tạo điều kiện cho các bên bàn bạc, dàn xếp với nhau. Nếu không tự hoà giải được thì UBND xã, phường, thị trấn căn cứ vào thẩm quyền đã được quy định phân cấp tại Điều 136 Luật Đất đai năm 2003 để giải quyết.

1.2. Trường hợp không thi hành quyết định thu hồi đất để xây dựng các công trình phúc lợi công cộng và phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng.

Tình huống

Khi cải tạo, xây dựng mới các công trình công cộng như đường xá, trường học, trạm xá, nhà văn hoá; các dự án phát triển nhà ở; xây dựng khu công nghiệp, khu kinh tế..., đòi hỏi phải thu hồi đất đai, di chuyển, sắp xếp lại các cụm dân cư. Có gia đình không chịu di chuyển với những lý do khác nhau.

UBND xã phải giải quyết.

Yêu cầu và giải pháp giải quyết

- UBND xã xem lại cơ sở pháp lý của việc xây dựng mới, cải lại:

+ Đã có Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh về xây dựng cải tạo lại các công trình, dự án đó và Nghị quyết đó đã giao cho UBND cùng cấp tổ chức thực hiện chưa ?

+ Đã có văn bản đề nghị của UBND xã và được cơ quan cấp trên có thẩm quyền chuẩn y về việc cải tạo, xây dựng mới các công trình đó chưa?

- Tổ chức kiểm tra lại toàn bộ tính hợp lý, hợp pháp của các công trình, dự án như: các tài liệu giấy tờ pháp lý có liên quan đến toàn bộ công trình, dự án đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; vị trí, quy mô của công trình, dự án.

Nếu phát hiện thấy có vấn đề chưa thật hợp lý, hợp pháp thì cần phải đề nghị hoàn chỉnh bổ sung cho phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.

- Tổ chức gặp mặt các hộ phải di chuyển để tìm hiểu, giải thích thêm và trực tiếp nghe những ý kiến đề xuất và những nguyên nhân dẫn đến việc không chấp hành của họ. Từ đó đưa ra các giải pháp cho từng trường hợp. Sau cuộc họp đó, tình hình có thể dẫn đến các khả năng như sau:

+ Các hộ không di chuyển do việc đền bù không thoả đáng. Đối với trường hợp này, UBND cần tiến hành thêm các bước sau đây:

Thứ nhất: Tính toán xem xét lại việc đền bù, nếu việc tính toán lại thấy đã hợp lý thì giải thích cho họ rõ. Nếu tính toán trước đây chưa hợp lý thì điều chỉnh cho hợp lý với tinh thần bảo đảm quyền lợi chính đáng cho người dân.

Thứ hai: Công khai việc tính toán đền bù và có thể tổ chức lấy ý kiến rộng rãi của quần chúng- nếu đưa ra tranh thủ lấy ý kiến của qùân chúng thì phải chuẩn bị kỹ các mặt: danh mục các khoản tiền đền bù, những quy định của Đảng và Nhà nước về vấn đề này, đặc biệt là Luật đất đai 2003 và Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; Thông tư số 116/2004/TT-BTC ngày 07/12/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 197/2004/NĐ- CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;Thông tư số 69/2006/TT-BTC ngày 02/8/2006 của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung Thông tư số 116/2004/TT-BTC ngày 7/12/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 3/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT ngày 01/10/2009 của Bộ Tài

nguyên và Môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và trình tự, thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất...

Thứ ba: Sau khi tính toán lại và tham khảo ý kiến quần chúng nếu thấy cần thiết thì điều chỉnh mức đền bù và thông báo đến từng người có trách nhiệm và phải thực hiện việc di chuyển. Nội dung thông báo phải nói rõ: mức đền bù theo mới hoặc bổ sung thêm, thời hạn cuối cùng phải di chuyển, trách nhiệm của họ phải chịu nếu như tiến độ công trình bị chậm lại do khâu di chuyển không đảm bảo thời gian.

Tất cả các bước tiến hành đều nghi văn bản và lưu hồ sơ.

+ Không di chuyển do yếu tố tâm lý tác động như: nhà cửa, vườn tược do cha ông để lại, nhà đang làm ăn phát đạt, đất ở mới không thích hợp do xa đường lớn, xa trường học, xa chợ, địa thế không đẹp, đất xấu, đất nguyên là vườn bỏ hoang...

Đối với trường hợp này thì UBND xã cần tiến hành các bước sau:

. Chủ tịch hoặc phó Chủ tịch xã trực tiếp gặp gỡ, giải thích, động viên họ đến chỗ ở mới vì lợi ích chung trong đó có bản thân họ.

. Bố trí những người trong gia tộc, đặc biệt là những người cao tuổi có uy tín trong gia tộc để thuyết phục, động viên.

. UBND xã xem xét lại nơi ở của họ chuyển đến có vấn đề nào chưa hợp lý. Nếu cần thiết và có thể theo đề nghị của họ thì chuyển cho họ địa điểm khác, nhưng vẫn phải trên cơ sở tuân thủ sự quy định của Luật Đất đai và các chính sách của Đảng và Nhà nước ta.

. Sau khi đã tiến hành thêm các bước cần thiết, xác định trách nhiệm của họ nếu không chấp hành quyết định của UBND có thẩm quyền.

+ Không di chuyển do sự kích động xúi dục của kẻ xấu có thể ở trong hoặc ngoài diện phải di dời. Trong trường hợp này phải tiến hành các bước sau:

. Tuyên truyền, giải thích cho quần chúng thấy rõ chủ trương đúng đắn của Hội đồng nhân và của các cấp chính quyền, vì lợi ích chung.

. Phó Chủ tịch kiêm trưởng công an xã, trực tiếp nắm tình hình, phát hiện các phần tử kích động, xúi dục. Khi phát hiện được phải củng cố tài liệu, chứng cứ để đua ra đấu tranh công khai trước quần chúng nhân dân.

Nếu kẻ xúi dục kích động nằm trong số phải di dời thì tập thể UBND xã, phường, thị trấn xem xét kỹ, cân nhắc các mặt và có thể chọn ngay những hộ đó làm trọng điểm và áp dụng các biện pháp cưỡng chế cần thiết trước.

. Đối với các hộ đã tự giáo di dời thì phải nhanh chóng giải phóng mặt banừg, tập kết vật liệu và tiến hành khởi công công trình gây khí thế chung.

. Sau khi đã tiến hành các bước công tác trên mà một số vẫn cố tình không chấp hành quyết định của chính quyền, cố tình chống đối cản trở việc thực hiện quyết định thì UBND xã, phường, thị trấn hoặc các cấp chính quyền cấp trên tiến hành sử dụng các biện pháp cưỡng chế.

* Khi tiến hành biện pháp cưỡng chế cần chú ý làm tốt các bước công tác sau:

+ Họp thảo luận, thống nhất chủ trương trong tập thể UBND, có thể mời các ban, ngành, đoàn thể quần chúng tham gia.

+ Báo cáo với cơ quan cấp trên xin ý kiến chỉ đạo cụ thể và xin tăng cường lực lượng giúp địa phương.

+ Tổ chức lực lượng thực hiện biện pháp cưỡng chế.

+ Tuyên truyền, giải thích để quần chúng hiểu và ủng hộ khi tiến hành cưỡng chế.

+ Tổ chức tốt việc thông tin liên lạc với UBND, công an, ban chỉ huy quân sự cấp trên để thông báo tình hình và xin ý kiến, xin tăng cường lực lượng khi cần thiết.

+ Tiến hành hoạt động cưỡng chế. Trong khi tiến hành cưỡng chế, nếu có hành động tụ tập, chống đối lại người thi hành nhiệm vụ thì lập hồ sơ xử lý như trường hợp vi phạm về an ninh chính trị và trật tư an toàn xã hội.

+ Sau khi tiến hành cưỡng chế tiếp tục làm công tác tư tưởng để ổn định tình hình. Đồng thời tiếp tục nắm chắc diễn biến tình hình phát hiện kịp thời kẻ xấu kích động quần chúng chống lại chính quyền, có biện pháp đấu tranh ngăn chặn, không để gây hậu quả xấu xảy ra.

c. Trường hợp chuyển quyền sử dụng đất trái phép.

- UBND xã, phường, thị trấn nắm tình hình cụ thể, chính xác việc chuyển quyền sử dụng đất trái phép giữa các bên thông qua người bán, người mua, người biết sự việc mua bán để nắm tình hình về diện tích đất mua bán, diễn biến của việc mua bán...

- Nếu việc mua bán chưa xong thì đình chỉ việc mua bán.

- Nếu việc mua bán đã xong thì lập biên bản về sự việc đó.

- UBND xã, phường, thị trấn yếu cầu các đương sự về trụ sở UBND và giải quyết như sau:

+ Làm các thủ tục đề nghị thu hồi đất đã mua bán trái phép.

+ Xoá bỏ hợp đồng mua bán đất đai.

+ Xử lý theo quy định của pháp luật đối với hành vi chuyển quyền sử dụng trái phép sau khi đã xem xét, cân nhắc kỹ các mặt.

d. Trường hợp giao đất sai thẩm quyền dẫn đến tranh chấp đất đai.

Mặc dù Điều 37 Luật Đất đai 2003 đã quy định rõ thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, song do không nắm vững pháp luật hoặc do động cơ cá nhân, một số cán bộ xã, phường, thị trấn đã ký quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đich, bao gồm cả việc giao đất cho những nhười chưa đủ điều kiện được giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, việc làm đó đã dẫn đến tranh chấp đất đai, gây mất ổn định ở địa

phương.

Yêu cầu và giải pháp giải quyết

Sau khi nhận được đơn của các đương sự đề nghị giải quyết, UBND xã cần tiến hành một số việc sau đây:

- UBND xã họp để xem xét và tự kiểm điểm về việc giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đich sử dụng đất sai ở những khâu nào: thẩm quyền, thủ tục, xác định đối tượng... xác định rõ trách nhiệm cá nhân trong việc ký quyết định giao đất không đúng thẩm quyền và xử lý kỷ luật thích đáng những người vi phạm.

- Mời những người có quyết định được giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất đến trụ sở UBND xã giải thích và nhận thiếu sót về việc giao đất sai, cho thuê đất sai, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất sai và thu lại quyết định giao đất, quyết định cho thuê đất, hoặc quyết định cho phép chuyển mục đich sử dụng đất. Đồng thời UBND cũng xác định trách nhiệm hoàn tất hồ sơ gửi lên cấp có thẩm quyền để xin giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất cho những người có đủ điều kiện được giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.

- UBND xã thông báo những quyết định trên cho toàn thể nhân dân biết.

- Thu hồi toàn bộ số đất trên để sử dụng theo đúng quy định của nhà nước.

- Yêu cầu các hộ tháo dỡ bỏ nhà, lều quán... đã làm trên đất được cấp sai.

Nếu họ không tự giác chấp hành thì áp dụng biện pháp cưỡng chế, sau khi đã giải thích, thuyết phục đầy đủ.

- Đối với những trường hợp không có quyết định được giao đất những chiếm đất làm nhà làm lều quán thì yêu cầu họ dỡ bỏ ngay. Nếu không chấp hành thì áp dụng biện pháp cưỡng chế thu hồi đất để sử dụng theo đúng quy định của pháp luật.

e. Trường hợp lấn, chiếm đất công dưới mọi hình thức

Trong thời gian qua, tình trạng lấn, chiếm đất dưới các hình thức như phá, lấn đường, lấn ao, hồ, mương máng thoát nước... để làm nhà, lều quán, canh tác...đã làm ảnh hưởng đến giao thông đi lại và vệ sinh môi trường. Do việc lấn chiếm đó, nhiều nơi đã dẫn đến tình trạng tranh cấp, xô xát gây hậu quả nghiêm trọng về tính mạng và tài sản của nhân dân, ảnh hưởng trực tiếp đến trật tư, an toàn của xã hội.

Yêu cầu và giải pháp giải quyết

Khi nhận được các thông tin, báo cáo trên, UBND xã cần tiến hành các bước sau:

- UBND xã cử cán bộ địa chính - xây dựng xuống để xem xét tại thực địa và lập biên bản về việc lấn, chiếm trên.

- Đối chiếu kiểm tra giữa thực địa và bản đồ của xã để đảm bảo chính xác, khách quan.

- Mời các hộ có hành vi lấn, chiếm đất lên trụ sở UBND xã để truyền đạt những nội dung sau:

+ Nói rõ hành vi của họ đã vi phạm pháp luật đất đai và vi phạm bộ luật hình sự nước CHXHXN Việt Nam.

+ Nói rõ tác hại của việc lấn chiếm đất đai của họ như đã làm cản trở giao thông, làm mất lối thoát nước, gây ứ đọng, làm ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường.

+ Tiến hành các biện pháp xử lý đối với những người có hành động trên như sau:

. Cảnh cáo về những hành vi vi phạm.

. Yêu cầu khôi phục lại phải được tiến hành dứt diểm trong một thời gian cụ thể như việc định thời gian phải dựa trên khối lượng công việc, khả năng lao động, điều kiện thời tiết... để đảm bảo khả năng thực tế trong việc hoàn thành khối lượng công việc.

Nếu những hộ nào không có khả năng để khôi phục các công trình thì xã, phường, thị trấn huy động xã viên làm và hộ đó chịu mọi phí tổn. Cần chú ý đến hoàn cảnh cụ thể nếu đúng thực tế là họ không thể có khả năng để khôi phục lại các công trình thì địa phương có sự xem xét miễn giảm một phần chi phí này cho họ.

+ Đối với hộ dây dưa, cố tình chống lại thì địa phương áp dụng biện pháp cưỡng chế để thu hồi đất và khôi phục công trình. Khi tiến hành các biện pháp cưỡng chế cần lưu ý:

. Phải có sự bàn bạc thống nhất cao trong UBND xã, phường, thị trấn, có thể mời đại diện các ban, ngành, đoàn thể quần chúng cùng tham dự, bàn bạc và thống nhất chủ trương.

. Tổ chức lực lượng để tiến hành cưỡng chế thật chu đáo và phải đề ra nhiều phương án đảm bảo tính chủ động.

. Báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo trực tiếp của cơ quan cấp trên, phải đảm bảo thông tin liên lạc thường xuyên với UBND cấp huyện, công an và Ban chỉ huy quân sự cấp trên.

. Làm tốt công tác tuyên truyền cho quần chúng trước khi tiến hành cưỡng chế để tranh thủ sự ủng hộ của quần chúng.

. Nắm chắc tình hình diễn biến của các đối tượng bị cưỡng chế, trước khi thực hiện các biện pháp cưỡng chế.

+ Sau khi tiến hành cưỡng chế, UBND xã cần họp rút kinh nghiệm và tiếp tục làm tốt công tác tư tưởng để đảm bảo ổn định tình hình.

g. Thu hồi đất và giao đất trong việc xây dựng chùa.

Trong thời gian gần đây ở nhiều địa phương, nhiều dòng họ tổ chức xây dựng nhà thờ, trong đó không ít trường hợp sử dụng cả đất canh tác để xây

Một phần của tài liệu Tài liệu tập huấn cán bộ xã Quản lý nhà nước về tài nguyên thiên nhiên và môi trường (Trang 307 - 318)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(332 trang)
w