BÀI 6: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KHOÁNG SẢN
I. TỶ LỆ BẢN ĐỒ
1. Khái niệm tỷ lệ bản đồ
Tất cả mọi vật thể trên mặt đất mà ta thường thấy như nhà cửa, đường sá, sông ngòi, cầu cống… hình dáng và kích thước đều rất lớn. Trong việc ứng dụng đo vẽ bản đồ lên mặt phẳng, để thể hiện các yếu tố đó ta không thể biểu thị nguyên dạng được, mà phải thu nhỏ nhiều lần với một quy định thống nhất. Mức độ thu nhỏ hình dáng kích thước của các yếu tố, nội dung từ thực địa lên bản đồ được gọi là tỷ lệ bản đồ.
1.1. Định nghĩa và công thức tính tỷ lệ bản đồ
Tỷ lệ bản đồ là tỷ số giữa khoảng cách đo được trên bản đồ so với khoảng cách tương ứng nằm ngang của nó ngoài thực địa.
Công thức tính tỷ lệ bản đồ Tỷ lệ bản đồ =
L
l (2)
l : là khoảng cách giữa 2 điểm trên bản đồ.
L : là khoảng cách giữa 2 điểm tương ứng nằm ngang ngoài thực địa.
Người ta chỉ dùng được bản đồ khi biết tỷ lệ của nó, do đó mỗi bản đồ đều phải ghi rõ tỷ lệ. Để thuận tiện cho việc sử dụng bản đồ được biểu thị dưới dạng phân số có tử số là 1 và mẫu số là số lần thu nhỏ từ thực địa lên bản đồ.
Tỷ lệ bản đồ có ký hỉệu là
L l M1=
, trong đó M là mẫu số của tỷ lệ bản đồ và là mức độ thu nhỏ từ thực địa lên bản đồ.
Ta có :
L l M 1 =
(3)
Tỷ lệ bản đồ không phải tỷ số toán học đơn thuần, mà nó có tác dụng quy định nội dung cho bản đồ.
Với các bản đồ tỷ lệ lớn thì phạm vi thể hiện nhỏ, cho nên có thể hiện các yếu tố từ thực địa lên bản đồ một cách chi tiết còn bản đồ tỷ lệ nhỏ do phạm vi thể hiện lớn nên chỉ thể hiện ở mức độ khái quát. Trong đo đạc do mục đích sử dụng, do yêu cầu công việc mà quy định tỷ lệ bản đồ ở tỷ lệ bao nhiêu cho phù hợp. Theo quy định tỷ lệ bản đồ được biểu thị bằng một phân số có tử số luôn luôn là 1, còn mẫu số là một số nguyên chẵn chục, chẵn trăm, chẵn ngàn...
Ví dụ 1: ;
5000
; 1 2000
; 1 1000
1 …..
Hoặc có thể viết: 1:1000; 1:2000; 1:5000…. Tỷ lệ bản đồ cho biết các độ lớn kích thước các đối tượng trên bản đồ nhỏ hơn các độ lớn, kích thước các vật thể tương ứng ở thực địa là bao nhiêu lần.
Ví dụ 2: Bản đồ tỷ lệ 1:2000 có nghĩa là nếu khoảng cách giữa hai điểm trên bản đồ đo được là 1cm thì khoảng cách tương ứng nằm ngang giữa hai điểm đó ở ngoài thực địa là 2000cm = 20m, nói một cách khác tỷ lệ 1:2000 có nghĩa là giá trị ở thực địa gấp 2000 lần giá trị tương ứng trên bản đồ.
1.2. Mảnh 1:1000
Được chia từ mảnh 1:2000 làm 4 phần. Như vậy, mảnh 1:1000 là khung ô vuông có kích thước thực tế là 0,5km x 0,5km, diện tích đo vẽ là 0,25km2 = 25ha. Giới hạn khung mảnh vẽ là 50cm x 50cm.
Số thứ tự mảnh vẽ được đánh theo a, b, c, d từ trái qua phải, từ trên xuống dưới. Tên 1:1000 là tên mảnh 1:2000 chứa nó với số thứ tự của mảnh qua gạch nối.
Ví dụ:
Hình 7 345 125 – 9 – a
345 125 – 9 – b 345 125 – 9 – c 345 125 – 9 – d
c
a b
d Mảnh 345 125 - 9
1.3. Mảnh 1:500
Mảnh 1:500 được chia từ mảnh 1:2000 làm 16 phần. Như vậy, mảnh bản đồ 1:500 là khung ô vuông là kích thước thực tế là 0,25km x 0,25km , diện tích đo vẽ là 0,625km2 = 6,25ha, giới hạn khung mảnh vẽ 50cm x 50cm. Số thứ tự ô vuông được đánh từ 1 đến 16 theo nguyên tắc từ trên xuống dưới, từ trái qua phải. Tên mảnh 1:500 là tên mảnh 1:2000 chứa nó, tiếp theo là gạch nối và số thứ tự của mảnh trong ngoặc đơn.
Ví dụ:
345 125 – 9 - (1) 345 125 – 9 - (2)
………..
345 125 – 9 - (16) 2. Tác dụng của tỷ lệ bản đồ
Khi biết tỷ lệ bản đồ, biết chiều dài 2 điểm trên bản đồ thì tính được khoảng cách tương ứng nằm ngang ngoài thực địa
Ví dụ 1: Trên bản đồ địa chính tỷ lệ 1/2000 đo được chiều dài giữa 2 điểm bằng 2 cm . Tính chiều dài nằm ngang của đoạn thẳng đó ở thực địa ?
ở đây M = 2000; ab = l = 2cm Tìm khoảng cách tương ứng AB = L =?
Từ công thức (3)
L = l x M Thay l = 2cm; M = 2000, thì:
L=2cm x 2000 =4000cm = 40m
Khoảng cách nằm ngang giữa hai điểm A và B ngoài thực địa là 40m.
Khi biết tỷ lệ bản đồ, biết khoảng cách nằm ngang giữa hai điểm ngoài thực địa, ta cũng tìm được khoảng cách của 2 điểm đó cần đưa lên bản đồ.
10
1 3
12 Mảnh 345 125 - 9
2
5 6
4
7 8
9 13 14
11 15 16 Hình 8
Ví dụ 2: Khi tỷ lệ bản đồ địa chính 1: 5000; Khoảng cách nằm ngang giữa 2 điểm A và B ngoài thực địa đo được 75m, tìm khoảng cách của 2 điểm tương ứng a và b trên bản đồ.
Theo công thức (3), có:
L l
M 1 = hoặc:
M l = L
Thay các giá trị L = 75m; M=5000 vào (b), thì:
m cm
l 1 , 5
5000 75000 5000
75 = =
=
Như vậy khoảng cách giữa 2 điểm a và b cần đưa lên bản đồ là 1,5cm.
3. Độ chính xác của tỷ lệ bản đồ
Khi tiến hành đo vẽ bản đồ, tuỳ theo yêu cầu về mức độ chi tiết, về độ chính xác để biểu thị các yếu tố tề mặt đất lên bản đồ và xác định tỷ lệ bản đồ.
Các yếu tố trên mặt đất có nhiều thể loại, đa dạng, kích thước lớn, bé khác nhau, nếu cứ biểu thị tất cả lên bản đồ sẽ dày đặc, chồng chéo lên nhau, khi sử dụng bản đồ sẽ khó đọc, khó phân biệt, có nhiều yếu tố khi thể hiện lên bản đồ chỉ là một dấu chấm nhỏ. Do vậy khi đo vẽ bản đồ cần phải dựa vào mục đích sử dụng, yêu cầu độ chính xác để lựa chọn tỷ lệ bản đồ cho thích hợp.
Qua thí nghiệm cho thấy mắt người chỉ có thể phân biệt được 2 điểm khác nhau với khoảng cách nhỏ nhất là 0,1mm, nếu <0,1mm thì sẽ nhìn thấy chúng là 1 điểm. Dựa trên cơ sở đó trong đo đạc người ta quy định mức độ thu nhỏ nhất của các yếu tố từ thực địa lên bản đồ là 0,1mm và được gọi là độ chính xác của tỷ lệ bản đồ.
Độ chính xác của tỷ lệ bản đồ là khoảng cách nằm ngang ngoài thực địa ứng với 0,1mm trên bản đồ theo tỷ lệ bản đồ đó.
Nếu gọi ∆L là độ chính xác của tỷ lệ bản đồ, thì : ∆L = 0,1mm x M (4)
Ví dụ: Độ chính xác của tỷ lệ bản đồ 1: 1000 là:
∆L = 0,1mm x1000 = 100mm = 0,1m Độ chính xác của tỷ lệ bản đồ 1:2000 là:
∆L= 0,1mm x 2000 = 200mm = 0,2m Độ chính xác của tỷ lệ bản đồ 1:5000 là:
∆L =0,1mm x 5000 = 500mm = 0,5m
Qua đó ta thấy khi bản đồ có tỷ lệ khác nhau, thì độ chính xác của tỷ lệ bản đồ đó cũng khác nhau; Bản đồ có tỷ lệ càng lớn thì độ chính xác càng cao và ngược lại.
Ví dụ: khi đo khoảng cách đối với bản đồ tỷ lệ 1:1000 ta cần đọc số đo khoảng cách ngoài thực địa đến 0,1m; còn bản đồ tỷ lệ 1:5000 khi đo khoảng cách ngoài thực địa chỉ cần đọc số đo khoảng cách đến 0,5m.
4. Thước tỷ lệ
Việc biểu thị tỷ lệ bản đồ dưới dạng phân số
M
1 trong đó M là độ thu nhỏ giữa thực địa so với bản đồ là gọn, đơn giản và dễ hiểu.
Song khi sử dụng bản đồ, khi đo vẽ bản đồ để có giá trị l, L ta phải thông qua tính toán mất nhiều thời gian và dễ bị nhầm lẫn. Để khắc phục các nhược điểm này người ta biểu thị tỷ lệ bản đồ bằng dạng hình vẽ trên giấy, trên tấm nhựa, trên kim loại và gọi là thước tỷ lệ.
Thước tỷ lệ gồm 2 loại:
Thước tỷ lệ thẳng.
Thước tỷ lệ xiên
Ở đây chỉ giới thiệu cách vẽ và cách sử dụng thước tỷ lệ thẳng.
4.1. Cấu tạo (cách vẽ) thước tỷ lệ thẳng
Thước tỷ lệ thẳng có thể vẽ trên giấy, trên nhựa, hoặc trên kim loại như sau:
Vẽ một hình chữ nhật dài 6 đến 8cm, rộng 2 đến 5mm (nằm ngang). Chia hình chữ nhật đó làm nhiều phần bằng nhau, mỗi phần bằng 1cm hoặc 2cm bởi các vạch. Độ dài mỗi phần được gọi là một đơn vị cơ bản của thước.
Trên đơn vị cơ bản đầu tiên (bên trái thước) chia thành 10 phần hoặc 20 phần( khi đơn vị cơ bản bằng 2cm) bằng nhau, giá trị mỗi phần là 1/10 hoặc 1/20 của đơn vị cơ bản và bằng 1mm, và được gọi là đơn vị chia nhỏ nhất của thước (hình 8). Sau khi chia xong thực hiện ghi số trên thước tỷ lệ thẳng như sau:
Tại vạch bên phải của đơn vị cơ bản đầu tiên ghi số 0, còn các vạch khác của các đơn vị cơ bản ghi độ dài nằm ngang ngoài thực địa ứng với các đơn vị cơ bản tính từ vạch 0.
Ví dụ : Vẽ thước tỷ lệ thẳng tỷ lệ 1: 1000; có đơn vị cơ bản bằng 1cm (hình 8).
Tương tự như vậy khi vẽ thước tỷ lệ thẳng 1: 2000, nếu 1 đơn vị cơ bản bằng 2cm thì ta vẽ các đoạn thẳng có giá trị = 2cm; đoạn đầu tiên chia 20 phần
10 0 10 20 30 40m
Đơn vị cơ bản đầu tiên Một đơn vị cơ bản Hình 8
bằng nhau, vạch bên phải đơn vị cơ bản đầu tiên ghi số 0, vạch bên trái ghi số 40 (vì tỷ lệ bản đồ 1: 2000, 1cm trên bản đồ ứng với 20m ngoài thực địa), còn các vạch bên phải vạch 0 lần lượt ghi 40, 80, 120…
4.2. Sử dụng thước tỷ lệ thẳng
Khi có tỷ lệ thẳng, nếu biết khoảng cách giữa 2 điểm trên bản đồ thì tìm được khoảng cách tương ứng nằm ngang ở ngoài thực địa ngay ở trên thước tỷ lệ thẳng đó.
Ví dụ 1: Có thước tỷ lệ thẳng 1: 1000 (như hình 8); trên bản đồ tỷ lệ 1:1000 có 2 điểm a và b đo được 1,5cm, cần tìm khoảng cách nằm ngang tương ứng của 2 điểm đó ở ngoài thực địa.
Ta tiến hành như sau:
Dùng Compa đo, mở khẩu độ compa đúng bằng khoảng cách giứa 2 điểm a và b trên bản đồ, giữ nguyên khẩu độ compa đặt mũi compa bên phải rơi đúng vào một trong những vạch khắc ở bên phải vạch 0 của thước tỷ lệ thẳng (vào vạch 10, 20, 30…), còn mũi compa bên trái phải nằm trong đơn vị cơ bản đầu tiên, vì đơn vị cơ bản đầu tiên có tác dụng để xác định những giá trị nhỏ hơn đơn vị cơ bản một cách chính xác (đọc số chính xác đến 1/10 đơn vị chia nhỏ nhất trên thước).
Theo ví dụ trên ta có mũi compa bên phải trùng với vạch ghi số 10 (bên phải vạch 0 đơn vị cơ bản) mũi compa bên trái cách vạch 0 của đơn vị cơ bản đầu tiên 2 phân khoảng và cắt giữa phân khoảng thứ 3 của đơn vị cơ bản đầu tiên.
Như vậy khoảng cách nằm ngang giữa 2 điểm A và B ở thực địa là 10m+2 phân khoảng x 1m + 0,5 phân khoảng x 1m =12,5m
Tóm lại khoảng cách nằm ngang ngoài thực địa bằng tổng giá trị đọc được trên thước tỷ lệ thẳng tại 2 mũi compa bên phải và bên trái.
Chú ý: Khi đọc số ở mũi compa bên trái (trên đơn vị cơ bản đầu tiên) thì đọc chính xác đến 1/10 đơn vị chia nhỏ nhất trên thước (chính xác đến 1/10mm).
Khi biết tỷ lệ bản đồ và đo được khoảng cách nằm ngang giữa 2 điểm ngoài thực địa, cần chuyển khoảng cách đó lên bản đồ, thì tiến hành như sau:
Hình 9
Phân tích khoảng cách nằm ngang đo bằng tổng 2 số, số thứ nhất bằng tổng số chẵn của bội số đơn vị cơ bản; số thứ hai nhỏ hơn giá trị của đơn vị cơ bản.
Ví dụ 2: Có thước tỷ lệ thẳng 1: 1000; khoảng cách nằm ngang ngoài thực địa giữa 2 điểm bằng 26m, cần đưa khoảng cách này lên bản đồ có tỷ lệ 1: 1000
Gọi L là khoảng cách nằm ngang giữa 2 điểm = 26m.
L = 26m = 20m + 6m
(20m là bội số của hai đơn vị cơ bản: 6m có giá trị nhỏ hơn 10m ứng với 1 đơn vị cơ bản).
Để chuyển giá trị này lên bản đồ, dùng compa bên đặt mũi compa bên phải trùng vạch 20 trên thước tỷ lệ thẳng, mũi compa bên trái đúng vạch thứ 6 của đơn vị cơ bản đầu tiên (vì vạch thứ 6 = 6mm ứng với 6m ngoài thực địa khi tỷ lệ 1: 1000).
Giữ nguyên khẩu độ compa và đặt lên bản đồ theo vị trí và hướng của 2 điểm cần xác định.