Khải niệm phân biệt đối xử theo giới tính

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Tâm lý học: Thực trạng cha mẹ phân biệt đối xử theo giới tính của con ở một số gia đình huyện Gò Công - tỉnh Tiền Giang (Trang 30 - 41)

Theo những gì vừa trình bày ở trên, thi định kiến giới là thái độ tiêu cực đổi với các cá nhân khác hoặc nhóm khác thi phân biệt đối xứ là hành động tiêu cực đối với những người này.

Phân biệt đối xử, theo các nha tâm lý học xã hội thì “Day là những hệ thông hành vi được thực hiện dựa trên cơ sở kết hợp giữa thành kiến va định

kiến” [15,173].

Theo Tran Thị Minh Đức thì “Thuat nhữ phân biệt doi xứ theo giới được

dùng dé mô tả hanh vi hưởng tới sự chống lại con người chi vì họ thuộc vẻ một nhóm cá biệt nào đó. Phan biệt đổi xử theo giới chủ yêu nói đến những hành vi phân biệt hoặc chống lại phụ nữ” [4, 18].

Phân biệt đói xử theo giới trong tâm lý học xã hội: "Được hiểu là sự biêu

hiện cua định kiến giới trong hành động" [4].

Theo “Hưởng dẫn lồng ghép giới trong hoạch định va thực thi chính sách"

cua Uy ban quốc gia vi sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam: phân biệt đổi xử theo

giới tinh “La bat ki sy phan biệt, loại trừ hay han chế nao dựa trên co sở giới tính có tác dụng hoặc nhằm mục dich làm tôn hại hoặc vô hiệu hỏa việc phụ

ni được công nhận, hưởng thụ hay thực hiện một cách bình đăng các quyền

con người va những quyền tự do cơ bản trong các lĩnh vực chính trị, kính tẻ,

2

xã hội, văn hóa, dan sự và các lĩnh vực khác, bat ké tình trạng hôn nhân của

họ” [41].

Trong Tóm tắt tình hình giới của Liên Hiệp Quốc tai Việt Nam thi phân

biệt đối xử theo giới tính được hiểu là: "Khi Nam giới hay phụ nữ bị đối xử khác nhau (bị hạn chế hay bị loại trừ) trong gia đình, ở nơi làm việc hoặc trong xã hội đo các quan niệm rap khuôn về giới — các quan niệm rap khuôn vẻ giới ngăn can họ trong việc hưởng thụ day đủ tiềm năng và quyền con

người cua họ [43].

Trong công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đổi xử với phụ nữ, thuật ngữ phân biệt đối xử được cho là: “Bat ki sự khác biệt, hạn chế hay loại

trừ nao dựa trên cơ sở giới tinh, có tác dụng hay mục đích ngan can, vô hiệu

hóa sự thừa nhận phụ nữ được hưởng quyền con người và quyên tự do cơ bản trong chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, dân sự hay bat kỳ lĩnh vực nào khác"

[44].

Từ các quan điểm trên về giới, giới tính, định kiến giới và phân biệt đối xử theo giới thì khi nhắc đến phân biệt đổi xử theo giới tính chúng tôi cho rằng Phân biệt đối xử theo giới tính là những nhận thức không đúng về

tiềm năng, năng lực của giới tính nam hay giới tính nữ do những định

kiến giới đã có trong xã hội từ trước. Từ đó dẫn đến những hành vi loại trừ hay hạn chế quyền con người, năng lực cá nhân của nữ giới hay nam

giới. Cụ thẻ trong đề tài này, phân biệt đôi xử theo giới tính được xem xét trên đối tượng là cha mẹ và con cái của họ. Trên cơ sở khái niệm về phân biệt đối

xử theo giới tính nay, chúng tôi nghiên cứu vả tìm hiểu sự phân biệt đối xử ở các mặt nhận thức, thái độ và hành vi cụ thể của cha mẹ đối với con cái của

họ.

24

* Các dạng phân biệt đối xử theo giới tính

Phân biệt đói xử theo giới tinh tồn tại đưới nhiều dang:

- O mức độ nhẹ. nó bao gom sự né tránh đơn giản.

- mức độ cao hơn, phân biệt đối xử có thể tạo ra sự ngăn cản trong công việc, cơ hội học tập, khả năng tiếp cận và hưởng lợi từ các nguồn đối với

phụ nữ.

- Sự phân biệt đối xử công khai, thể hiện qua những hành động tây chay

hoặc thù ghét mà chúng ta có thể quan sát thấy.

Hình thức phân biệt doi xử theo giới tính có hai chiều hướng nỏi rõ, đó là phân biệt đối xử với bản thân và phân biệt đối xứ với người khác:

- Phân biệt đối xử với ban thân: Thẻ hiện sự thay đổi hình ảnh của chính minh hoặc làm méo mỏ, biến dạng về bản thân. Điều nảy khiến chủ thé mang

định kiến giới có sự đánh giá không đúng vẻ bản thân mình.

- Phân biệt đối xử với người khác giới: Chúng ta đánh gia những phâm chat hay nhừng thanh đạt của người khác tùy theo những mong đợi, những

chuân mực của mình, trong đó hàm chứa sự so sánh xã hội, sự thừa nhận của

xã hội. Những mong đợi này đóng vai trò hướng dẫn hành vi của người mang định kiến giới một cách tiêu cực hay tích cực [4, 20].

Tuy nhiên, người phân biệt đối xử không phai lúc nào họ cũng thê hiện rõ

rang sự phân biệt của mình, họ thường sử dụng một vai dang tinh vi của phân

biệt đổi xử cho phép người có định kiến giới đấu đi xuất phát điểm tiêu cực

của mình.

Từ đó cho chúng ta thấy rằng: không phải tat cả những cá nhân có hành vi phân biệt đối xử đều thé hiện định kiến của minh dưới dang niềm tin, quan niệm, quan điêm hay ngôn tử, sự phân biệt doi xử một cách rõ ràng. Trong rat nhiều trường hợp cá nhân có sự phân biệt đối xử theo giới tính thế hiện định kiến của mình thông qua những cử chi phi ngôn ngữ, thông qua sắc mặt, thông qua những điệu bộ cơ thê hoặc thông qua sự phân biệt đối xử nghịch chiêu như một ban năng, như một sự vô thức [4, 20]. Thực chất, những hành

25

vụ này là những định kiến tra hình, điều nay cho thay sự tôn tại cua định kien trong hành vi phan biệt đổi xu cảng tro nén khó nhận biết.

ô Moi quan hệ giữa định kiến giới và phõn biệt đối xử theo giới tinh

Định kien giới và phân biệt doi xu theo giới là hai khai niệm thẻ hiện hai cap độ bat bình đăng khác nhau trong tương quan nam nữ.

- Vẻ học thuật, khái niệm định kiến giới được phân biệt rd ràng với khái niệm phân biệt đối xử: “Dinh kiến giới 14 một dạng biểu hiện thai độ phân biệt nam nữ, còn phân biệt đối xử theo giới là biểu hiện của định kiến giới

trong hành động.

- Vẻ hinh thức biêu hiện, định kiến giới thường dẫn đến hoặc gắn với sự

phân biệt đối xử theo giới. Chính vì the định kien giới thường được nhận biết,

mô ta va thẻ hiện ra ở các hành vi phân biệt doi xử theo giới. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, định kiến giới bị che giảu bởi những hình thức phân biệt

ứng xu tinh ví, ân dau sau những biểu hiện phi ngôn ngữ hoặc thẻ hiện ra o

mức độ ngón từ, lời nói [4, 21].

1.2.3. Lý luận về cha mẹ phân biệt đối xử theo giới tính của con

1.2.3.1. Khải niệm nhận thức - thai độ - hành vi:

a. Khái niệm nhận thức

Nhận thức là quá trình và kết qua phán anh, tái tạo thực tien vào trong dau

óc cua con người. Từ cảm giác, trị giác nhờ những thao tác cua tu duy như so

sánh, phan tích, tong hợp các đặc tinh cơ ban nhất của sự vật hiện tượng được khái quát lên thành những khái niệm trừu tượng vẻ chúng, rồi định hinh lại bằng từ ngữ dé lưu giữ và truyền lại cho nhau trong cộng đông xã hội như những nhận thức vẻ chúng. Như vậy, nhận thức chuyên tử giai đoạn cảm tinh

sang giai đoạn lý tính, nghĩa là đã chuyẻn từ những hiểu biết tan mạn bên ngoài thành những hiểu biết bén trong, sâu sắc va cơ ban làm tiền de hình

thành nên thẻ giới quan của cá nhân [16].

26

b. Khái niệm thái độ

Thai độ là xúc cam, tinh cảm, sự danh gia, sự lựa chon chu quan cua ca

nhân doi với những sự vật, hiện tượng có liên quan tới nhu cau va động cơ cua cá nhân đó [12]. "Hệ thống thai độ xác định nội dung của các trạng thai

tỉnh cảm, đặc điểm trí giác hiện thực, tính chất của những phản ứng và hành động", là "giai đoạn trung gian giữa một ý định nào đó với sự thực hiện cụ thẻ

trong thực tế ý định ấy" (8, 310].

c. Khái niệm hành vi

“Hanh vi là những biểu hiện bên ngoài của hoạt động, được điều chỉnh bơi cấu trúc tâm lý bên trong của chủ thé” [17, 6]. Như vậy, tuy hành vi là những biểu hiện ra bên ngoai (hành động, lời nói) nhưng lại thống nhất với cấu trúc tâm lý bên trong của nhân cách, là sự thong nhất giữa hình thức bên

ngoài và nội dung tâm lý bên trong. Do đó, có thê nói hành vi của con người là hệ thông các hanh động của một nhân cách có ý thức. Trong hành vi có thẻ hiện nhân cách. các đặc điểm tính cách, các nhu cau, tư tưởng. tình cảm, thị

hiểu của cá nhân [12], [10].

* Moi quan hệ giữa nhận thức - thái độ - hành vi

Những nguyên nhân gây nên tình cảm thường được chủ thẻ nhận thức một cách rd rang. Bên cạnh đó, thái độ muốn hình thành với một đổi tượng nào đỏ thì trước hết chủ thé phải cỏ nhận thức về đối tượng đó. Đôi khi, sự nhận thức nảy cân phải thật sâu sắc, toàn điện và rd ràng thì một thái độ mạnh mẽ, ôn

định mới có thẻ hình thành được. Bên cạnh đó, “Thai độ luôn chứa đựng một ý thức rd rang vẻ mục đích va hành động của chủ thẻ, có tác dung chi phối

nhất định hoạt động thực tién của cả nhân [10]. “Tinh cảm thường xác định

hành vi của con người, thúc đây con người hoạt động” [12]. Đôi với hành vi, thai độ có tác dụng kích thích hoặc là kiểm hãm. Nhưng ngược lại, tình cam cũng chịu sự kiểm soát của ý chí. Vi vậy, đôi khi cá nhân lại có những hành vi

trải ngược với tình cam, Tình cảm cũng là nguồn động lực mạnh mẽ kích

thích nhận thức của cá nhân [50],

27

Như vậy, khi cha mẹ có những nhận thức vê giới và giới tinh của con mình theo những gì đã phản ánh được từ thực tiễn cuộc sống của chính họ,

của cộng đồng, xã hội thì sẽ tạo nên thế giới quan của họ. Từ đó, họ sẽ có

những thái độ và hành vi tương ứng với sự nhận thức của mình. Một thực tế ma chúng ta không thẻ phủ nhận là xã hội ta vẫn còn những định kiến tiêu cực ve giới, đặc biệt là giới tính nữ. Vi thé, trong nhận thức của cha mẹ vẫn còn

những định kiến đó và thé hiện ra ngoài thông qua hành vi là điều ta có thé thay được.

1.2.3.2. Biêu hiện cha mẹ phân biệt đối xử theo giới tính của con ở các mặt

nhận thức — thái độ - hành vi:

Cha mẹ có sự phân biệt đối xứ với con của mình, bởi trong nhận thức của

họ vẫn ton tại những định kiến giới dành cho giới tinh của đứa trẻ khi nó được sinh ra. Nếu đứa trẻ được sinh ra là nam, thì cha mẹ sẽ đối xử với nó theo những định kiến về giới nam, nếu đứa trẻ là nữ thì cha mẹ sẽ đôi xứ với nó theo những định kiến dành cho giới nữ. Từ đó, dẫn đến sự phân biệt rd rang ở thái độ và hành vi của cha mẹ đối xử với con cái mình trong gia đình.

a. O mặt nhận thức

Tác gia Lê Thúy Hang trong nghiên cứu "Khác biệt giới trong dự định dau tư của bố mẹ cho việc học của con cái", được thực hiện trên 342 gia đình có cha mẹ ở độ tuổi sinh sau năm 1945 và có con từ 12 — 17 tuổi. Kết qua nghiên cứu cho thấy: các bậc cha mẹ vẫn còn những nhìn nhận “Con trai là mạnh mé và giỏi giang còn con gái thì yếu đuối và nhút nhát. Con trai được cha mẹ trông đợi là chỗ dựa về vật chat va và tinh thân khi ve gia và sẽ là người làm cho bố mẹ vinh hiển, trong khi đỏ mong mỏi lớn nhất đối với con

wm sẽ

gai là lớn lên lấy được chồng”, “76/ thì nghĩ là nên đâu tư cho con trai hơn con gái. Vì con gái thường yếu đuối, con trai bao giờ cũng mạnh mẽ hơn ma nói năng thi hơn con gái. Con gái thì nhiều khi nó nut rè nên chang làm được

gì đâu. Noi thi cứ bảo nhìn con trai con gái nó khác nhau chứ chỉ có con trai

28

nó mới biết phát huy hơn nên là nén đâu tu cho con trai hơn. Nếu chi hoi dau tư cho con nào hơn thì cho con trai là hơn rồi " (29).

Chính những nhận thức chưa đúng như thẻ da dẫn đến cha mẹ có những thái độ va hành vi làm hạn chế, thậm chi là dap tắt những nang lực cua con gái và dẫn đến những van dé xã hội như: tao hôn, trình độ học van của phụ nữ

thap hơn nam giới,...

Trong luận văn thạc sĩ của mình, Phạm Bích Hà đã đưa ra kết quả điều tra cho thấy cho thay, thực trạng nhận thức của cha mẹ về việc “đầu tư cho giáo dục” đôi với con trai và con gái trong gia đình là không công bang.

- - Khi được hỏi "Khi đầu tư giáo dục, con trai cần được ưu tiên hơn con

gái” thì có đến 11,3% nam giới vả 15,6% nữ giới trả lời đồng ý với nhận định

trên.

- Hay khi tìm hiểu lý do thôi học của các em từ cách suy nghĩ của các

bậc làm cha mẹ, thì kết quả nghiên cứu cho thấy: Ba lý do khiển con trai thôi học là: “Không có lớp học” (100%), “Không muốn hoc” 80,0%, “Học lực kém” và "Không thi đỗ” (50%). Ba lý do khiến con gái thôi học là: “Con gai không can học nhiều” (100%), “Hoe lực kém” (50,0%) và “Kho khăn vẻ kinh

tế" (25,5%) [47].

Điều này cho thấy trong nhận thức của các bậc cha mẹ vẫn còn tôn tại quan niệm con gái không cần học nhiều nên dẫn đến việc không cho con gái đi học, hay khi gia đình có khó khăn vé kinh tế thi con gái sẽ là đối tượng bị cho nghỉ

học.

Nghiên cứu của các tác gia Nanda Priya, Gautam Abhishek, Verma Ravi,

Khuất Thu Hong, Puri Mahesh, Tran Giang Linh, Tamang Jyotsna, Lamichhane Prabhat (2012) cho biết trong điều tra vẻ “Nhan thức về tam quan trọng của việc có con trai hay con gái", kết quả cho thấy trong nhóm

“Rat quan trọng” xu hướng ưa thích muốn có con trai cao gap hai lan so với ưa thích con gái (44% so với 26%) và ở nhóm “Quan trọng” cũng thê hiện rd sự phân biệt này với 46% so với 30%. Điều này chứng tỏ, cha mẹ vẫn yêu

29

thích ma muôn có, nhất định phải có được con trai, trong khi doi với con gái, thi các bậc cha mẹ không bắt buộc phải có [28].

Một nghiên cứu khác của Đoàn Kim Thăng cho biết, quan niệm “Nữ thân ngoại tộc”, “phải có con trai nối dòng” van còn chi phối dang kê đến người

dân: "Trong vòng ba mươi năm qua, 16 trong 400 gia đình ở Thai Binh chi

sinh con gái đã nuôi con trai người khác cùng chỉ mong muôn cỏ người thừa

tự" hay khi tác giả tiếp xúc với một số hộ nông dân ở Hà Sơn Bình và đặt câu hoi về việc “Tai sao gia đình không xây nhà cửa lớn?" đôi với những gia đình

giảu có hay đông con, thi câu trả lời nhận được là: “Khéng xây nhà to vi

không có con trai thừa kế”. Điều này cho thấy con trai vẫn còn vị trí và vai trò rất quan trọng trong nhận thức của cha mẹ về vẫn đề thừa tự tải sản của những

gia đình ở nông thôn [25].

b. Ở mặt thái độ

Nghiên cứu của Doan Kim Thang về “Quan niệm cua người nông dân vẻ de con trai và dé con gái” cho thay tâm lý của những người dân ở nông thôn

mong muôn có con trai và con gái cho vui cửa vui nhà. Tuy nhiên, thai độ cua

họ khi chưa có con trai và khi chưa có con gái là khác nhau: *Ở mức độ bình

thường thi khi chưa có con trai họ cam thấy 34,5% còn con gai là 77,8%: ở mức độ bản khoăn: con trai là 41,3% va con gái chỉ có 11,0 %; ở mức độ xấu ho: con trai là 7,0% va con gái thấp hơn với 5,6% và cuỗi cùng ở mức độ lo ngại: con trai là 17,2% trong khi con gái chỉ có 5,6%” [25]. Tác giả kết luận:

thai độ cua người dan vẻ việc có con trai va con gái là hoàn toàn khác nhau, họ vẫn mong chờ và yêu thích con trai hon con gái, họ cảm thay băn khoăn, xấu hỗ va lo ngại khi chưa có con trai gấp nhiều lần so với chưa có con gái, nêu chưa có con gái họ thấy bình thường ở mức độ cao hơn rất nhiều so với

chưa có con trai.

Cuộc điều tra do vụ Gia đình thuộc Uy Ban Dân số, Gia đình va Trẻ em thuộc Bộ Van Hóa, Thẻ Thao và Du Lịch thực hiện vào năm 2006, phôi hợp với Tổng Cục Thống kê và Viện nghiên cửu Gia đình và Giới, với sự hỗ trợ

30

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Tâm lý học: Thực trạng cha mẹ phân biệt đối xử theo giới tính của con ở một số gia đình huyện Gò Công - tỉnh Tiền Giang (Trang 30 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)