Lỗi về sử dụng phương tiện liên kết

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Ngữ văn: Lỗi đoạn văn của học sinh phổ thông trung học (Trang 42 - 47)

Theo các nhà nghiên cứu ngôn ngữ, các câu trong đoạn văn cũng như

các doan trong văn bản có mối quan hệ chặt chẽ, gắn bó với nhau. Chúng bổ

sung ý nghĩa cho nhau và cùng hướng đến việc thể hiện một chủ đề chung Ví

dụ như Nguyễn Trọng Báu, 1985 có viết : "Các câu tạo thành một mạng lưới

dày đặc của những quan hệ, trong đó từng câu phải nằm trong mạng lưới và gắn bó không thể tách rời các câu khác *°''' và “Liên kết liên câu không chỉ liên kết

các câu lại với nhau mà còn liên kết cả những đơn vị lớn hơn câu như : các

đoạn văn, các chương các phần... khác nhau của văn bản để tạo nên một khối thống nhất chặt chẽ về ý nghĩa và cấu trúc”. Hoặc Trịnh Sâm - Nguyễn Ngọc

Thanh, 1997 cũng có ý kiến tương tư : *Cũng như câu trong văn bản, các đoạn văn trong văn bản không phải tồn tại một cách cô lập. Trái lại, chúng nó quan

hệ gắn bó với nhau, sư liên hệ aày gọi là sự liên kết (cohesion) và có thể mô hình hóa được. ''?

1. Nguyễn Trọng Bau, và các tác giả khác, 1988, Sdd

13. Jyịnh Sâm - Nguyễn Ngọc Thanh, 1997. Sdd

Rag oe

Sự liên kết giữa câu với câu trong đoan và giữa các đoạn trong văn bản

có ý nghĩa tối quan trong để tạo nén nội dung cho đoạn văn cũng như cho cả

văn bản. “Nhân tố quyết dinh cho việc biến một chuỗi câu trở thành một văn

bản chính là sư liên kết”/Sư liên kết ấy được thực hiện nhờ một hệ thống các

phương tiên liên kết. Đó là các từ ngữ liên kết (liên kết ở cấp, độ câu và đoạn văn) và câu nối (liên kết ở cấp độ đoan văn). Héthéng phương tiện nay có vai

trò hết sức quan trọng bởi vì nhờ chúng liên kết cdc đơn vị ngôn ngữ lại mà chủ

đề, nội dung của đoạn (văn bản) mới được thể hiện. Hay nói khác đi, nếu

không có phương tiên liên kết, đoạn văn và văn bản chỉ là những chuỗi rời rạc,

vô nghĩa. . :

Từ những điều trình bày ở trên, có thể nói ring những vi phạm trong việc sử đụng phương tiện liên kết đều ảnh hưởng rất lớn (theo hướng xấu) đến

nội dung của đoạn văn vã cả văn bản. Theo chúng tôi, đây là một loại lỗi thuộc

về đoạn văn cần phải hết sức lưu ý.

Khảo sất bài văn của học sinh phổ thông trung hoc, chúng tôi thấy các em thường mắc lỗi khi sử dung các phương tiện liên kết. Căn cứ vào phạm vi của các lỗi vi phạm, chúng tôi bước đầu phân lỗi về sử dụng phương tiện liên

kết làm hai loại : liên kết nôi chỉ và liền kết ngoại chỉ.

>—

Ở đây, chúng 4 in phải nói qua một chút về khaí niệm liên kết nội

chỉ và liên kết ngoại chỉ. Hai khzí niệm liên kết nồi chỉ và liên kết ngoại chỉ

được dùng ở đây có phần khác với cách hình dung của các nhà dụng học.

Để tiện việc miêu tả, liên kết nội chi chúng tôi hình dung đơn giản là liên kết

trong lòng một đoạn văn, còn liên kết ngoại chỉ là bên giữa các đoạn văn

trong văn bản.

Có tác giả dùng "liên kết hướng nôi” và "liên kết hướng ngoại” như hai khái niệm tương ứng với cách dùng của chúng tôi. Nhưng cách dùng ấy ở đây lai quá rộng, liên kết giữa các bộ phân của một câu là liên kết hướng nội,

giữa các câu với câu là hướng ngoại, liên kết giữa các câu trong nội bộ một đoạn cũng là hướng nôi, giữa đoạn và đoan cũng là hướng ngoại... Nói tóm lại

là rất khó hình dung.

Sau đây, chúng tôi sẽ đi vào miều tả, phần loại các lỗi về phương tiện

liên kết một cách cu thể :

Căn cứ vào sự tồn tại và ý nghĩa của các phương tiện liên kết trong /

đoạn văn, chúng tôi chia lỗi "liên kết nội chỉ” thành hai tiểu loại : |

7.1.1. Thiếu phương tiện liên kết : 0

?

Đoạn văn thiếu phương tiện liên kết là đoạn văn không có hoặc không có đủ các từ ngữ liên kết khiến cho các câu trong đoạn rời rac, không có su

mach lạc về ý. Vi vậy đoạn văn rất khó hiểu,

Ví dụ 35 :

Bài thơ đã sử dụng những tit ngữ chân thành hiện thực. Bài thơ tha thiết

khiến cho moi người đều thông cẩm với nỗi niềm của người dân. Nó đã phản ánh cái hiện thực thời bấy giờ. Nhà thơ Nguyễn Khuyến xứng đáng là nhà thơ nông thôn. Trong thơ ông cuộc sống luôn táng thiếu, nghèo khổ.

(Nguyễn Vân Thanh- lớp 11D -

Trường Nguyễn Thị Diệu- TP.HCM).

Ví dụ 36 :

Tết là báo hiệu một maa xuân mới. Mùa xuân bao giờ cũng vui tươi, đông đác. Nhưng sao năm nay cảnh vật lại buồn té và hiu hắt, năm mới bắt đầu

bằng mội tiếng pháo. Thiên tai, lũ lụt, chiến tranh đã cướp di hy vọng, cướp đi

nu cười, cái tực lệ ngày xưa của nhân dân ta.

(Nguyễn Văn Thành- Lap 11D -

Trường Nguyễn Thị Diệu- TP.HCM).

Trang 40

Đoan (35) có 5 câu, ba câu thơ trên có liên kết với nhau (phương tiện

liên kết là danh từ “bai thơ” và đại từ “n6") nhưng giữa ba câu đó với hai câu

cuối không có sự liên hệ vì không có phương tiện liên kết để kết dính các câu

này lại với nhau.

Đoạn văn (36) có bốn câu, ba câu đầu liên kết với nhau vì chúng xoay quanh chủ đề “mia xuân” và giữa chúng có các phương tiện liên kết như ngữ danh từ “mùa xuân”, từ nối “nhưng”... Nhưng giữa ba câu trên với câu cuối thì quan hệ quá lỏng lẻo vì thiếu từ, ngữ dùng để liên kết Chính vì vậy mà nội dung của đoạn không mạch lạc, nhất quán, làm người đọc rất khó khăn trong

việc tiếp nhận văn bản.

7.1.2. Dùng sai phương tiện liên kết.

Dùng sai phương tiện liên kết là hiện tượng đoạn văn có những từ ngữ dùng để liên kết các câu trong đoạn với nhau không phù hợp. Nghĩa là các

phương tiện liên kết này bị đặt không đúng chỗ nên nó không phát huy được |

khả năng và tác dụng nối kết của nó, làm cho các câu không những không liên / kết mà thậm chí còn làm chúng đối lập, loại trừ lẫn nhau. Do vậy, đoạn văn

mắc lỗi này thường có những điều vô lý, nhiều khi cả đoạn vô nghĩa.

Ví dụ 37 :

Bao nhiêu kỷ niệm đẹp dé ấy làm cho tình bạn giữa hai người càng thêm `

khẳng khít. Nhưng khi nghe tin bạn mất, tác gid bàng hoàng, đau xót, khôngtin `

ngay vào sự thật ấy. Đó là một mất mát lớn lao. Nó đến vào lac bất ngờ nhất, )

không ai ngờ đến.

(Phan Bá Nhật - Láp 11A5 -

Trường Trần Văn Quan - Bà Rịa Vũng Tau).

Ví dụ 38 :

Truyện cổ tích là những câu chuyện huyền bí về những loại nhân vật :

xấu xí, ngốc nghếch, người em ut, người mồ côi, người con riêng... Tuy truyện cổ

tích không xảy ra trong thực tế nhưng vẫn lôi cuốn người đọc mọi thế hệ, thời đại.

Nhưng đằng sau câu chuyện lại còn có thêm những bài hoc dang giá, những kính nghiệm sống của con người.

(Quế Chi - Lớp 10Az9 -

Trường Mạc Dinh Chỉ - TP.HCM).

/ Doan (37) có bốn câu. Câu thứ nhất khẳng định tình cảm thắm thiết

/ của hai người ban (tác giả và bạn tác giả). Với mức độ tình cảm đó thì khi nghe

tin bạn mất, tác giả “bàng hoàng, đau xót, không tin ngay vào sự thật dy” là một lẽ đương nhiên. Nghĩa là để nối câu thứ nhất và câu thứ hai ta phải dùng từ

ngữ nối chỉ quan hệ nhân - quả (cho nên, bởi vây, nên...). Nhưng ở đây, học

sinh lại sử dung từ “nhưng” - từ chỉ quan hệ tương phản, trái ngược. Vì thế, mach văn không suôn sẻ, đoan văn trở nên vô lý, khập khiéng trong suy luận

của người đọc.

Tương tư; đoan (38) có câu thứ hai nêu một điều có tính chất nghịch thường “Tuy truyện cổ tích là những câu chuyện hoàn toàn không xảy ra trong thưc tế nhưng vẫn lôi cuốn người đọc mọi thế hệ, thời đại”. Và câu tiếp theo có tính chất như môt lời lý giải nguyên do vì đâu mà lại có điều đã nêu ở câu hai

“Pang sau câu chuyện lại còn có thêm những bài học đáng giá, những kinh

nghiệm sống của con người”. Vậy thì, đúng ra phương tiện để liên kết ở hai

câu này phải là các từ ngữ chỉ quan hệ giải thích (vì, bởi vì, cho nên...) Nhưng

ở đây, học sinh lại dùng từ nối chỉ quan hệ tương phản "nhưng”. Do vậy, tuy

có phương tiện liên kết nhưng hai câu đã nêu vẫn không gắn kết được với nhau, đoạn văn trở nên khó hiểu. Và như vậy, mục đích diễn đạt của đoạn văn không

đạt được.

Chúng tôi đưa thêm một ví dụ nữa để chúng ta nhận rõ hơn vấn đề này :

Ví dụ 39 :

Nguyễn Khuyến và Dương Khuê là đôi bạn tri kỷ. Khi nghe tin bạn mất.

Ông hết site đau xót. Ong đã làm bài thơ “ Khóc Dương Khuê” để bày tỏ tình cảm

của mình đối với bạn.

(Trần Thị Tuyết- Láp 11As- -

Trường Trần Văn Quan- Bà Rịa Vãng Tàu).

Ở đoạn văn (39), trong câu thứ hai học sinh dùng đại từ “6ng” thế cho

một trong hai người đã nêu ở câu thứ nhất (Nguyễn Khuyến và Dương Khuê).

Vì vậy, đoạn văn trở nên mơ hồ, người doc bin khoăn về việc ai chết và ai là

người đau xót. Nếu không có tựa bài thơ nêu tên người mất thì chắc chắn người /

đọc không thể đoán được ai viết bài thơ và ai khóc ai. /

/ Từ những điều nói trên, chúng ta đều thấy rõ hâu quả của việc dùng sai

¿ phương tiên liên kết. Đó là làm đoạn van khó hiểu và thậm chí có thể mất hết

\ hiệu quả diễn đạt. Đây là vấn đề rất cần phải lưu tâm trong khi dạy tiếng Việt

\ya tập làm văn cho học sinh phổ thông trung học.

7.2. Lỗi liên kết ngoại chỉ: „,- + -+- Ý* z be +

Lỗi liên kết ngoại chi là hiện tương các đoạn trong văn bản rời rac, các ` ý không liền lac để thể hiện chủ đề chung vì giữa chúng bị thiếu hay bị dùng sai các phương tiện liên kết Nghĩa là, về bản chất thì lỗi này giống như lỗi

"liên kết nội chỉ”, nhưng chỉ khác lôi đó ở phạm vi (giữa các đoạn văn) mà

thôi.

Tương tư như ở lỗi liên kết nội chỉ, chúng tôi tạm thời phân lỗi liên kết ngoai chỉ thành hai tiểu loai: Thiếu phương tiện liên kết và dùng sai phương tiện liên kết.

7.2.1. Thiếu phương tiện liên kết :

Hiện tương thiếu phương tiên liên kết ở đây xảy ra do học sinh không sử dụng hay dùng không đủ các phương tiện liên kết để nối các đoạn văn khi

làm bài văn. Bởi vậy, các đoạn văn đứng tách biệt cô lập với nhau, không thể \

kết dính với nhau để tao thành một thể thống nhất, trọn ven về nội dung va

hình thức (bài van),

Thông thường học sinh mắc lỗi này do sử dụng không đủ phương tiện liên kết, còn trường hợp cả bài không sử dung phương tiện liên kết thì hiếm khi gap.

Vi du 40:

(a) Nhitng bài học quý giá đó rất nhiều trong các truyện cổ tích. Vi dụ

như bài học làm việc phải tay theo hoàn cảnh mà làm, không đánh giá người khác về bề ngoài hay địa vị xã hội.

(b) Truyện cổ tích “Làm theo lời vợ dặn" là một bài học điển hình.

Chàng Ngấc là một người ngốc chưa từng thấy, làm việc y như lời vợ nó , thấy gi cũng làm y như lời vợ, làm một cách máy móc, không suy nghĩ và xử lý hoàn cảnh

một cách hợp lý.

(c) Từ câu truyện trên, ta thấy mỗi truyện đều có mot đặc trưng riêng và đưa ra những bài học cuốn hút nhiều người dù nó ở thời đại xa xưa.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Ngữ văn: Lỗi đoạn văn của học sinh phổ thông trung học (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)