Phong cách giảng dạy

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Tâm lý học: Một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dạy - học môn tâm lý học của sinh viên các trường sư phạm (Trang 30 - 33)

CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.3. Một số yếu tế ảnh hưởng đến chất lượng dạy - học môn Tâm lý

2.3.2 Phong cách giảng dạy

Nhiều người trong chúng ta vẫn dùng lẫn lộn “phong cách giảng dạy” và

"phương pháp giảng dạy”. Phong cách giảng dạy ở đây không phải là phương

pháp giảng dạy. Nó là kim chỉ nam cho cả nội dung, phương thức và phương

pháp giảng dạy. Nó thể hiện tổng hợp của rất nhiều yếu tố về tư tưởng, tình cảm, quan điểm lập trường, đạo đức, tác phong, tư duy, kiến thức,... của người

thầy giáo trong khi làm công tác giảng dạy. Nói cách khác “phong cách giảng

day phản ảnh phong cách sống, phong cách làm việc, suy nghĩ của thẩy giáo vào

trong công tác giảng dạy” [36,227]

27

Trong việc giảng dạy ở trường đại học, có nhiều quan điểm cho rằng “cần để cho người thay giáo hoàn toàn tự do, phóng khoáng, chọn cách day của mình không cần tuân theo những nguyên tắc chỉ đạo nào”. Tuy nhiên, cũng có nhiều quan điểm phản đối lại, cho rằng đó là quan điểm hạ thấp vai trò và trách nhiệm

của người thầy, hạn chế kết quả học tập của sinh viên.

Quan điểm đúng hơn cả về phong cách giảng dạy mới cho rằng tất cả thay

giáo đều phải tuân theo những nguyên tắc dạy học, trên cơ sở đó mỗi người phát huy óc sáng tạo của mình để tìm ra những phương pháp giảng dạy cụ thể, phù

hợp với điều kiện, hoàn cảnh, đem lại kết quả tốt nhất.

Trong các hoạt động của nhà trường thì hoạt động giảng dạy có một vị trí

hết sức quan trọng và đó cũng là hoạt động chiếm nhiều thời gian nhất của thầy và trò. Cho nên phong cách giảng dạy của thẩy cẩn phải tuân theo những nguyên tắc của nó.

© Nguyên tắc thứ nhất :

Thầy giáo phải có ý thức thường trực và có khả năng kết hợp một cách hữu cơ việc truyền thụ kiến thức và phương pháp khoa học với việc tích cực chủ động rèn luyện học sinh thành con người xã hội chủ nghĩa, đồng

thời cũng tự rèn luyện mình.

Tác dụng giáo dục bao giờ cũng là một tác dụng hai chiều : Người di giáo

dục người khác bao giờ cũng nhận được một sự giáo dục trở lại, qua quá

trình giảng dạy, người thầy như thấy mình trưởng thành lên nhờ sự cố gắng của bản thân và những tiến bộ của học sinh. Nhiệm vụ của nhà

trường là phải đào tạo ra những con người vừa có đức, vừa có tài, tức phải

có phẩm chất và năng lực hành động. Hay nói cách khác qua cái

28

"chuyên" của người thầy trong giảng day mà rèn luyện cái “hồng” cho cả thầy lẫn trò.

© Nguyên tắc thứ hai :

Thay giáo phải có ý thức thường trực để phát huy các yếu tố chính trị tư tưởng, tình cảm cách mạng, truyền thống dân tộc,... để làm cho học tập đạt kết quả tối đa trong việc hấp thu và vận dụng các kiến thức khoa học.

Nói một cách vn tắt thì thay giáo phải có ý thức thường trực dùng cái

“héng” để đẩy mạng cái “chuyên”. Dù phương tiện kỹ thuật dạy học có hiện đại, phục vụ day đủ cho việc giảng day và học tập của thầy và trò thì

nguyên tắc trên đây vẫn giữ nguyên giá trị của nó.

Hai nguyên tắc cơ bản trên đây được thực hiện chung việc giảng dạy ở

các trường, mỗi trường có nhiệm vụ đào tạo riêng, nên cần phải có thêm nguyên

tắc sau:

© Nguyên tắc thứ ba:

Thầy giáo phải cố gắng quán triệt mục tiêu đào tạo của trường mình,

khoa mình trong mọi hoạt động giảng dạy.

Đặc biệt với trường sư phạm là nơi đào tạo ra những thẩy cô giáo tương

lai. Với khoa Tâm lý — Giáo dục là khoa chuyên về nghiệp vụ sư phạm, nên yêu cầu về người thay đặc biệt là phong cách giảng dạy của thay cô

càng được yêu cầu cao hơn hẳn các thầy cô giảng day ở các khoa khác.

Chúng ta biết trình độ, khả năng vé mọi mặt của người sinh viên mới ra

trường là rất quan trọng, phấn đấu nâng cao chất lượng, làm cho trình độ, khả

nang của họ càng cao, càng đổi dào càng tốt. Nhưng quan trọng là triển vọng vé

tương lại của người sinh viên. Họ sẽ tiến bộ nhanh hay chậm về các mặt. Khả

năng lúc mới ra trường rất ảnh hưởng đến tốc độ phát triển năng lực của sinh

viên đó về sau. Bên cạnh những sinh viên sau khi ra trường có tiến bộ nhanh chóng thì có không ít những sinh viên hầu như giẫm chân tại chỗ. "Thực tế cũng

chứng tỏ rằng nhất thiết người nào có khả năng lúc mới ra trường thì người đó sẽ tiến bộ nhanh hơn” [36,237]. Mặc dù có những nguyên nhân khách quan của

môi trường, nhưng cũng có nhiều nguyên nhân thuộc chủ quan của sinh viên. 6

ho có sức mạnh tiểm tàng rất lớn. Cho nên phong cách giảng day mới, muốn góp phan rèn luyện “tiểm lực” cho sinh viên, người thay phải là người giải quyết

được những vấn để gây trở ngại. Trên cơ sở đó, phát huy được những phẩm chất

tốt đẹp cũng như những năng lực có tính chất chuyên môn, nghiệp vụ như năng lực nghiên cứu khoa học, năng lực độc lập giải quyết vấn dé, năng lực độc lập

đọc sách,...

Nhìn chung, bản chất phong cách giảng day của người thay giáo phải mạnh đạn sáng tạo để kết hợp và phát huy tác dụng qua lại giữa việc truyền thụ

tri thức và phương pháp khoa học với việc tích cực, chủ động rèn luyện người học thành con người xã hội chủ nghĩa nói chung, con người theo mục tiêu đào tạo của trường, của khoa nói riêng.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Tâm lý học: Một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dạy - học môn tâm lý học của sinh viên các trường sư phạm (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)