CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.3. Một số yếu tế ảnh hưởng đến chất lượng dạy - học môn Tâm lý
2.3.3 Điều kiện dạy học môn tâm lý học
Với yếu tố điều kiện day học môn Tâm lý học, người nghiên cứu tập trung vào hai điểu kiện chính là ; phương tiện vật chất kỹ thuật phục vụ cho việc
dạy học môn Tâm lý học và tài liệu giảng dạy, học tập môn Tâm lý học.
© Phuong tiện vật chất, kỹ thuật phục vụ cho việc dạy-học môn tâm lý học:
_ Triết học duy vật biện chứng đã chứng minh rằng. tổn tại quyết định ý
thức. Vận dụng nguyên lý đó vào nghiên cứu tâm lý đã chỉ ra cho thấy phải nhận
thức đẩy đủ quan điểm Macxit coi “con người thực ở đây là con người hành
30
động, con người hoạt động. Muốn hành động và hoạt động được, phải có một số điều kiện vật chất làm phương tiện” [21,130] Vì thế không thể nào nghiên cứu, giảng dạy tâm lý tách rời khỏi hoạt động với những điều kiện của nó.
Có những để xuất về việc xây dựng bộ môn tâm lý học với tính cách là
một khoa học của đất nước. Một trong những để xuất đó là phải có cơ sở vật chất và những điều kiện tương ứng cần thiết cho nghiên cứu khoa học, đào tạo, bôi
dưỡng cán bộ [21,127].
Điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật dạy học là những yếu tố, những điều kiện quan trọng góp phan nâng cao hiệu quả day hoc, Phương tiện dạy học có thể là dụng cụ sách vẽ, bút mực đổ dùng trực quan, thiết bị kỹ thuật phục vụ cho việc dạy học. Kết quả của các công trình nghiên cứu khẳng định
rằng "phương tiện dạy học càng hiện đại sẽ tạo ra năng lực càng cao ở người
học và người day” {42,81 |.
Cần xác định sự phát triển giáo dục trong thời đại của chúng ta là sự công nghiệp hóa công tác giáo dục, sử dụng các phương tiện kỹ thuật để giảng dạy nhằm diéu khiển có hiệu quả hơn quá trình tiếp thu của người học. Trong diéu
kiện như vậy, kỹ thuật hiện đại không chỉ là đối tượng nghiên cứu, mà còn là
phương tiện giảng dạy có ảnh hưởng tích cực tới các phương pháp giảng dạy và
tổ chức quá trình học tập.
Việc sử dụng hợp lý các phương tiện kỹ thuật giảng dạy sẽ cho phép ứng
dụng các phương pháp truyền đạt mới, có hiệu quả hơn, tự động hóa một số thao tác trong quá trình gidng dạy, diéu này mở ra những phương hướng mới để tăng
cường độ giảng dạy tạo được khả năng cá nhân hóa việc học tập ở giảng đường đông học viên. Bởi vậy, “việc nghiên cứu các phương tiện kỹ thuật có hiệu quả, áp dụng vào giảng dạy và việc xác định các phương pháp sử dụng nó cho đúng
3!
vé mặt sư phạm là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của lĩnh vực tổ
chức khoa học quá trình giảng dạy, học tap” [36,116]
© Tài liệu giảng dạy và học tập:
Tài liệu giảng dạy và học tập quy định nội dung và phương thức lĩnh hội,
cả mức độ chất lượng lĩnh hội của học sinh trong quá trình dạy học.
Các nhà nghiên cứu chỉ ra "những yếu tố của tài liệu giáo khoa có ảnh hưởng rõ rệt đến chất lượng lĩnh hội của học sinh” [42,94], có thể dẫn ra một số
yếu tố như sau:
Nội dung của tài liệu: Đó là những wi thức, khái niệm, kỹ năng, kỹ xảo của học sinh. Nội dung của tài liệu học tập càng khoa học, chính xác, hiện
đại, thiết thực thì chất lượng lĩnh hội càng cao, và ngược lại.
Bởi vậy, nội dung các tài liệu giáo khoa cần phải thường xuyên được xem xét và sửa đổi bởi các nhà khoa học có uy tín thuộc từng lĩnh vực để cho
nó không ngừng được hoàn thiện.
- Hình thức của tài liệu giáo khoa: Tài liệu học tập có thể có nhiễu hình
thức khác nhau, đổ vật cụ thể, sơ đổ ngôn ngữ... Giáo viên cần tuỳ thuộc vào nội dung can truyền đạt và đối tượng (học sinh) để chọn hình thức tài liệu học tập thích hợp, nhằm tạo diéu kiện thuận lợi nhất cho sự lĩnh hội
của học sinh.
Độ khó của tài liệu giáo khoa: Yếu tố này ảnh hưởng đến tốc độ và tính
chính xác của lĩnh hội của học sinh. Độ khó của tài liệu không chỉ bị quy định bởi nội dung của tri thức và khái niệm trong tài liệu, mà còn liên
quan đến cách trình bày những wi thức và khái niệm có thể không hệ thống và mạch lạc, không làm nổi bật những nội dung quan trọng của tài
32
liệu. Đồng thời độ khó của tài liệu còn phụ thuộc vào vốn kinh nghiệm, tri
thức, kỹ năng, đã được hình thành ở học sinh.
` Ý nghĩa của tài liệu học tập: Xét vé mặt khách quan, nói chung, những nội dung học vấn được quy định trong các tài liệu giáo khoa đều có ý
nghĩa quan trọng đối với mục tiêu đào tạo. Những ý nghĩa khách quan của
tài liệu giáo khoa tự thân nó không tạo ra được ảnh hưởng tích cực đối với sự lĩnh hội của học sinh. Muốn đạt được điều đó, ý nghĩa khách quan của
tài liệu giáo khoa phải được chuyển hóa thành ý nghĩa chủ quan của học sinh, tức tài liệu giáo khoa phải đáp ứng được những nhu cầu và hứng thú
của học sinh.
- Mau sắc xúc cảm của tài liệu: Tài liệu học tập không chỉ cẩn được cấu trúc một cách logic mà còn phải được trình bày một cách hấp dẫn, có khả
năng gây nên những tình cảm và rung cảm tích cực ở người học, nhờ đó
mà chất lượng lĩnh hội sẽ cao hơn.
Bên cạnh sách giáo khoa cho sinh viên, trong quá trình học còn có nhiều
tài liệu dạy học khác như: sách tham khảo cho giáo viên cũng như học sinh sinh
viên, sách phương pháp giảng day cho giáo viên, sách hướng dẫn thực hành, thí
nghiệm, sách tra cứu hay từ điển.
Sách giáo khoa nằm trong cấu trúc của phương tiện dạy học và vị trí của sách giáo khoa nằm trong bộ phận trung tâm, một tác giả cho rằng; “Sách giáo khoa là phương tiện day học quan trọng nhất. Đây là nguồn trí thức cơ bản của
học sinh, gắn chặt với học sinh suốt thời gian học. Sách giáo khoa cung cấp cho học sinh hệ thống trí thức và những tình cảm lành mạnh, những phương pháp và
phong cách làm việc hiện đại vì sách giáo khoa chỉ có thể tóm tắt nội dung day học nên cắn có hệ thống sách tham khảo cho thẩy và trò.” [50,245]
33