Yếu tố về giáo viên

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Tâm lý học: Một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dạy - học môn tâm lý học của sinh viên các trường sư phạm (Trang 37 - 45)

CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.3. Một số yếu tế ảnh hưởng đến chất lượng dạy - học môn Tâm lý

2.3.4 Yếu tố về giáo viên

Trong trường học, thay giáo là người trực tiếp thực hiện quan điểm giáo

dục của Đảng, người quyết định "phương hướng của việc giảng dạy”, Trình độ tư

tưởng, phẩm chất đạo đức, trình độ học vấn và sự phát triển tư duy độc lập, sáng

tạo của học sinh không chỉ phụ thuộc vào chương trình và sách giáo khoa, cũng

không chỉ phụ thuộc vào nhân cách học sinh mà còn phụ thuộc vào người thầy với phẩm chất chính trị, trình độ chuyên môn và khả năng tay nghể, nói cách khác "chất lượng của sự hình thành và phát triển nhân cách ở thế hệ trẻ phần

lớn phụ thuộc vào vai trò chủ dao của giáo viên” (42, 190]. Mức độ hiệu quả mà

người giáo viên muốn và sẽ đạt trong lĩnh vực giảng dạy và giáo dục giá trị chân

chính của người giáo viên đối với thế hệ trẻ mà họ đảm nhận, cũng như đối với

xã hội nói chung là tùy thuộc vào mức độ hình thành và phát triển những phẩm

chất, những đặc điểm của nhân cách của chính bản thân người giáo viên, nó còn phụ thuộc vào phương thức kết hợp các đặc điểm, các thuộc tính của từng đặc

điểm và phẩm chất ấy ở mỗi giáo viên trong quá trình hoạt động nghề nghiệp.

Nói cách khác, nhân cách người giáo viên chính là nhân tố đảm bảo cho giáo

dục đạt chất lượng.

Như Usinxky khẳng định “dùng nhân cách để giáo dục nhân cách”

[24,162] : “Nhân cách người giáo viên được hiểu là toàn bộ các đặc điểm phẩm chất lý tâm lý ổn định, điển hình của người giáo viên, những đặc điểm và phẩm

chất này quy định các hành vi và giá trị cá nhân của giáo viên đối với xã hội, mà trước hết là đối với học sinh và đồng nghiệp” [42,192]

Thật vậy, đối tượng lao động của người thay chính là con người, đặc biệt hơn sản phẩm lao động của người thầy chính là nhân cách của học sinh, sinh

viên.

34

Với sinh viên sư phạm, tương lai sẽ là những người thay, người cô, ở họ,

đòi hỏi phải học tập rất nhiều về những yêu cầu mà người thay giáo cẩn phải có.

Và điều ho học không đâu xa hơn là những thầy cô đang trực tiếp giảng dạy họ.

Quan trọng hơn, với thầy cô giảng dạy bộ môn nghiệp vụ sư phạm (Tâm lý học

và Giáo dục học), đòi hỏi người thay, người cô đó có những phẩm chất nhân

cách khá hoàn hảo. Ở đây, nói đến nhân cách là nói đến tổng thể những phẩm

chất (đức) và năng lực (tài).

Trong cấu trúc nhân cách của người thay giáo có thể kể đến những thành

phần như sau :

- _ Các phẩm chất của người thầy gồm : thế giới quan khoa học, lý tưởng đào tạo thế hệ trẻ, lòng yêu trẻ, lòng yêu nghé, phẩm chất đạo đức phù hợp

với hoạt động nghề thay giáo.

- Va các năng lực sư phạm của người thay.

Với để tài này người nghiên cứu trình bày những phẩm chất nhân cách của người thay như sau :

© Về phẩm chất :

Điều trước tiên trong phẩm chất tâm lý của người thay là thế giới quan

khoa học.

Thế giới quan của thấy giáo không chỉ là những hiểu biết và quan niệm đúng đắn về thế giới xung quanh, mà nó còn quyết định niểm tin chính trị của người thay, quyết định cả toàn bộ hành vi của thẩy giáo và ảnh hưởng của thay đến thế hệ trẻ. “Thế giới quan của nhà giáo dục được biểu hiện qua phương

pháp cũng như nội dung công tác dạy hoc và giáo dục học sinh” [16,9]

35

Và toàn bộ hoạt động của người thấy giáo là hoạt động phức tạp, người

thay luôn phải hoạt động trong những diéu kiện thay đổi và cực kỳ đa dạng.

Người thấy giáo trong mỗi giờ học như một cuộc phiêu lưu có rất nhiều điểu mới

lạ, bất ngờ. Bởi người thầy làm việc với những học sinh có những nét tính cách khác nhau, những tư chất, hứng thú, thiên hướng khác nhau, ảnh hưởng sự giáo

dục của gia đình khác nhau.

Yêu cẩu vé người thay giáo trước hết là ở phẩm chất thế giới quan, kế

đến là các phẩm chất như : lòng yêu trẻ, quan tâm đến thế hệ trẻ đang lớn, đến thanh niên - những người chủ của xã hội tương lai, kế đến lòng yêu nghề gắn bó

với nghề nghiệp, luôn hứng thú với môn học mình đang dạy, có trách nhiệm và

tinh thần cẩu tiến cũng như thái độ ứng xử giao tiếp với học trò, đồng nghiệp đúng mức. Đặc biệt hơn để hoàn thành tốt vai trò của mình, người thay còn phải

có những phẩm chất ý chí, nó giúp người thẩy biết kiểm chế những cảm xúc của

bản thân, khắc phục những tâm trạng ảnh hưởng đến việc giảng dạy đồng thời

khi cẩn thiết người thay giáo bộc lộ rõ những tình cảm tích cực kích thích sự

hãng say của học sinh. Người thẩy giáo còn có những phẩm chất như :

- Lồng say mê nghé nghiệp : có lòng say mê công việc người thy dễ dang

và tự nguyện làm ngay những công việc rất đáng chán không phải vì thích

chúng mà vì lao động là nhu cầu của người thẩy, người thấy không thể

sống thiếu nó.

- Tinh cảm đạo đức : Vì toàn bộ hoạt động của người thay là nhầm hình thành và củng cố trong tâm lý học sinh những chuẩn mực đạo đức của xã hội, cho nên những rung cảm về đạo đức gắn lién với việc hình thành và củng cố, nó chiếm vị trí to lớn trong tình cảm của người thấy. Tình cảm

đạo đức được thể hiện bằng niềm vui sướng, sự cảm phục mọi người, cảm thấy được thoả mãn do thực hiện những tiêu chuẩn đạo đức.

Tình cảm thẩm mỹ : tình cảm thẩm mỹ giúp người thẩy nâng cao chất lượng công việc giảng dạy của mình. Có nó, người thay dé dang tạo mọi

vật xung quanh học sinh trở nên gần gũi, giúp cho học sinh có những tình

cảm về cái đẹp, cái hay của muôn màu cuộc sống. Nhờ có tình cảm thẩm

mỹ qua hoạt động sư phạm của người thầy giúp nó trở thành những rung

cảm đạo đức ở người học.

Ngoài những phẩm chất trên, người thay giáo còn phải có những năng lực

cho hoạt động của mình :

e VỀ năng lực :

Điều có ý nghĩa với công tác giáo dục không phải chỉ là phương pháp mà còn là nghệ thuật và tài năng của người thầy, nói chung đó là năng lực của người

thẩy giáo. Có thể kể đến các năng lực sư phạm cơ bản mà người thầy phải có :

Năng lực hiểu học sinh; giúp thấy giáo dễ dang nấm vững những đặc điểm tâm lý, tính cách của học sinh, xác định đúng tri thức niém tin và

những phẩm chất đạo đức của học sinh.

Năng lực truyền đạt tài liệu học tập cho học sinh một cách dễ hiểu.

Năng lực thu hút học sinh, cuốn hút học sinh bằng nhiệt tình của người

thầy, kích thích cho các em có những cảm xúc thích hợp.

Năng lực thuyết phục mọi người bằng việc làm và tấm gương của bản

thân người thay có ảnh hưởng giáo dục rất lớn đối với mọi người xung

quanh.

37

Năng lực tổ chức bao gồm kỹ năng lãnh đạo tập thể, duy trì kỷ luật, hướng dẫn đúng đắn việc học tập và lao động của học sinh, phân phối hợp lý công việc và thời gian học tập, khéo léo lập kế hoạch cho việc học tập

của học sinh.

- Nang lực khéo léo sư phạm, biết khéo léo với các tình huống sư phạm khi

cần thiết yêu cầu cao và đối xử cá biệt phù hợp với từng đối tượng học

sinh cụ thể,

Năng lực thấy trước kết quả công việc của mình cũng như lường trước

những sai lắm và khó khăn có thể xảy ra.

- Ning lực sáng tạo trong công việc dạy học và giáo dục.

- Nang lực chế biến tài liệu : trên cơ sở hứng thú với bộ môn mình phụ trách, người thay có khả năng nắm vững tương đối dễ dang, tái hiện kịp thời tài liệu giảng dạy. Nó còn giúp người thầy tư duy một cách rõ rằng và đúng đấn không chỉ vé mặt lý thuyết của tri thức được truyền đạt mà cả

về mặt liên hệ các tri thức đó với đời sống và thực hành chúng.

Hoạt động của thấy giáo đòi hỏi họ phải có đây đủ mọi tài năng, nhưng không phải người thầy giáo dạy giỏi nào cũng có đủ các năng lực đó. Nếu người thầy hết lòng hiến dâng những tài năng đó cho học sinh của mình, biết kết hợp

hoạt động sáng tạo với hoạt động sư phạm thì sẽ thu được kết quả tuyệt vời.

2.3.5 Tính chất môn học :

Tâm lý học là khoa học nghiên cứu về sự hình thành và vận hành các quá

trình và trạng thái tâm lý bằng hoạt động của con người. Dem hiểu biết vé quy

luật và tính quy luật của sự hình thành và vận động ấy vào trong tất cả các lĩnh

38

vực công tác thực tiễn có liên quan đến “yếu tố người”, thử hỏi có ngành học

nào trong xã hội lại “thoát” được yếu tố đó ?

Tâm lý học nó không chỉ là một bộ phận của khoa học giáo dục, mà là

khoa học nằm trong hệ thống các khoa học về con người.

Với ngành giáo dục, tâm lý học có một vai trò rất to lớn, “không thể giáo

dục đúng, nếu không biết những quy luật của quá trình hình thành nhân cách,

đặc biệt là những quy luật hình thành niém tin và thói quen đạo đức" [7,4].

Như một nha sư phạm đã nói : “Muốn giáo dục con người vé mọi mặt, thì giáo dục học trước hết phải biết con người về mọi mat” (20, 3].

Nếu không biết hết các đặc điểm tâm lý của trẻ ở một lứa tuổi nhất định

thì không thể có sự giảng dạy và giáo dục mang lại tính mục địch được. Mỗi lứa tuổi có những khó khăn của nó, đòi hỏi phải có những phương pháp đối xử đặc biệt. Phương pháp thích hợp và đúng đắn về mặt tâm lý đối với học sinh cấp một lại có thể không chấp nhận được hoặc sai lầm đối với học sinh cấp hai.

Chính giáo viên, người làm công tác giáo dục không tiếp xúc đơn giản với

học sinh ở một lứa tuổi nhất định mà là với những học sinh cụ thể, với một cá tính cụ thể. Điểu kiện của phương pháp đối xử cá biệt trong giảng dạy và giáo dục là sự hiểu biết toàn diện và sâu sắc những đặc điểm tâm lý của học sinh.

Giữa tâm lý học, đặc biệt là tâm lý học sư phạm có mối quan hệ mật

thiết, chặt chẽ với giáo dục học. Tâm lý học sư phạm nghiên cứu những hình

thức hoạt động cụ thể và hành vi của trẻ, của thanh niên học sinh trong nhà

trường, trong những cơ quan giáo dục, học tập khác. Tâm lý học sư phạm nghiên

cứu những quy luật lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ xảo trong nhà trường, nghiên

cứu sự khác biệt giữa các cá nhân trong quá trình này, nghiên cứu những quy

luật hình thành tư duy độc lập, sáng tạo, tích cực ở học sinh, nghiên cứu những

39

biến đổi trong tâm lý học sinh xảy ra do ảnh hưởng của giảng dạy và giáo dục.

Nghiên cứu tính vừa sức của các tài liệu học tập, hiệu quả tâm lý của các

phương pháp giảng dạy khác nhau, những yêu cẩu đối với sách giáo khoa và thiết bị học tập, những yêu cẩu đối với công tác của nhà trường.

Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của tâm lý học sư phạm là nghiên cứu những cơ sở tâm lý của việc tiếp tục hoàn thiện quá trình dạy học trong nhà trường, đồng thời nghiên cứu quá trình nhân cách và sự khác biệt cá nhân, nghiên cứu những biện pháp tác động giáo dục khác nhau đến học sinh và những cơ sở tâm lý của sự tự giáo dục của học sinh. Cuối cùng tâm lý học sư

phạm nghiên cứu những đặc điểm lao động và nhân cách với tư cách là nhà tổ chức quá trình dạy học và giáo dục bằng cách nêu lên nên những phẩm chất đảm bảo cho kết quả của công tác giáo dục, dạy học, đồng thời vạch ra những điều kiện tâm lý để hình thành và phát triển những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và

năng lực sư phạm.

Cả Tâm lý học sư phạm và Tâm lý học lứa tuổi đều dựa trên Tâm lý học

đại cương, ngành Tâm lý học phát hiện ra những qui luật tâm lý chung, nghiên

cứu những quá trình tâm lý, những trạng thái tâm lý và những đặc điểm tâm lý

khác biệt của nhân cách con người đã trưởng thành.

ô Nội dung cơ bản chương trỡnh mụn học

Bao gồm hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo được lựa chon và được bảo trì

dưới một hình thức đặc biệt đó là văn hoá vật chất và văn hoá tỉnh thần chỉ tổn

tại trong xã hội loài người [24,73] nó bao gdm bốn yếu tố cơ bản sau:

I. Hệ thống từ những tri thức vẻ tự nhiên, về xã hội, về tư duy. Kỹ thuật

và các cách thức hoạt động. Sự lĩnh hội yếu tố này sẽ giúp sinh viên

hình dung được bức tranh vẻ thế giới nói riêng và bức tranh vé ngành

nghề trong tương lai của mình nói riêng.

. Hệ thống những kinh nghiệm thực hiện cách thức hoạt động. Sự lĩnh

hội yếu tố này sẽ giúp cho sinh viên nấm được hệ thống những kỹ

năng, kỹ xảo chuyên biệt, đảm bảo cho việc tổ chức thực hiện hoạt

động thực tiễn nghề nghiệp.

. Hệ thống kinh nghiệm sáng tạo: Nhờ yếu tố này, sinh viên ra đời không chỉ có năng lực lặp lại kinh nghiệm nghề nghiệp mà các thế hệ

trước đã tích luỹ được, diéu quan trọng là họ còn có năng lực vận dụng

những kinh nghiệm kinh nghiệm đó một cách sáng tạo, làm cho chúng

được phong phú hơn, sâu sắc hơn.

. Hệ thống những kinh nghiệm về thái độ đối với thế giới, đối với con người, nghề nghiệp. Sự lĩnh hội này giúp sinh viên xây dựng và thực hiện tốt quan hệ với đất nước, với xã hội, với mọi người và hoạt động

nghề nghiệp của mình.

5 16 chức nội dung môn tâm lý học hiện nay ở một số trường sư phạm

"Môn Tâm lý học là khoa học tổng hợp mang nhiều sắc thái của khoa học xã hội và triết học, nhưng thực ra đựa trên cơ sở của nhiều ngành khoa học tự nhiên” [13,69], muốn giảng dạy tốt môn Tâm lý học trước hết phải nắm vững

những nguyên lý của chủ nghĩa duy vật lịch sử, những quy luật tổng quát của xã

hội học và đặc điểm kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước. Mặt khác người dạy cũng cẩn nấm vững con đường phát triển của tư tưởng từ khi hình thành con người cho đến nay. Với khối lượng wi thức khổng lổ như thế, mà mục đích của chương trình tâm lý học trong các trường sư phạm hiện nay là cung cấp cho học

sinh những kiến thức kỹ năng để có tay nghề sư phạm, đồng thời để tự rèn luyện

41

trau déi nhân cách của một người giáo viên. Nhưng tính ứng dụng của bộ môn tâm lý học trong nhà trường sư phạm hiện nay còn rất yếu vì: Nội dung còn thiên

vé lý thuyết, kiểu định nghĩa, lý giải hàn lâm, chứ chưa chú ý đến việc cung cấp.

phân tích cho học sinh thấy được cơ sở tâm lý của các quy trình kỹ thuật, thao tác để giúp người học có kỹ năng thực hành làm được, ứng dụng được.

“Nhiều nội dung trong chương trình hiện nay chỉ mới dừng ở mức lý thuyết chung khiến người học dù có lĩnh hội được song cũng không ứng dụng

được ” [5,6]. Nguyên nhân được tác giả trình bay:

- Một là do một số thành tựu tâm lý học đang dạy ở sư phạm chỉ mới là giả

thuyết hoặc lý thuyết, chưa chuyển được sang quy trình ứng dụng.

- Hai là chương trình học còn dàn trải chưa đi sâu vào vấn để nên chưa cung cấp đủ kiến thức để có thể vận dụng được.

Một ý kiến khác về nội dung giảng dạy môn Tâm lý học, “trong nhà

trường hiện nay còn mang nặng tính lý luận mà ít gấn bó với những vấn để của thực tiễn và đời sống xã hội. Trong cấu trúc chương trình, những vấn để lý luận chung thường chiếm tỷ trọng thời gian khá lớn. Trong khi đó nhiều vấn để của xã hội chưa được quan tâm, nhất là những vấn để mới nảy sinh trong cuộc sống

hàng ngày. " [14,2]

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Tâm lý học: Một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dạy - học môn tâm lý học của sinh viên các trường sư phạm (Trang 37 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)