Điều 80. Điều 80. Bảo đảm đầu tư
3. Các bên có thê thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt ví phạm
mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm.
Hình thức xử phạt về vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư được quy định tại Điều 3, Nghị định 122/2021/NĐ-CP:
1. Hình thức xử phạt chính gồm:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
2. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tô chức, cá nhân vi phạm còn bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả được quy định cụ thể tại các điều từ Chương II đến Chương V Nghị định này.
Ngoài ra, mức phạt vi phạm được nêu trong Điều 301, Luật Thương mại 2005:
“Mức phạt đối với vì phạm nghĩa vụ hợp đông hoặc tông nuức phạt đối với nhiễu vỉ phạm do các bên thoả thuận trong hợp đông, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vì phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266 của Luật này. ”
Một vấn đề cần lưu ý khi áp dụng chế tài này là việc xác định mối quan hệ trong hợp đồng là loại quan hệ gì, quan hệ dân sự, quan hệ kinh doanh thương mại, hay quan hệ trong lĩnh vực xây dựng, ... Việc xác định loại quan hệ hợp đồng là căn cứ đề bên bị vi phạm yêu cầu mức phạt phù hợp cũng như việc áp dụng đồng thời chế tài này với các chế tài còn lại.
3.4.3 Bồi thường thiệt hại
Không giống với phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại là chế tài được áp dụng nhăm khôi phục, bù đắp những tôn that do hành vi vi phạm gây ra cho bên bị vi phạm.
61
Tổn thất này bao gồm tôn thất về vật chất va tinh thần. Chính vì vậy, không nhất thiết các bên phải có thỏa thuận về việc bồi thường thiệt hại mà bên bị vi phạm vẫn có căn cứ đề yêu cầu quyền lợi bị mất của mình.
Điều 360, Bộ luật dân sự 2005 có quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại
do vi phạm nghĩa vụ như sau: “?rường hợp có thiệt hại do vì phạm nghĩa vụ gây ra thì bên có nghĩa vụ phải bôi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác. ”
Còn xét theo Luật Thương mại 2005, cụ thé tại Điều 302:
L. Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tôn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm.
2. Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm gia tr tôn thất thực tế, trực tiếp ma bén bi vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.
Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật Thương
mại 2005, trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi có đủ các yếu tô sau đây: (i) có hành vi vi phạm hợp đồng, (ii) có thiệt hại thực tế, (i11) hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại.
3.4.4 Tạm ngừng thực hiện hợp đồng
Tạm ngừng thực hiện hợp đồng là chế tài nhằm vào mục đích tạm ngừng thực hiện nghĩa vụ của các bên khi có sự vi phạm. Khi tạm ngừng thực hiện hợp đồng, hợp đồng vẫn duy trì hiệu lực và bên bị vi phạm có thê tiền hành thực hiện các loại chế tài khác để bảo vệ quyên lợi.
Theo Điều 308, Luật Thương mại 2005:
Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này, tạm ngừng thực hiện hợp đồng là việc một bên tạm thời không thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
62
L. Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để tạm ngừng thực hiện hợp đồng:
2. Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng.
3.4.5 Cham dút hợp đồng và hủy bó hợp đồng
Hai hình thức chế tài này đều nhằm vào mục đích chấm dứt nghĩa vụ thực hiện hợp đồng của các bên. Khi hủy bỏ hợp đồng, hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết. Trong khi đó, chấm dứt hợp đồng vẫn ghi nhận quá trình thực hiện hợp đồng đến trước thời điểm chất dứt. Sự khác nhau này sẽ dẫn đến các hậu quả pháp lý khác nhau cho việc các bên xử lý những nghĩa vụ đã được thực hiện.
Khi đình chỉ và hủy bỏ hợp đồng, bên bị vi phạm đều có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại và áp dụng đồng thời các chế tài khác để bảo vệ quyền lợi của mình.
ô Chấm dứt hợp đồng
Theo Khoản 2, 4, 6, Điều 52, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác đầu tư
2020, các chế tài liên quan tới việc chấm dứt hợp đồng dự án PPP nói chung được quy định như sau:
2. Việc chấm dứt hợp đồng dự án PPP trước thời hạn chỉ áp dụng trong các trường hợp sau đây:
a) Dự án bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng mà các bên đã thực hiện các biện pháp khắc phục nhưng không bảo đảm việc tiếp tục thực hiện hợp đồng dự án PPP;
b) Vì lợi ích quốc gia; bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh quốc gia, bảo vệ bí mật nhà nước;
c) Khi doanh nghiệp dự án PPP mất khả năng thanh toán theo quy định của pháp luật về phá sản;
đ) Khi một trong các bên trong hợp đồng vi phạm nghiêm trọng việc thực hiện các nghĩa vụ quy định tại hợp đồng:
63
đ) Trường hợp khác do hoàn cảnh thay đôi cơ bản theo quy định của pháp luật về dân sự, các bên ký kết hợp đồng thỏa thuận về chấm dứt hợp đồng.
4. Trường hợp chấm dứt hợp đồng dự án PPP trước thời hạn, cơ quan ký kết hợp đồng thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
a) Phối hợp với bên cho vay tổ chức lựa chọn nhà đầu tư thay thé dé ký kết hợp đồng dự án PPP mới;
b) Trong thời gian chưa thực hiện phương án xử lý, chưa lựa chọn được nhà đầu tư thay thé, co quan ký kết hợp đồng chịu trách nhiệm tô chức bảo đảm an toàn, chống xuống cấp cho công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng đối với dự án đang trong giai đoạn xây dựng: tô chức vận hành, kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng nhằm bảo đảm tính liên tục của việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ công đối với dự án đang trong giai đoạn vận hành.
6ó. Trường hợp chấm dứt hợp đồng dự án PPP trước thời hạn quy định tại điểm b khoản 2 Điều này hoặc do cơ quan ký kết hợp đồng vi phạm nghiêm trọng việc thực
hiện nghĩa vụ hợp đồng quy định tại điểm d khoản 2 Điều này, kinh phí mua lại doanh
nghiệp dự án PPP hoặc bồi thường chấm dứt hợp đồng được bố trí từ vốn nhà nước theo quy định của pháp luật; trường hợp chấm dứt do lỗi của nhà đầu tư quy định tại điểm c và điểm d khoản 2 Điều này thì nhà đầu tư có trách nhiệm chuyên nhượng cô phân, phần vốn góp cho nhà đầu tư thay thé.
Còn theo Khoản 1, Điều 48, Luật Đầu tư 2020, nhà đầu tư chấm dứt hoạt động
đầu tư, dự án đầu tư trong các trường hợp:
a) Nhà đầu tư quyết định chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư;
b) Theo các điều kiện chấm dứt hoạt động được quy định trong hợp đồng, điều lệ doanh nghiệp;
c) Hết thời hạn hoạt động của dự án đầu tư.
Vấn đề này cũng được quy định tại Điều 21, Nghị định 108/2009/NĐ-CP:
64
1. Hop déng dự án chấm dứt hiệu lực do kết thúc thời hạn đã thỏa thuận hoặc kết thúc trước thời hạn do lỗi vi phạm của một trong các bên mà không có biện pháp khắc phục có hiệu quả, do sự kiện bất khả kháng hoặc các trường hợp khác quy định tại Hợp đồng dự an.
2. Các bên thỏa thuận trong Hợp đồng dự án các điều kiện chấm dứt Hợp đồng dự án và biện pháp xử lý khi Hợp đồng dự án chấm dứt trước thời hạn trong các trường hợp quy định tại khoản I Điều này.
ô Huy bỏ hợp đồng
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 423, Bộ luật Dân sự 2015, một bên có quyền hủy bỏ hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp:
(i) Bén kia ví phạm hợp đồng là điều kiện hủy bỏ mà các bên đã thỏa thuận;
(ii) Bén kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng:
(iii) Truong hop khác do luật quy định.
Quy định về hủy bỏ hợp đồng trong Bộ luật Dân sự 2015 khá tương đồng với
quy định trong Luật Thương mại 2005. Cụ thê:
Điều 312. Huy bé hop đồng
1. Huỷ bỏ hợp đồng bao gồm hủy bỏ toàn bộ hợp đồng và hủy bỏ một phần hợp đồng.
2. Hủy bỏ toan bộ hợp đồng là việc bãi bỏ hoàn toàn việc thực hiện tất cả các nghĩa vụ hợp đồng đối với toàn bộ hợp đồng.